会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số los angeles】Thuế tối thiểu toàn cầu tác động tích cực tới môi trường kinh doanh!

【tỷ số los angeles】Thuế tối thiểu toàn cầu tác động tích cực tới môi trường kinh doanh

时间:2024-12-23 16:47:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:830次
Thuế tối thiểu toàn cầu tác động tích cực tới môi trường kinh doanh
Có 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bị điều chỉnh, chịu ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu. Ảnh: TL

Giúp doanh nghiệp FDI yên tâm về môi trường pháp lý

Vào ngày 29/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung, theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu -TTTC) từ 1/1/2024. Áp dụng thuế TTTC thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong việc tuân thủ và áp dụng những quy định quốc tế về thuế. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra thách thức. Theo TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), áp dụng thuế TTTC, khả năng cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, khi khung thuế ưu đãi thay đổi. Điều này có thể làm cho các động lực thu hút dòng vốn FDI chất lượng gặp không ít thách thức.

122 pháp nhân bị điều chỉnh thuế tối thiểu toàn cầu

Hiện có khoảng 122 pháp nhân là doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam sẽ là đối tượng điều chỉnh của thuế tối thiểu toàn cầu, áp dụng từ năm tài chính 2024. Còn lại, 36.500 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vẫn cơ bản áp dụng theo chính sách ưu đãi hiện tại.

Trả lời phóng viên TBTCVN xung quanh vấn đề này, luật sư Phan Hoài Nam - chuyên gia tư vấn thuế, giảng viên Bộ môn Thuế của chương trình đào tạo ACCA và Học viện Tư pháp cho rằng, trong trước mắt, việc áp dụng thuế TTTC sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các doanh nghiệp (DN) FDI đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN, có thuế suất thực tế thấp hơn 15%. Điều này có nghĩa là ưu đãi về thuế của Việt Nam dành cho các DN FDI sẽ không còn tác dụng, nên có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Tuy nhiên, không phải mọi DN FDI đều chịu tác động của chính sách này mà chỉ các DN đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề nhất.

Về mặt dài hạn, chuyên gia Phan Hoài Nam cho rằng, việc đánh thuế TTTC sẽ có tác động tích cực đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam ở nhiều góc độ. Ông cho biết, các DN FDI thường cân nhắc kỹ lưỡng về môi trường pháp lý, đặc biệt là chính sách thuế, khi quyết định đầu tư vào một quốc gia. Từ góc độ của các nhà đầu tư bị điều chỉnh bởi thuế TTTC, nếu Việt Nam chưa nội luật hoá quy định về thuế TTTC trước thời điểm 1/1/2024 sẽ làm các nước xuất khẩu đầu tư không rõ về khả năng áp dụng thuế TTTC tại Việt Nam. Điều này có thể làm cho các nhà đầu tư phải lập kế hoạch cho năm 2024 theo hướng chuyển số thuế TTTC bổ sung tại Việt Nam về kê khai và nộp tại nước mẹ.

Do đó, việc áp dụng thuế TTTC giúp tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, với sự ổn định hơn về chính sách thuế, giảm bớt sự không chắc chắn về chính sách trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp FDI có thể yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Ông nhấn mạnh rằng, việc Quốc hội thông qua nghị quyết về thuế TNDN bổ sung (khi áp dụng thuế TTTC từ 2024) đã mang đến một sự bảo đảm sự rõ ràng về mặt pháp lý cho các nhà đầu tư khi xây dựng kế hoạch ngân sách và kinh doanh cho năm 2024. Ngoài ra, việc giảm thiểu sự không chắc chắn về quy định thuế cũng giúp tăng cường lòng tin của DN trong nước, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động kinh doanh và đầu tư dài hạn. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của DN Việt Nam và cải thiện môi trường kinh doanh nội địa.

“Việc áp dụng thuế TTTC không chỉ giúp tối ưu hóa quyền đánh thuế của Việt Nam mà còn có ảnh hưởng tích cực đến môi trường kinh doanh, đặc biệt là trong việc tạo ra một hệ thống thuế ổn định và thuận lợi cho cả DN trong và ngoài nước” - ông Phan Hoài Nam nhấn mạnh.

Ưu đãi sẽ theo hướng hỗ trợ trực tiếp

Thuế tối thiểu toàn cầu tác động tích cực tới môi trường kinh doanh

Theo chuyên gia Phan Hoài Nam, thực tế thuế TTTC không phải là điều ước quốc tế, cũng không phải là cam kết quốc tế, nên không bắt buộc Việt Nam phải áp dụng. “Tuy nhiên, nếu chúng ta không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng chính sách này và các nước đó có quyền thu thuế bổ sung đối với các DN thuộc đối tượng áp dụng đang hoạt động tại Việt Nam mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức thuế TTTC 15%” - ông Nam cho biết.

