【kết quả gent】Cuộc gặp Obama
Các quan chức phụ trách báo chí của hai Tổng thống đưa ra những thông báo trái ngược về nội dung cuộc gặp. Người phát ngôn của ông Putin, ông Dmitri Peskov mô tả ông Obama nôn nóng muốn chớp cơ hội này để thảo luận về tình hình Syria, nơi Nga đang tăng cường hiện diện quân sự. Trái lại, người phát ngôn của ông Obama, ông Josh Earnest cho biết “cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine” sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Tổng thống Mỹ.
Bình luận về sự mâu thuẫn trên, mạng tin "Bloomberg" (Mỹ) cho rằng thực tế, ông Putin cần cuộc gặp này hơn ông Obama. Ngoại trừ việc muốn chứng tỏ mình vẫn là một lãnh đạo có ảnh hưởng, người đứng đầu nhà nước Nga có thể muốn thảo luận về khả năng hình thành một liên minh tình thế ở Syria.
Đơn phương hành động ở Syria sẽ rất nguy hiểm đối với Nga. Ông Putin sẽ không thể "gượng dậy" nếu chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria thất bại. Phối hợp với Mỹ sẽ làm tăng đáng kể cơ hội thành công. Với Mỹ, một liên minh với ông Putin cũng đem lại nhiều mối lợi: Một khi lực lượng “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng bị đánh bại, Washington sẽ cần thảo luận với Moscow về một thỏa thuận chính trị thời hậu chiến. Do đó, chủ đề chính của cuộc gặp sẽ là Syria, trong khi vấn đề Ukraine sẽ chỉ được xếp hàng thứ yếu.
Thời gian qua, ông Putin đã đi nhiều nước cờ chiến lược: đàm phán thành công với Quốc vương Saudi Arabia Salman, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ông Erdogan thậm chí tới Moscow để dự lễ khánh thành một nhà thờ Hồi giáo mới. Ông Putin cũng đảm bảo việc tuân thủ một lệnh ngừng bắn ở Ukraine. Tại Syria, thực tế là ông chưa có hành động gì, ngoại trừ việc triển khai một số vũ khí và một số binh sĩ hạn chế. Tổng thống Nga cũng tìm được một đồng minh “bất đắc dĩ” ở Đức là Thủ tướng Angela Merkel. Bà Merkel đã đề xuất hội đàm với ông Assad và hai đồng minh của Damascus là Iran và Nga để giải quyết cuộc xung đột Syria. Bà Merkel cần hòa bình ở Syria để có thể xử lý cuộc khủng hoảng người tị nạn đang đe dọa làm mất uy tín của bà ở Đức.
Trong bối cảnh đó, ông Putin phải chứng tỏ với tất cả các nhà lãnh đạo rằng ông đã nỗ lực tìm giải pháp thông qua đàm phán trước khi có hành động quân sự cụ thể để ủng hộ ông Assad. Về phần mình, Tổng thống Mỹ sẽ không phải nhượng bộ nhiều, ngoài việc phát tín hiệu rằng ông có thể "cân nhắc lại" vấn đề Syria, điều mà nguyên cố vấn của ông Obama về vấn đề Trung Đông, ông Philip Gordon đã gợi ý Mỹ nên ngừng việc khăng khăng đòi lập tức thay đổi chế độ ở Damascus, thay vào đó tìm kiếm một sự thỏa hiệp, theo đó sẽ phối hợp với Nga và Iran.
"Bloomberg" kết luận đây có thể là sự khởi đầu một tiến trình hòa bình có lợi cho cả Tổng thống Putin, Assad, Obama và Thủ tướng Merkel.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bán sạch nhà cửa, mẹ bất lực níu giữ tính mạng con trai mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Ông Trump cùng tỷ phú Musk theo dõi SpaceX phóng thử tàu Starship lần thứ 6
- ·Thái Nguyên: Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- ·Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam
- ·Bé gái ung thư mong được chữa khỏi bệnh để quay lại trường học
- ·Tổng thư ký NATO hội đàm với ông Donald Trump
- ·Ông Zelensky: Nga sử dụng tên lửa mới có 'đặc điểm của ICBM'
- ·Kênh liên lạc đường dây nóng Nga
- ·Cảnh ngặt nghèo của người cha xe ôm có nhiều con cần mổ tim gấp
- ·1.000 ngày xung đột Nga
- ·Thủ tục xin dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
- ·Nga sản xuất hàng loạt hầm trú bom di động
- ·Đức gửi 4.000 UAV tấn công tới Ukraine
- ·Nga hoàn thành sửa đổi học thuyết hạt nhân, sử dụng 'khi cần thiết'
- ·Trao hơn 37 triệu đồng đến bé Giàng Đức Hải bị ung thư mô bào tai
- ·Đài Loan tính chi 2,2 tỷ USD mua vũ khí của Mỹ vào năm tới
- ·Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo
- ·Nga nói Ukraine bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào lãnh thổ
- ·Bé trai 7 tuổi bị xe tông nguy kịch, gia đình nghèo xin giúp đỡ
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet