【hôm nay ai đá banh】Tổ chức quá nhiều lễ hội gây lãng phí nguồn lực xã hội
Ngày 22/4,ổchứcquánhiềulễhộigâylãngphínguồnlựcxãhộhôm nay ai đá banh Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTKCLP) năm 2019. Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày, năm qua kết quả THTKCLP tiếp tục có những chuyển biến tích cực hơn trên các lĩnh vực.
Tinh giản biên chế, đổi mới đơn vị sự nghiệp giúp tiết kiệm 6.000 tỷ
Theo báo cáo của Chính phủ, trong quản lý ngân sách nhà nước (NSNN), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hiệu quả; chỉ đạo các cấp, các ngành siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường minh bạch trong thu, chi NSNN; đẩy mạnh cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan. Kết quả thu NSNN vượt dự toán Quốc hội giao. Cơ cấu thu NSNN chuyển biến tích cực, bền vững hơn.
Các nhiệm vụ chi NSNN được bảo đảm theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Cơ cấu chi chuyển dịch tích cực, đạt mục tiêu đề ra (chi đầu tư phát triển khoảng 27%, chi thường xuyên khoảng 61% tổng chi NSNN). Nợ công được kiểm soát chặt chẽ, góp phần ổn định vĩ mô. Nhiều bộ, ngành, địa phương báo cáo đạt kết quả tốt về tiết kiệm kinh phí NSNN năm 2019.
Các chương trình mục tiêu quốc gia đạt được kết quả quan trọng. Cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn dưới 4% (giảm 1,3% so với cuối năm 2018). Công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập, theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, tiếp tục đạt kết quả tốt. Việc thực hiện tinh giản biên chế trong các lĩnh vực và đổi mới khu vực sự nghiệp công đã góp phần giảm chi NSNN năm 2019 khoảng 6.000 tỷ đồng so với năm 2018, tạo thêm nguồn để tăng chi cho đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.
Việc thành lập, quản lý hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN cơ bản đáp ứng được các yêu cầu huy động và phân bổ nguồn lực tài chính, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này. Cụ thể như: Tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với GDP có xu hướng giảm, chủ yếu do thu từ dầu thô và xuất, nhập khẩu giảm nhanh. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở một số vùng thấp hơn so với mặt bằng chung. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao.
Hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập còn cồng kềnh, phân tán. Việc xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập nhiều, còn trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ.
Thu hồi về ngân sách gần 84.000 tỷ đồng
Trong lĩnh vực mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc ở khu vực nhà nước, hệ thống văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được ban hành đầy đủ, đồng bộ, tạo lập hệ thống cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả.
Công tác quản lý, sắp xếp trụ sở làm việc, nhà, đất công đạt kết quả tốt; đã phê duyệt mới 144 cơ sở, phê duyệt phương án sắp xếp lại 2.623 cơ sở, phê duyệt điều chỉnh phương án 125 cơ sở.
Dù vậy, mặt hạn chế là kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 chậm và đạt thấp so với kế hoạch, gây lãng phí nguồn lực. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công chưa bao quát hết các đối tượng; tiến độ thực hiện chậm; cơ chế phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý nhà, đất chưa hợp lý.
Năm 2019, ngành Thanh tra cả nước đã triển khai 6.601 cuộc thanh tra hành chính, 227.386 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 173.411 tỷ đồng, 22.548 héc ta (ha) đất; kiến nghị thu hồi về NSNN 83.968 tỷ đồng, thu hồi 897 ha đất; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.732 kết luận thanh tra và các quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 7.200 tỷ đồng (đạt 72,2%), 106 ha đất (đạt 31,3%); đôn đốc xử lý trách nhiệm đối với 969 tập thể, 3.170 cá nhân; chuyển cơ quan chức năng điều tra, khởi tố 17 vụ, 61 đối tượng.
Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ công tác THTKCLP trong từng lĩnh vực còn những khó khăn, hạn chế. Vẫn còn tình trạng thực hiện chưa nghiêm túc ở một số bộ, cơ quan, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, như chậm ban hành Chương trình THTKCLP năm 2019; chậm báo cáo THTKCLP; tổng kết đánh giá kết quả THTKCLP sơ sài, không có thông tin, số liệu cụ thể về kết quả tiết kiệm kinh phí NSNN.
Nhiều dự án chậm trễ gây lãng phí hàng tỷ đồng của doanh nghiệp
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH đánh giá cao những kết quả đạt được trong THTKCLP năm vừa qua, với những tiến bộ hơn. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, báo cáo của Chính phủ đã nêu khá đầy đủ về việc THTKCLP, không chỉ về tiền bạc mà cả thời gian, sức lao động, tài nguyên.
Tuy nhiên, vấn đề được Chủ tịch Quốc hội lưu ý là cần cụ thể hơn việc THTKCLP trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đời sống xã hội của người dân. Chẳng hạn như việc các dự án đầu tư bị chậm trễ, vướng thủ tục hành chính, gây tốn kém nhiều tỷ đồng của doanh nghiệp mà không ai đứng ra giải quyết.
"Cả năm 2019, TP. Hồ Chí Minh chỉ cấp phép được 1 dự án là do cái gì? Bao nhiêu dự án đã được cấp giấy phép thì đình trệ, không cho làm, trách nhiệm ở đâu, có lãng phí hay không?" - Chủ tịch Quốc hội nêu câu hỏi và yêu cầu làm rõ hơn về trách nhiệm của bộ máy công vụ.
Lấy ví dụ khác về việc tổ chức các lễ hội tốn kém, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hiện nay có quá nhiều lễ hội được tổ chức. Mặc dù nói là không sử dụng ngân sách, nhưng là huy động từ xã hội, là tiền của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, thì đó cũng là sự lãng phí nguồn lực xã hội mà lẽ ra tiền đó có thể dành làm việc khác. "Không phải nói không dùng ngân sách thì là tiết kiệm" - Chủ tịch Quốc hội nói.
"Bắn pháo hoa nhiều quá, dài quá, tốn tiền của nhà tài trợ, đáng lẽ tiền để làm cầu đường nông thôn, xoá đói giảm nghèo, ứng phó chống biến đổi khí hậu. Tổ chức lễ hội to đã thành phong trào, tỉnh nào cũng có. Đề nghị Chính phủ lập lại trật tự trong việc tổ chức lễ hội, dành nguồn lực cho đời sống nhân dân, giảm bớt tiêu dùng xa xỉ" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị./.
H.Y
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023
- ·IDI dự kiến phát hành hơn 45 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn điều lệ lên hơn 2.700 tỷ đồng
- ·Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Tập trung xử lý nợ đọng thuế
- ·Chứng khoán hôm nay (31/7): Thanh khoản cải thiện, VN
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương
- ·Chi cục Kiểm định hải quan 6 chính thức đi vào hoạt động
- ·Bộ Y tế tăng tốc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Hải quan ga đường sắt Yên Viên được làm thủ tục đối với hàng hóa theo Quyết định 15
- ·Bộ Công Thương đề xuất rút phương án điện một giá
- ·Quảng Bình: Trộm 13 kg bạc, thanh niên 18 tuổi bị bắt sau 8 tiếng
- ·Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu xử nghiêm xe dù, xe hợp đồng trá hình
- ·72 học viên được trao bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị
- ·Hoá chất Đức Giang đặt mục tiêu kinh doanh quý III thận trọng
- ·Sau phản ánh của Báo Công Thương, Mitsubishi Việt Hùng đã trả xe cho khách hàng
- ·99% doanh nghiệp tham gia dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tương lai rung lắc đảo chiều giảm điểm
- ·Chốt quyền trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, cổ phiếu BDG của May mặc Bình Dương tăng vọt
- ·Nguyễn Anh Minh vô địch Vietnam Masters 2023
- ·Các hãng ô tô sẽ áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5
- ·Làm tốt công tác dân vận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế