【bongdane】Sau Noel, người dùng mạng xã hội buộc phải xác thực bằng số điện thoại
Quy định bắt buộc người dùng mạng xã hội phải xác thực giúp hạn chế tình trạng ẩn danh để lừa đảo,ườidùngmạngxãhộibuộcphảixácthựcbằngsốđiệnthoạbongdane tung tin giả và các hành vi vi phạm pháp luật.
Thời điểm hiện tại Việt Nam đang có 1.056 mạng xã hội đã được cấp phép hoạt động, trong đó số người dùng Zalo hàng tháng (tính đến cuối tháng 6/2024) là 76,5 triệu người. Số người dùng Facebook tại Việt Nam là 72 triệu, YouTube đạt 63 triệu và Tiktok là 67 triệu người.
Tại hội nghị tổng kết lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024 ngày 28/11 ở Hà Nội, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết hiện nay tổng số lượng tài khoản người Việt Nam sử dụng mạng xã hội trong nước khoảng 110 triệu tài khoản. Tổng số tài khoản người Việt Nam sử dụng mạng của nước ngoài khoảng 203 triệu tài khoản.
Báo cáo tình trạng xử lý thông tin xấu độc, lừa đảo, sai sự thật, tính đến hết tháng 9, Bộ tiếp nhận và xử lý 1.130 phản ánh. Ngoài ra từ đầu năm đến nay, lực lượng thanh tra Thông tin và Truyền thông đã kiểm tra, chấn chỉnh 168 tổ chức, cá nhân, trong đó xử phạt 55 trường hợp, phạt số tiền 555.939.000 đồng.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử nhấn mạnh nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng vừa được Chính phủ ban hành sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024.
Theo đó, nghị định có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam như quy định về bắt buộc các mạng xã hội phải xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân và chỉ các tài khoản đã được xác thực mới được cung cấp thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
"Quy định này nhằm hạn chế tình trạng người dùng ẩn danh để lừa đảo, tung tin giả và các hành vi vi phạm pháp luật khác",Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử khẳng định.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP cũng quy định chi tiết về trách nhiệm của người sử dụng. Theo đó, người dùng phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình cung cấp, lưu trữ, truyền đưa, chia sẻ trên mạng.
Người dùng phải tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành khi cung cấp dịch vụ chuyên ngành trên mạng xã hội; tuân thủ quy định về thuế và thanh toán khi có hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu.
Các chủ kênh, tài khoản, nhóm cộng đồng, trang cộng đồng (fanpage) trên các mạng xã hội tại Việt Nam không đặt tên kênh, tài khoản, nhóm giống hoặc trùng với cơ quan báo chí hoặc gây nhầm lẫn cơ quan báo chí.
Chủ kênh, tài khoản, nhóm cộng đồng, trang cộng đồng có trách nhiệm tạm khóa, gỡ bỏ thông tin vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân khác chậm nhất 48 giờ khi có yêu cầu từ người sử dụng mạng xã hội hoặc chậm nhất không quá 24 giờ khi nhận được yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định mới, chủ kênh, tài khoản, nhóm cộng đồng, trang cộng đồng không lợi dụng để sản xuất nội dung dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn báo chí, khi livestream phải tuân thủ quy định tại Nghị định 147 và quy định chuyên ngành về thuế, hoạt động thanh toán...
Cùng với đó, Nghị định cũng đi kèm những chính sách xử lý "mạnh tay" đối với những trường hợp vi phạm nhiều lần, không tuân thủ yêu cầu từ đơn vị quản lý.
Sẽ thực hiện đình chỉ hoạt động 3 tháng các trường hợp sau: Các trang tin ĐTTH/MXH vi phạm nội dung 2 lần; Không tuân thủ trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ và không đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định; Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép MXH trong vòng 60 ngày kể từ ngày Bộ TT&TT có văn bản thông báo.
Thu hồi giấy phép các trường hợp: Không thực hiện chặn gỡ nội dung theo yêu cầu của CQQL; Không có các biện pháp khắc phục sau thời gian bị đình chỉ 3 tháng; Tổ chức, doanh nghiệp có văn bản thông báo dừng hoạt động/không triển khai cung cấp dịch vụ sau thời hạn 12 tháng.
Thực hiện các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn trong các trường hợp: Không thực hiện chặn gỡ nội dung theo yêu cầu Bộ TT&TT; Cơ quan QLNN không thể liên hệ được để yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm pháp luật; Không thực hiện việc dừng hoặc chấm dứt hoạt động theo yêu cầu của Cơ quan QLNN.
Chí HiếuTừ đầu năm đến nay, Facebook đã chặn, gỡ 8.981 nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam, gồm 8.463 bài viết, 349 tài khoản, 16 group và 153 trang vi phạm, đạt tỷ lệ 94%.
Google cũng chặn, gỡ 6.043 nội dung vi phạm trên YouTube, gồm 6.007 video và 36 kênh chứa hơn 39.000 video, tỷ lệ 91%. TikTok chặn gỡ 971 nội dung, gồm 677 video và 294 tài khoản chứa hơn 94.000 video, tỷ lệ 93%.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·3000 chiếc xe scooter Xootr bị thu hồi vì lỗi chết người
- ·‘Bổ ngược’ khi uống quá nhiều trà gừng
- ·Thối thịt, nhiễm trùng da vì 'ham hố' nâng mũi
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Bắt giữ gần 1.000 bao thuốc lá ba số 555 và 1,4 tấn nội tạng bẩn
- ·Hiểm họa từ cặp nhiệt độ bị vỡ và cách xử lý an toàn
- ·Giả danh Công an, yêu cầu nạn nhân chuyển 500 triệu đồng
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·15 hóa chất độc hại 'ẩn mình' trong các sản phẩm dành cho trẻ, mẹ đã biết?
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Hiểm họa pin phát nổ trong các thiết bị điện tử, đồ chơi rẻ tiền
- ·Đuối nước làm 2 trẻ tử vong ở Gia Lai, nhắc lại cảnh báo không thừa
- ·DN mua gần 50 tấn dứa thối ở Lào Cai không phải để nghiên cứu
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Nhiễm trùng, áp xe tai do lấy ráy tai bằng tăm nhang
- ·Người tạo ra mã độc ransomware từng là kỹ sư của Facebook và Yahoo!
- ·Các chị em có ý định nâng ngực hãy cẩn trọng trước cảnh báo này
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Nếu không muốn sức khỏe 'đi xuống', đừng đun lại 7 thực phẩm này