【kết quả anh a】UNESCO kêu gọi cấm smartphone trong trường học
Theêugọicấmsmartphonetrongtrườnghọkết quả anh ao Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), có sự 'liên kết tiêu cực' giữa sử dụng điện thoại di động quá mức với chất lượng học tập. Tiếp xúc với màn hình quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định cảm xúc của trẻ.
Kêu gọi cấm smartphone trong trường học của UNESCO gửi đi thông điệp rõ ràng rằng công nghệ số, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), luôn phải dựa trên tầm nhìn giáo dục “lấy con người làm trung tâm” và không bao giờ thay thế được tương tác trực tiếp với giáo viên.
UNESCO cảnh báo các nhà hoạch định chính sách về suy nghĩ không thấu đáo với công nghệ số. Tác động tích cực của nó đến kết quả học tập và hiệu quả kinh tế có thể bị phóng đại, cái mới không phải lúc nào cũng tốt hơn. “Không phải tất cả thay đổi đều tạo nên tiến bộ”, báo cáo kết luận.
Khi việc học chuyển sang trực tuyến nhiều hơn, đặc biệt tại các trường đại học, UNESCO hối thúc các nhà hoạch định chính sách không bỏ qua khía cạnh xã hội của giáo dục, mà trong đó sinh viên được tiếp nhận giảng dạy trực tiếp.
Theo Tổng Giám đốc UNESCO, Andrey Azoulay, cuộc cách mạng kỹ thuật số sở hữu tiềm năng vô hạn nhưng cách nó được dùng trong giáo dục nên được chú ý. Công nghệ phải được sử dụng để nâng cao trải nghiệm học tập, hạnh phúc của học sinh, giáo viên, không phải gây bất lợi. “Duy trì nhu cầu của người học lên hàng đầu và hỗ trợ giáo viên. Kết nối trực tuyến không thay thế cho tương tác của con người”, Andrey Azoulaynói.
Trong báo cáo, UNESCO cho rằng các nước cần đặt ra mục tiêu và nguyên tắc rõ ràng nhằm bảo đảm công nghệ số trong giáo dục có lợi và tránh gây hại cho sức khỏe của cá nhân, nền dân chủ, quyền con người.
Học sinh dùng công nghệ tại lớp học hay ở nhà quá nhiều hoặc không đúng cách, dù đó là smartphone, máy tính bảng hay laptop, đều có thể gây phân tâm, ảnh hưởng đến việc học.
Báo cáo của UNESCO dẫn dữ liệu cho thấy có liên kết tiêu cực giữa việc dùng công nghệ quá mức với kết quả học tập.
Dù công nghệ có tiềm năng mở ra cơ hội học tập cho hàng triệu người, nhưng lợi ích của nó không được phân bổ đồng đều, nhiều người nghèo bị loại trừ. Hạ tầng giáo dục số cũng đắt đỏ và chi phí môi trường bị đánh giá thấp.
Theo UNESCO, có rất ít nghiên cứu đủ mạnh để chứng minh công nghệ số gia tăng lợi ích cho giáo dục. Phần lớn bằng chứng đều do các công ty giáo dục tư nhân tài trợ để bán sản phẩm của mình. Sức ảnh hưởng của họ đến chính sách giáo dục toàn cầu “gây lo ngại”, UNESCO nhận xét.
UNESCO cho rằng các nước nên“thức tỉnh trước tầm quan trọng của việc đặt người học lên hàng đầu” khi nói đến công nghệ số. Trung Quốc là một trong những nước đã thiết lập ranh giới sử dụng thiết bị số làm công cụ dạy học, giới hạn trong 30% thời gian giảng dạy và học sinh sẽ có quãng nghỉ đều đặn.
Tổ chức này thừa nhận học tập trực tuyến giúp việc học không bị gián đoạn trong thời gian Covid-19. Ước tính, hơn 1 tỷ học sinh đã chuyển sang học qua mạng suốt thời kỳ dịch bệnh nhưng hàng triệu học sinh nghèo, không có kết nối Internet bị bỏ lại phía sau.