Thuế TTTC là vấn đề cạnh tranh chiến lược giữa các nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Theo ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Việt Nam nằm trong nhóm nước nhận đầu tư thực chất nên được quyền ưu tiên. Vì vậy, Việt Nam thực hiện ngay áp dụng loại thuế này, vì lợi ích của đất nước, bởi nếu Việt Nam không thu thì các nước xuất khẩu sang Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, các nước Đông Bắc Á… sẽ thu và ưu đãi điều đó không có tác dụng. “Với sự ủng hộ của cộng đồng DN và hiểu biết của các DN lớn, chưa kể quy định miễn trừ trách nhiệm trong giai đoạn đầu chuyển tiếp khi áp dụng (2024-2026), thì việc tuân thủ của DN không có vấn đề gì khó khăn” - đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.

Bên cạnh đó, theo ông Minh, về chính sách ưu đãi chung, Việt Nam vẫn tiếp tục định hướng theo Nghị quyết 50, đặc biệt là Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về vấn đề DN, doanh nhân, dân tộc. Tinh thần tới đây, Quốc hội, Chính phủ sẽ có những thông điệp rất rõ ràng về vấn đề thu hút đầu tư. Theo đó, sẽ tiếp tục duy trì môi trường đầu tư thuận lợi, cộng với chiến lược mới theo nghị quyết về thu hút FDI, về DN, doanh nhân, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa DN trong nước và DN FDI, áp dụng công khai, DN nào áp dụng các tiêu chí theo đúng định hướng của Chính phủ sẽ đều được hưởng ưu đãi. Trong đó ưu đãi sẽ nhắm vào các dự án về công nghệ mới, công nghệ cao.

Hỗ trợ sẽ theo hướng hỗ trợ chi phí vì hỗ trợ theo thuế TNDN sẽ bị vô hiệu hóa bởi xu hướng quốc tế nên Việt Nam đưa ra các quy định sao cho phù hợp, hội nhập với quốc tế, tức là hỗ trợ trực tiếp thẳng vào chi phí chứ không phải đợi DN có thu nhập mới ưu đãi. Điều này thể hiện sự sẵn sàng của Chính phủ chung tay cùng các tập đoàn, các DN đầu tư cho một nền kinh tế mới.

Tới 31/12/2025 doanh nghiệp mới phải thực hiện nghĩa vụ kê khai

Chia sẻ về lộ trình áp dụng thuế TNDN bổ sung theo nghị quyết của Quốc hội về thuế TTTC, ông Đặng Ngọc Minh cho biết, Bộ Tài chính đang gấp rút xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện thuế TTTC. Theo kế hoạch, từ nay tới tháng

6/2024, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành dự thảo nghị định hướng dẫn về thực hiện thuế TTTC. Trong đó, có sự tư vấn của OECD, IMF và các tổ chức tư vấn quốc tế để sao cho hướng dẫn của Việt Nam phù hợp với quy định chung của OECD, vừa thuận lợi nhất cho DN.

Trong thời gian tới, ngoài việc xây dựng nghị định hướng dẫn rất chi tiết và cơ bản, Tổng cục Thuế cũng đã chuẩn bị xuất bản tài liệu gốc khoảng 60 trang về luật quy định về thuế TTTC của OECD, để cộng đồng DN cùng chia sẻ, cùng có hiểu biết chung về loại thuế này.

Ông Minh cũng cho biết, thuế TTTC sẽ áp dụng cho năm tài chính 2024, tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ kê khai đối với DN sẽ theo quy định chung là DN được chậm hơn 12 tháng. Nghĩa là hết năm 2024, DN còn 12 tháng nữa mới tới hạn, tức tới 31/12/2025, DN mới phải kê khai.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • 5 địa chỉ thuê xe máy ở Hạ Long giá rẻ, thủ tục nhanh chóng
  • Honda Việt Nam ‘trình làng’ Wave Alpha phiên bản 2023
  • Cục Thuế Ninh Bình hoàn thành sớm nhiệm vụ thu ngân sách
  • Thị trường nội địa: Chỗ dựa tin cậy của ngành dệt may
  • Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health tại Tân An, Long An
  • Thách thức điều hành chính sách tài khóa trong bối cảnh dịch bệnh
  • Nâng cao minh bạch, công khai trong hoạt động nghiệp vụ
  • EVN công bố kết quả kiểm tra ghi chỉ số công tơ và hoá đơn tiền điện
推荐内容
  • Giá vàng hôm nay 19/10: Vàng nhẫn tăng sốc hướng đến 86 triệu đồng
  • Bkav eHoadon được Tổng cục Thuế chọn kết nối trực tiếp
  • EVNNPC vượt khó, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng
  • Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện đạt đỉnh mới
  • Dự báo xuất khẩu cao su vẫn gặp khó do căng thẳng Biển Đỏ
  • Bình Thuận: Đưa năng lượng thành ngành kinh tế mũi nhọn