【lịch bóng đá ngoai hang anh】Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại Bà Rịa
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ động viên kỹ sư, công nhân đang thi công dự án. Ảnh: Lâm Hiển |
Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ban Công tác đại biểu, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu… tham gia đoàn.
Đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Tăng tốc để sớm hoàn thành mục tiêu
Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 đi qua địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, có chiều dài 53,7km. Dự án được chia thành 3 dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 1 do tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản, dự án thành phần 2 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ quản. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được giao làm cơ quan chủ quản dự án thành phần 3.
Tại công trường đang thi công (đoạn trên địa bàn thị xã Phú Mỹ), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là dự án giao thông trọng điểm quốc gia đến năm 2026 phải hoàn thành đưa vào sử dụng, nhằm mở ra tuyến giao thông kết nối các địa phương trong khu vực với hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành giúp giảm tải và rút ngắn thời gian di chuyển trên tuyến Quốc lộ 51. Nhằm đẩy nhanh tiến độ, Nghị quyết số 59/2022/QH15 quyết định đầu tư dự án này hoàn toàn bằng đầu tư công, với tổng mức đầu tư trên 17 nghìn tỉ đồng thay vì đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trước đó.
Dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ quản với điểm đầu tại Km34+200, kết nối với điểm cuối Dự án thành phần 2 tại vị trí giáp ranh giữa địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai thuộc địa phận xã Phước Bình, huyện Long Thành. Điểm cuối tại Km53+700 giao với Quốc lộ 56 - tuyến tránh Bà Rịa thuộc địa phận thành phố Bà Rịa. Tổng chiều dài tuyến khoảng 19,5km.
Sau khi nghe báo cáo, phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, phần thực địa dự án thành phần 3, Bà Riạ -Vũng Tàu đã làm rất tốt. Đến ngày 31/12/2023, tỉnh đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng, "cao tốc đang dần thành hình hài". Chủ tịch Quốc hội biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của tỉnh dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải trong triển khai thực hiện dự án quan trọng quốc gia. Về bố trí, phân bổ vốn, trên cơ sở nhu cầu vốn của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội phân bổ bảo đảm "tăng tốc" để hoàn thành dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Trên bình diện tổng thể dự án, Quốc hội đã quan tâm giải quyết thông qua việc kịp thời bố trí vốn, đặc biệt là có rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai, trong đó có Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra tiến độ dự án trên bản đồ hướng tuyến. Ảnh: Lâm Hiển |
Cho rằng Bà Rịa - Vũng Tàu đã rất thần tốc, quyết tâm đẩy nhanh, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với tốc độ này, dự án thành phần 3 sẽ hoàn thành và còn có khả năng vượt tiến độ. Nhấn mạnh mối liên quan chặt chẽ giữa 3 dự án thành phần, Chủ tịch Quốc hội cho rằng Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục khâu nối, điều phối cùng triển khai, đảm bảo tiến độ yêu cầu theo mục tiêu của toàn bộ dự án theo Nghị quyết 59 của Quốc hội là cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2025, đầu năm 2026 được đưa vào khai thác sử dụng.
Bộ Giao thông Vận tải phát huy vai trò "nhạc trưởng", Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ với Đồng Nai để triển khai, nhất là giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư. Hai địa phương cùng Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất, nếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ sẽ quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay Quốc hội sẵn sàng giải quyết theo thẩm quyền, nhất là hiện nay khi quỹ đất bố trí cho tái định cư sân bay Long Thành vẫn còn dư.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao về thực hiện Nghị quyết số 43 và các dự án trọng điểm quốc gia… trên tinh thần trong quá trình triển khai dự án nếu có vướng mắc sẽ xử lý luôn; góp phần cùng Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các cơ quan liên quan kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tiến độ yêu cầu.
Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầy đủ đầu tiên tại Việt Nam: Góp phần tạo động lực phát triển
Sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đã tới thăm Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam. Cùng tham dự có ông Thammasak Sethaudom, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn SCG, ông Kulachet Dharachandra, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa dầu Long Sơn…
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng cho biết trong những ngày đầu năm mới 2024 lần đầu tiên đến thăm dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam - doanh nghiệp FDI của Thái Lan có tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD.
Tổ hợp hóa dầu miền Nam được khởi công xây dựng vào tháng 2/2018 tại Khu Công nghiệp dầu khí Long Sơn. Chủ đầu tư là Tập đoàn SCG (Thái Lan) quyết định tăng vốn từ 3,7 tỷ lên 5,1 tỷ USD, nắm giữ 100% cổ phần, trở thành chủ đầu tư duy nhất của dự án và được chấp thuận đầu tư đến nay. Đây là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử của Tập đoàn SCG.
Về phía Việt Nam, cùng với các Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, Bình Sơn, đây là dự án có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ ấn tượng về dự án tổ hợp hóa dầu tích hợp đầy đủ đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng trên diện tích đất 464ha để xây dựng các nhà máy sản xuất và 13ha đất mặt nước và 181 ha mặt biển cho hoạt động cảng. Tổ hợp bao gồm một nhà máy cracking nguyên liệu hỗn hợp có quy mô công suất tầm cỡ thế giới và các nhà máy sản xuất hạ nguồn cùng các hạng mục phụ trợ, cụm phụ trợ trung tâm, hệ thống cảng và cầu cảng… đều sử dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế giới.
Dự án tạo ra khoảng 18.000 việc làm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và dự kiến sẽ tạo hơn 1.000 việc làm trong quá trình vận hành thương mại. Công ty mới vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án vào ngày 25/12/2023 và chuẩn bị cho vận hành thương mại vào quý I năm 2024.
Tổ hợp sẽ sản xuất các sản phẩm hóa dầu đa dạng, bao gồm các chất nhựa thiết yếu như polyethene (PE), polypropylene (PP) với tổng công suất 1,4 triệu tấn/năm, giúp thay thế các sản phẩm polyyolefin nhập khẩu. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự án khi đi vào vận hành sẽ giúp thay thế và giảm dần việc nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu, cung cấp nguồn nguyên - nhiên liệu cho các ngành công nghiệp nội địa, tạo "bàn đạp" cho tương lai của ngành hóa dầu tại Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh, hỗ trợ tăng trưởng cho các doanh nghiệp hạ nguồn như: ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì và các ngành dịch vụ khác của Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò quan trọng cho việc tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội biểu dương Tập đoàn SCG, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hóa dầu Long Sơn, với sự ủng hộ của Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phương, đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đưa dự án vào vận hành hoạt động.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu thăm khu điều hành của Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn. Ảnh: Lâm Hiển |
Việc triển khai đầu tư dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam với quy mô lớn theo tiến độ cam kết đã góp phần khẳng định chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về thu hút FDI, góp phần tạo động lực phát triển cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, cụ thể hóa chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, qua đó đẩy mạnh công nghiệp hóa dầu, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với thương hiệu, uy tín, kinh nghiệm và tiềm lực dồi dào, Tập đoàn SCG, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hóa dầu Long Sơn tiếp tục đảm bảo đúng tiến độ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình hoạt động; tuân thủ pháp luật của Việt Nam về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo thực hiện tốt chế độ cho người lao động, sử dụng lao động là người địa phương, nêu cao trách nhiệm xã hội, quan tâm vấn đề an sinh xã hội tại địa bàn hoạt động.
Bày tỏ tin tưởng Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam sẽ sớm đạt được sự phê duyệt từ Hội đồng nghiệm thu nhà nước trước Tết Giáp Thìn 2024, để có thể chính thức khánh thành trong tháng 3/2024, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Dự án thành công là minh chứng cho mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan, hai quốc gia thành viên ASEAN có quan hệ láng giềng gắn bó, hữu nghị truyền thống./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bị trộm mất sổ đỏ, tôi phải làm thế nào?
- ·Các trường tư hot ở Hà Nội bắt đầu tuyển sinh lớp 1 năm học 2025
- ·Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam
- ·Từ chối gần gũi vì ám ảnh quá khứ bị “bạo hành”
- ·Nữ sinh lớp 8 bất ngờ nhận thư tay của Bộ trưởng GD&ĐT
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dành giật' hay 'giành giật'?
- ·Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
- ·Đi nghĩa vụ, tôi có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm?
- ·Hồ nước nào rộng nhất thế giới?
- ·Đặt trùng tên nhà hàng để 'ăn theo' có vi phạm pháp luật?
- ·Trường Cao đẳng Phát thanh
- ·24 tân sinh viên một trường làm giả kết quả tốt nghiệp để vào đại học
- ·Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước
- ·Chụp ảnh uống bia với đồng nghiệp, chồng 'nổi cơn tam bành'
- ·Thầy giáo vui mừng chạy đứt dép đến báo tin học sinh đoạt giải
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam
- ·Các trường tư hot ở Hà Nội bắt đầu tuyển sinh lớp 1 năm học 2025
- ·Phát hiện làm tiền giả, phạt tù bao nhiêu năm?
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Giáng chiều' hay 'ráng chiều'?