【xem tin tức bóng đá】Vì sao nên đưa nợ công về một đầu mối để thống nhất quản lý?
Một đầu mối sẽ tốt hơn ba đầu mối?ìsaonênđưanợcôngvềmộtđầumốiđểthốngnhấtquảnlýxem tin tức bóng đá
Tại phiên thảo luận, cơ bản các đại biểu đều đồng thuận với mục tiêu và sự cần thiết về việc phải ban hành Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), nhằm khắc phục những tồn tại trong quản lý nợ công hiện nay. Cùng với đó, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự đồng tình về việc cần đưa nợ công về một đầu mối để thống nhất quản lý.
ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, về tổ chức bộ máy đầu mối quản lý nợ công, đành rằng để 3 cơ quan hiện nay sẽ đỡ xáo trộn bộ máy và có thể phân định trách nhiệm rõ hơn, quy định việc phối hợp rõ hơn để quản lý nợ. Nhưng thực tế sự phối hợp chưa bao giờ thông suốt, bức tranh nợ công phải lắp ghép từ nhiều mảnh nên không hoàn chỉnh, không kịp thời; ODA chưa bao giờ kiểm soát được và luôn vượt dự toán, đẩy bội chi, nợ công lên cao, ngoài dự kiến; chưa gắn được trách nhiệm vay, phân bổ với trách nhiệm cân đối nguồn để trả nợ, trách nhiệm khi xảy ra lãng phí, thất thoát.
Do vậy, ĐB Hàm khẳng định: “Không thể chối cãi là một đầu mối sẽ tốt hơn, thuận lợi hơn ba đầu mối”.
ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) phát biểu ý kiến tại Quốc hội ngày 16/6. |
ĐB Hoàng Quang Hàm đưa ra 4 lý do cần thống nhất một đầu mối quản lý nợ công: Một là, sẽ gắn được trách nhiệm vay, trách nhiệm phân bổ, trách nhiệm sử dụng với trách nhiệm cân đối nguồn và trách nhiệm trong thất thoát, lãng phí.
Hai là, rõ ràng khi gộp bộ phận quản lý nợ công của nhiều cơ quan về một cơ quan sẽ giảm được biên chế, tăng tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức.
Ba là, việc gom quản lý nợ công về một đầu mối sẽ tăng niềm tin và giảm phiền hà cho người cho vay, do chỉ phải làm việc với một đầu mối từ đó sẽ mang lại những lợi ích của chi phí vay, điều kiện vay. Đơn vị sử dụng vốn vay nhất là ODA chỉ phải làm việc với một đầu mối thay vì rất nhiều đầu mối như hiện nay.
Bốn là, khi đưa toàn bộ danh mục nợ về một đầu mối sẽ nhanh chóng có được bức tranh tổng thể về nợ trong nước nợ ngoài nước, nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, thay vì phải ghép nhiều mảnh ghép như hiện nay, nên phục vụ tốt hơn cho công tác phân tích nợ, giảm rủi ro của nợ; đồng thời đánh giá được tổng thể nhu cầu vay, có thể gộp các khoản vay nhỏ thành các khoản vay lớn, giảm các đầu mối tài chính trung gian từ đó giảm chi phí vay.
ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng cho rằng, việc đề xuất giữ nguyên quy định về đầu mối quản lý nợ công phân chia tách rời thành 3 cơ quan là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước như Luật Quản lý nợ công năm 2009 có ưu điểm căn bản là phát huy được thế mạnh của mỗi cơ quan trong việc huy động các nguồn vốn vay. Điều này phù hợp với mục tiêu cần tăng nhanh nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển. Chính vì vậy, quy mô nợ công trong giai đoạn 2011 - 2015 đã huy động được rất nhiều và tốc độ tăng nợ công rất nhanh.
Tuy nhiên, ĐB Cường khẳng định: “Việc phân chia như trên không gắn giữa trách nhiệm đi vay, sử dụng vốn với trách nhiệm và khả năng trả nợ. Điều này không chỉ gây nguy hại là vượt trần nợ công, mà điều nguy hại hơn là thời hạn và tiến độ trả nợ gốc, lãi không phân bổ đều theo thời gian, không phù hợp với thu, chi ngân sách, thặng dư xuất, nhập khẩu và khả năng trả nợ của nền kinh tế, tạo ra áp lực trả nợ dồn vào từng thời điểm như giai đoạn hiện nay”.
“Vì vậy với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ nợ công, gắn trách nhiệm giữa vay nợ, trả nợ thì cách phân chia tách rời như trên theo tôi là không phù hợp”, ĐB Cường nói.
Không nên đưa nợ tự vay, tự trả của DNNN vào nợ công
Theo Chính phủ, nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không tính vào nợ công, vì DNNN hoạt động bình đẳng với các DN khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp DNNN gặp khó khăn trong trả nợ vay lại, nợ được Chính phủ bảo lãnh thì sẽ xử lý theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Đối với các khoản nợ tự vay, tự trả, nếu gặp khó khăn thì xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại DN, Nhà nước không chịu trách nhiệm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ do DN trực tiếp vay. Trường hợp DNNN gặp khó khăn trả nợ thì xử lý theo quy định của Luật Phá sản. Điều này cũng được nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm tán thành.
Về phạm vi nợ công, ĐB Hoàng Quang Hàm đồng thuận phạm vi nợ công như dự thảo luật và thống nhất không tính vào nợ công, nợ tự vay, tự trả của DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế nhà nước, không tính nợ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, nợ phát sinh trong quá trình điều hành ngân sách... Tuy nhiên, ĐB Hàm còn bày tỏ sự băn khoăn khi dự luật không quy định nội dung giám sát các khoản vay nợ không tính vào nợ công, vì khi có rủi ro thì Nhà nước hoặc ngân sách nhà nước vẫn phải gánh chịu các khoản nợ này, không quy định trong luật này thì quy định trong luật nào cũng cần làm rõ.
Một số ĐB khác cũng đồng thuận với lập luận của Chính phủ là không nên đưa nợ tự vay, tự trả của DNNN vào nợ công. Theo ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), nếu như tính nợ tự vay, tự trả của DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập vào nợ công sẽ dẫn đến gia tăng nghĩa vụ trả nợ lớn, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tài chính quốc gia. Tuy nhiên, dự thảo cũng cần quy định chặt chẽ DNNN vay nợ, nguồn trả nợ để không ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM), cho rằng, nợ của DNNN nếu được Chính phủ bảo lãnh, thì Chính phủ chịu trách nhiệm và đã tính vào nợ công. DNNN cũng bình đẳng như các DN khác, được quy định trong luật. DNNN “sáng thu, chiều nợ” biến động liên tục nên nếu tính nợ DNNN vào nợ công chưa hợp lý. Nếu chúng ta quy định nợ DNNN vào đây thì nợ công sẽ biến đổi từng giờ, từng phút, từng giây vì doanh nghiệp phải kinh doanh, vay nợ và phải trả nợ. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm, DNNN sẽ được quản lý chặt chẽ trong Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại đơn vị đã được Quốc hội thông qua.
"Đồng thời, chúng ta phải tăng cường giám sát DNNN; nhất là phải giải thể, phá sản, hợp nhất, sát nhập thật nhanh các dự án thua lỗ, chứ không phải ưu tiên hàng đầu cổ phần hóa các DN đang có lời", đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tình yêu giản dị cùng chiếc xe lăn
- ·Tổng kết công tác hè năm 2018
- ·Hoạt động tình nguyện tại xã biên giới Lộc Hòa
- ·Nhiệt huyết, đam mê của nhà giáo, nhà thơ Bùi Thị Biên Linh
- ·Ở cùng với người mới, đi chơi với người cũ
- ·Vận động học sinh ra lớp
- ·Cấm ép buộc học sinh học thêm để thu tiền
- ·Dấu ấn thanh niên tình nguyện hè
- ·Liệu có giàu bằng …cờ bạc?
- ·Vẫn nên tổ chức thi THPT quốc gia
- ·Long An hơn 700ha cây trồng bị mất trắng do mưa, lũ và triều cường
- ·Phát triển kinh tế số
- ·Những học sinh tiêu biểu Trường THPT Ngô Quyền
- ·Người thầy của những đại khoa
- ·Phòng, chống tham nhũng: Để không còn 'trên nóng, dưới lạnh'
- ·Được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2019
- ·Tăng cường truyền thông số để người dân cùng tham gia
- ·95 sản phẩm vào chung khảo thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh
- ·Đoàn công tác của tỉnh Long An thăm và làm việc tại Nhật Bản
- ·Đẩy mạnh phát triển kinh tế số trong năm 2024