【soi kèo trận real madrid】Mô hình vùng đệm có thể là "phao cứu sinh" giảm ùn tắc tại biên giới phía Bắc
Thông quan nhanh chóng trong ngày để xử lý ùn tắc hàng tại cửa khẩu phía Bắc | |
Hải quan chung tay thúc đẩy thông quan nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc | |
Ùn ứ khoảng 5.000 container hàng nông sản tại biên giới Lạng Sơn |
Hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu đường bộ phía Bắc gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. |
Thiệt hại cả nghìn tỷ đồng
Giải pháp này được Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ tại công văn khẩn ngày 23/12.
Hiện nay, mặt hàng tồn chủ yếu (chiếm tới 80-90%) tại các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc là hàng nông sản và thủy sản. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hàng nông thủy sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 1,58 tỷ USD, chiếm 34% trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này sang Trung Quốc (4,9 tỷ USD).
Với thời gian thông quan lên đến 20-30 ngày như hiện nay, hầu hết hàng hóa nông, thủy sản này sẽ bị hỏng, dự kiến phải đổ bỏ, không còn khả năng tiêu thụ. Thiệt hại về tiền hàng, theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lên đến 2.000 tỷ đồng (trung bình 500 triệu đồng/1 xe x khoảng 4.000 xe hàng), chưa kể chi phí vận chuyển (trung bình 100 triệu/1 xe với tình hình ách tắc hiện tại).
Theo Ban IV, với bối cảnh sắp đến vụ thu hoạch cuối năm, là vụ cao điểm của lượng hàng hóa nông, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nếu khả năng thông quan không được cải thiện, con số thiệt hại sẽ còn lớn hơn rất nhiều lần.
Ngoài ra, tình trạng quá tải ở mọi bến bãi, cửa khẩu cộng với tốc độ thông quan chậm còn ảnh hưởng tới nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu khác, đặc biệt là hàng linh kiện điện tử, hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước (như lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ với ván bóc, gỗ bóc…), mà hiện các doanh nghiệp đang rất cần để gấp rút hoàn thành các đơn hàng đã ký dịp cuối năm.
Một số tập đoàn sản xuất hàng điện tử lớn nhất Việt Nam cho biết, do linh kiện không thể nhập về qua cửa khẩu đường bộ theo kế hoạch mà lại không thể dừng dây chuyền sản xuất nên các doanh nghiệp đã phải ứng phó tạm thời bằng cách chuyển sang các phương thức vận chuyển khác tốn kém hơn như đường hàng không với chi phí đắt hơn 76% (chưa tính phụ phí dịch bệnh 15%).
Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng biện pháp này thì mức độ rủi ro bị chậm hàng, dừng hàng vẫn là rất cao, doanh nghiệp có thể bị thiệt hại lớn nếu phải dừng dây chuyền sản xuất.
Đề xuất trao đổi cấp cao giữa hai bên
Với thực trạng trên, trên cơ sở tiếp nhận ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và các Hiệp hội, Ban IV đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ một số biện pháp cấp bách.
Cụ thể, đối với hàng hóa hiện đang ùn tắc tại các cửa khẩu, bao gồm cả hàng nông, thủy sản ở diện “muốn xuất đi” và linh kiện điện tử, hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất “muốn nhập về”, do các cuộc đàm phán cấp địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua đã được tổ chức nhưng chưa thể giải quyết được vướng mắc, Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét tiến hành một cuộc trao đổi cấp cao hơn giữa hai bên để cùng nhận diện nút thắt và đưa ra giải pháp tháo gỡ phù hợp với mục tiêu là khẩn trương giải phóng lượng hàng hóa và xe tồn tại các cửa khẩu, đưa hoạt động xuất nhập khẩu hai nước dần trở lại bình thường trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Theo đó, Ban IV đề xuất lãnh đạo Chính phủ xem xét các nội dung: trao đổi, đàm phán với phía Trung Quốc để bố trí cửa khẩu thông quan riêng cho hàng linh kiện điện tử, hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước so với hàng nông, thủy sản; phối hợp lực lượng chuyên môn hai nước để bàn giao theo đợt, giải phóng các xe hàng, container, tài xế đang “kẹt” tại cửa khẩu hai bên.
Bên cạnh hoạt động đàm phán, Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét giao các địa phương có các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc khẩn trương rà soát, khảo sát, thiết lập vùng đệm đối với hàng hóa trao đổi với Trung Quốc để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh Covid-19 tại khu vực đệm này nhằm phát hiện sớm và cách ly người/vật mắc covid ngay tại đầu vùng đệm, không để xảy ra tình huống phát hiện người/vật mắc covid ở điểm giáp biên dẫn tới hành động “đóng biên tức thời” của phía Trung Quốc.
Với những điều kiện thuận lợi về địa lý, cơ sở hạ tầng, đề xuất triển khai thí điểm mô hình vùng đệm tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả sơ kết mô hình vùng đệm thí điểm sẽ là cơ sở để áp dụng tại địa bàn khác có cửa khẩu thông quan hàng hóa với Trung Quốc.
Đối với hàng nông sản sắp thu hoạch và chuẩn bị xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ trong dịp cận Tết, đề xuất Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương thông tin, làm việc với các địa phương trên cả nước để dừng tạm thời các chuyến hàng đang có kế hoạch vận chuyển lên cửa khẩu, hướng dẫn người nông dân trì hoãn thu hoạch (nếu có thể) hoặc tiếp tục bảo quản tại kho, để chờ giải phóng bớt hàng ùn ứ hiện tại thì mới tiếp tục đưa hàng mới về các cửa khẩu.
Thiết lập kênh thông tin, liên lạc thông suốt để điều tiết lượng hàng nông sản lên các cửa khẩu ở mức độ vừa phải, tránh đẩy hoàn toàn áp lực cho các tỉnh biên giới.
Khẩn trương phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể, huy động đồng thời sự hỗ trợ từ các kênh báo, đài trong nước để khởi động gấp rút chiến dịch tuyên truyền “Người Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt” dịp cận Tết.
Song song với các biện pháp cấp bách trước mắt, Ban IV và các Hiệp hội đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương đẩy mạnh các hội nghị xúc tiến thương mại để doanh nghiệp tìm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường truyền thống. Các địa phương cũng cần kết hợp với các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh tuyên truyền để người nông dân, doanh nghiệp thay đổi tập quán kinh doanh xuất khẩu từ phương thức truyền thống, không có hợp đồng thương mại sang hình thức chính ngạch, mua bán theo hợp đồng, với điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Trong dài hạn, Ban IV đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương có cửa khẩu với Trung Quốc chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng logistics, đặc biệt mở rộng, tăng diện tích các kho bãi, địa điểm tập kết cho hàng hóa và xe vận tải hàng hóa làm thủ tục thông quan thuận lợi. |
(责任编辑:La liga)
- ·Có phải con đã sai
- ·Người phụ nữ chở theo cháu nhỏ 4 tuổi bị xe ben chạy cùng chiều cán tử vong
- ·Công an nhận gần 10.000 nguồn tin giá trị từ công nhân, công đoàn
- ·Chủ tịch Quốc hội mong muốn các tập đoàn Thái Lan mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- ·Đại gia Việt hay... phú ông Việt
- ·Hà Nội đề xuất cấp chứng nhận huấn luyện PCCC cho tất cả đội viên dân phòng
- ·Giải quyết tình trạng thiếu máu điều trị, cấp cứu bệnh nhân tại ĐBSCL
- ·Điều tra vụ người đàn ông tử vong bất thường trong quán ăn
- ·Yêu lầm chồng bạn…
- ·Chủ đầu tư chung cư Carina bị đề nghị án 8
- ·Hà Nội: Đánh số nhà bằng cách ghi tên mình lên tường
- ·Liên tiếp bắt giữ 2 tàu cá chở 9 thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác
- ·Cháy chung cư mini khiến 56 người thiệt mạng
- ·Dự báo thời tiết 19/12/2023: Tiếp không khí lạnh rất mạnh, khả năng có băng giá
- ·Kết quả bước đầu thực hiện Kết luận số 01
- ·Hà Nội vận động hộ dân chia sẻ dữ liệu camera an ninh để phòng ngừa tội phạm
- ·Đại tướng Phan Văn Giang: Có đối sách xử lý các tình huống, không để bị động
- ·Năm 2024, Quân đội tạo đột phá mới, làm chủ nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị
- ·Tôi chỉ sợ không được ở với mẹ chồng…
- ·Cháy chung cư mini khiến 56 người thiệt mạng