Dựa trên phân tích 200 hệ thống giáo dục khắp thế giới, UNESCO ước tính cứ 4 nước lại có một nước đã cấm dùng smartphone trong trường học, dù qua luật pháp hay quy định. Trong số này, Pháp giới thiệu chính sách từ năm 2018 và Hà Lan từ năm 2024.
Khi ban hành lệnh cấm vào tháng này, Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan Robbert Dijkgraaf chia sẻ: “Học sinh cần tập trung và được cho cơ hội học tốt. Nghiên cứu khoa học chỉ ra điện thoại di động gây xáo trộn. Chúng ta cần bảo vệ học sinh trước điều đó”.
Tại Anh, cựu Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson đã kêu gọi cấm điện thoại di động trong trường vào năm 2021 để khắc phục vấn đề kỷ luật nghèo nàn nhưng bị các công đoàn giáo dục bác bỏ. Chính sách sử dụng smartphone tại các trường cấp hai ở Anh rất khác nhau, nhưng về cơ bản yêu cầu tắt điện thoại và không để lộ trong phạm vi trường học. Nó có thể được dùng nếu giáo viên cho phép, dùng sai cách có thể bị tịch thu.
Geoff Barton, Tổng thư ký Hiệp hội lãnh đạo trường học và cao đẳng Anh, cho rằng cấm hoàn toàn điện thoại di động trong trường sẽ gây một số bất tiện như trường hợp bố mẹ muốn liên lạc với con, hay học sinh dùng nó để trả tiền giao thông công cộng.
Ông hiểu được các lo lắng xoay quanh sử dụng điện thoại di động hoàn toàn chính đáng. Song, ông nhận định những vấn đề từ việc dùng smartphone như bắt nạt qua mạng, sức khỏe tâm lý… hầu như diễn ra bên ngoài trường học.
(Theo The Guardian)
Mark Zuckerberg che mặt con trên mạng xã hội, vì sao chúng ta cũng nên làm vậy?Ngày 4/7, Mark Zuckerberg chia sẻ một tấm ảnh gia đình trên Instagram. Đập vào mắt người xem là emoji che mặt các con gái của ông.(责任编辑:World Cup)
- ·Dù đẩy giá tăng thêm 130 triệu đồng, mẫu ô tô Honda này vẫn bán chạy 'ầm ầm' tại VN
- ·Xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế Long An
- ·Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đạt hơn 8.887 tỷ đồng
- ·Chăm lo trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Nhiều hoạt động kịp thời, thiết thực
- ·Thoát khỏi ‘Hội Thánh đức chúa trời’, nam thanh niên tiết lộ 'sốc'
- ·Ngân hàng có thể phải trích dự phòng cho nợ cơ cấu vì Covid
- ·Khám bệnh miễn phí, tặng quà cho người dân
- ·Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ: gắn kết cùng phát triển
- ·Quảng Ninh: Bắt đối tượng cấu kết lập công ty 'ma' bán hơn 40 tỷ tiền hóa đơn VAT
- ·Ban vận động Ngày vì người nghèo tỉnh: Trao tặng 100 suất học bổng cho học sinh khó khăn
- ·Mạng phân phối nước ngoài
- ·Long An xúc tiến đầu tư, thúc đẩy hợp tác với Hàn Quốc
- ·Đồng Nai thu phí BOT tuyến đường vào cảng Phước An cao nhất 110.000 đồng/lượt
- ·Một số cổ phiếu có thể chuyển từ HoSE sang HNX để giảm tải
- ·QLTT Quảng Trị: Tăng cường kiểm tra, xử lý trước, trong và sau các đợt mưa bão
- ·Quảng Ninh phát huy tinh thần Kỷ luật và Đồng tâm
- ·Cơ hội để logistics Việt Nam tăng tốc
- ·“An toàn cho bạn
- ·Kinh hoàng máy bay bị nổ động cơ khi đang bay, một nữ hành khách bị hút ra ngoài
- ·Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề