【bang xep hang seri a】Doanh nghiệp cần làm gì để đón sóng tăng trưởng của thương mại điện tử?
Các chuyên gia đánh giá thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đóng góp lớn vào sự phục hồi của nền kinh tế trong giai đoạn sau đại dịch. Đồng thời chuyển đổi số sẽ là chìa khoá quan trọng để doanh nghiệp đối mặt với những khó khăn trong giai đoạn mới.
Thương mại điện tử thích ứng nhanh chóng với đại dịch
Tại hội thảo Toàn cảnh TMĐT Việt Nam hôm 10/5,ệpcầnlàmgìđểđónsóngtăngtrưởngcủathươngmạiđiệntửbang xep hang seri a ông Nguyễn Tấn Vương, quản lý cấp cao tại NielsenIQ, cho hay TMĐT Việt Nam thích ứng rất nhanh nhạy trong mấy năm vừa qua. Ông Vương cho rằng không có kênh bán lẻ nào đi nhanh và kịp thay đổi như TMĐT trong bối cảnh hiện tại.
“Nếu hai năm qua không có thương mại điện tử, không có chuyển đổi số thì nền kinh tế khó hồi phục nhanh như kỳ vọng”, chuyên gia của công ty nghiên cứu thị trường nhận định.
Ông Nguyễn Tấn Vương, quản lý cấp cao tại NielsenIQ. (Ảnh: Hải Đăng) |
Mặc dù TMĐT thích ứng tốt với giai đoạn đại dịch, song số liệu của Nielsen cho thấy mảng tiêu dùng (FMCG) nói chung của Việt Nam vẫn mới chỉ đang trong giai đoạn hồi phục, trong khi một số nước khác đã tăng trưởng trở lại.
Theo đó, ngành tiêu dùng của Việt Nam, Thái Lan, Hồng Kông, Myanmar dù đã gượng dậy khả quan, nhưng vẫn chưa thể quay lại giai đoạn trước dịch. Giá trị tăng trưởng ngành FMCG của cả 4 quốc gia trong năm 2021 đều âm khi so với 2020 và 2019. Cụ thể, giá trị tăng trưởng ngành tiêu dùng Việt Nam vẫn âm 6% so với năm 2019, và âm 4,8% so với năm 2020.
Trong khu vực, một số quốc gia như Singapore, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc đều có giá trị tăng trưởng năm 2021 cao hơn so với hai năm trước đó.
Theo nhận định của chuyên gia từ NielsenIQ, nền kinh tế Việt Nam cần khoảng thời gian 9-12 tháng để hồi phục về lại thời gian trước dịch, tức năm 2019. Tuy vậy, nhìn vào GDP tăng trưởng khả quan trong quý 1/2022 và quý 4/2021, có thể dự báo thời gian hồi phục sẽ rút ngắn hơn dự kiến.
Ngoài ra, tình hình lạm phát đang được kiểm soát tốt, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống đáng kể, công việc kinh doanh dần phục hồi, chỉ số lạc quan của người dùng vào quý 4/2021 cũng đang tăng. Do đó, một bức tranh lạc quan cho ngành kinh tế nói chung và ngành tiêu dùng nói riêng sẽ diễn ra sớm hơn dự báo.
Chuyển đổi số và kinh doanh online là chìa khoá cho doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và mức tăng trưởng thương mại điện tử được dự báo lạc quan. Tuy vậy, chuyên gia cho rằng một số khó khăn vẫn sẽ diễn ra, doanh nghiệp cần tích cực chuyển đổi số và đưa các mảng kinh doanh lên online để theo kịp đà phát triển.
Bà Phạm Thị Quỳnh Trang, Giám đốc thương mại Lazada Việt Nam, đánh giá TMĐT Việt Nam và khu vực đã có quá trình phát triển lâu dài, không chỉ là xu thế nhất thời trong giai đoạn đại dịch. Do đó, ngành này sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Giai đoạn dịch bệnh 2021, thống kê cho thấy toàn khu vực Đông Nam Á có 40 triệu người dùng kỹ thuật số mới. Trong những người tham gia khảo sát, 80% người có ít nhất một giao dịch trên nền tảng số. Riêng tại Việt Nam, thống kê của Lazada cho thấy 85% người chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm trực tuyến, và họ cũng sẵn sàng trả nhiều hơn sau đại dịch.
Sau giai đoạn trên, đà tăng trưởng của TMĐT tiếp tục được duy trì. Cụ thể, trong mùa bán hàng Tết vừa qua, tổng số lượng người mua, số đơn hàng và số người bán trên Lazada tăng gấp đôi so với tết năm trước. Trong chương trình khuyến mãi hồi tháng 3, doanh số kênh bán chính hãng (LazMall) tăng 18 lần so với ngày thường. Từ những con số này, bà Trang cho rằng tiềm năng TMĐT Việt Nam vẫn lớn, còn nhiều dư địa phát triển.
Khảo sát gần đây nhất cho thấy có đến 95% người từng giao dịch trên nền tảng số sẽ tiếp tục mua sắm sau lần trải nghiệm đầu tiên.
Bà Phạm Thị Quỳnh Trang, Giám đốc thương mại Lazada Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) |
Dù có nhiều tiềm năng nhưng phía Lazada thừa nhận vẫn còn những khó khăn trước mắt mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán trực tuyến phải đối mặt. Song bà Trang cho rằng những thử thách này là tất yếu, bắt buộc doanh nghiệp phải thích nghi. Doanh nghiệp phải đầu tư vào chuyển đổi số để tạo nền tảng, đồng thời lập chiến lược kinh doanh phù hợp với những thay đổi của ngành.
Khi đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp, bà Trang nhấn mạnh 4 yếu tố: Tận dụng lợi thế thời cuộc đang tăng của TMĐT, trang bị tư duy kinh doanh chuyển đổi số, kết nối và học hỏi từ cộng đồng kinh doanh, đón đầu xu hướng bán hàng.
Hải Đăng
Giải pháp nào để giảm chí phí vận chuyển thương mại điện tử?
Các doanh nghiệp đề xuất những giải pháp nhằm tiết giảm chi phí vận chuyển vốn đang khá cao tại Việt Nam.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Việt Nam là câu chuyện thành công trong ASEAN về tăng trưởng thương mại
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 23/12: USD giảm, euro tăng giá
- ·Phú Thọ: Tuyên dương 123 người nộp thuế năm 2018
- ·Khởi tố bị can vụ buôn lậu quặng lớn tại Lào Cai
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 323 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Giá vàng hôm nay 1/12: Giá vàng bất ổn trước mối đe doạ Omicron
- ·Dừng làm thủ tục hải quan đối với Công ty cổ phần Đầu tư Tấn Hưng
- ·Kiểm tra chất lượng hàng hóa XNK theo đề án mới: Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian
- ·Hiệp định EVFTA: Cơ hội lớn cho ngành gỗ Việt Nam bứt phá
- ·Từ ngày 13/3, thực hiện khai số xe Trung Quốc trên tờ khai nhập khẩu
- ·Dự đoán điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội và TP HCM năm học 2018
- ·Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thái Bình
- ·Đầu tư vào tiền ảo năm 2021 tăng mạnh
- ·Bitcoin tăng trưởng mạnh
- ·Từ 10/5, chi trả tiền hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng COVID
- ·100% công chức dùng thư điện tử trao đổi với người nộp thuế
- ·Lâm Đồng: Giải quyết 57 hồ sơ hoàn thuế với số tiền hơn 283 tỷ đồng
- ·Phó Thủ tướng Lê Thành Long là Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm
- ·Chủ động ứng phó với áp thấp có khả năng mạnh lên thành bão
- ·Chưa từng có: Bà nội trợ kêu trời với quả cà chua, đại gia đau đầu vì cọng hành