【lịch thi đấu bóng đá miami】Nỗi đau “vô hình”
VHO- Trong cuộc sống,ỗiđauvôhìlịch thi đấu bóng đá miami chúng ta thấy quen thuộc hơn với khái niệm bạo hành thể chất, thế nhưng thực tế tình trạng bạo lực tinh thần lại chiếm phần nhiều và còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Câu chuyện của những nạn nhân bị bạo lực tinh thần tại sự kiện truyền thông với chủ đề: Nỗi đau "vô hình" - Nhận diện và ứng phó với bạo lực tinh thần, Hành động ngay để bảo vệ bạn và gia đình do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc Hội LHPN Việt Nam) vừa tổ chức đã cho thấy xã hội càng hiện đại, phát triển thì bạo lực tinh thần càng tinh vi và khó để nhận diện.
Các đại biểu trao đổi tại sự kiện
Không thể tin được!
Báo cáo quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và UNFPA thực hiện chỉ ra rằng tại Việt Nam, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (chiếm 62,9%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần hay kinh tế trong đời. Gần một nửa phụ nữ (47%) đã từng bị bạo lực tinh thần trong đời. Bạo lực tinh thần là loại bạo lực khá phổ biến nhưng rất khó để có thể nhận dạng. Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục, cô lập, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự, gây ra tổn thương tâm lý nặng nề.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vốn đã tồn tại trước đó lại càng trở nên trầm trọng hơn. Những hạn chế về di chuyển, cách ly xã hội hay các biện pháp ngăn chặn tương tự cùng với áp lực kinh tế, xã hội gia tăng đối với các gia đình đã dẫn đến sự leo thang của bạo lực, đặc biệt là bạo lực tinh thần với phụ nữ và trẻ em. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Tổng đài tư vấn của Nhà bình yên đã tiếp nhận hơn 1.300 cuộc gọi, tăng 140% so với năm 2020, trong đó hơn 1.000 cuộc phụ nữ báo bị bạo lực.
"Đồ vô dụng!", "Cô chẳng làm nên tích sự gì!", "Ai là chồng trong cái nhà này?"… Không chỉ dừng lại ở những lời nói chì chiết, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá phụ nữ, bạo lực tinh thần còn là những hành vi kiểm soát, lợi dụng vị thế trong gia đình để gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo mình, gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của họ. Bên cạnh đó, bạo lực tinh thần còn tồn tại dưới dạng "chiến tranh lạnh" hay còn gọi là "bỏ lửng". Lúc này, người chồng sẽ tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm đối với người vợ, thậm chí đem so sánh với người phụ nữ khác…
Tìm đến Ngôi nhà bình yên của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc Hội LHPN Việt Nam) nhờ trợ giúp, chị T là một trong số rất nhiều nạn nhân điển hình của hành vi bạo lực tinh thần. 15 năm lấy chồng là chừng ấy năm chị đón nhận nỗi buồn nhiều hơn niềm vui, nước mắt nhiều hơn tiếng cười. Mặc dù hiện tại đã chia tay nhưng chị vẫn bị ám ảnh bởi những lời xúc phạm cay đắng và sự chì chiết, miệt thị của chồng đeo đẳng. Theo lời chị T, cứ sau mỗi lần chồng uống rượu thì mọi việc không hài lòng anh đều trút hết lên chị, ban đầu chỉ đơn giản là những lời chửi bới, xúc phạm, chì chiết. Sợ điều tiếng không hay và ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ, đồng thời cũng không biết cách phải bảo vệ bản thân nên chị cứ dần dà bỏ qua, một mình cam chịu mà không dám phản ứng. Chồng chị lại luôn kiểm soát vợ mọi lúc mọi nơi. Sau một lần chị lên nhà bà chơi mà không xin phép chồng thì hậu quả là một màn lăng mạ, đay nghiến chị trước mặt con. Và chính giây phút ấy thì chị dường như đã được thức tỉnh để “giành” lại sự sống cho riêng mình.
Cam kết xóa bỏ bạo lực bằng những hành động cụ thể
Tại sự kiện truyền thông, các đại biểu, khách mời tham dự chương trình đã thể hiện cam kết xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái thông qua những hành động cụ thể. Bà Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết: Là đại biểu Quốc hội, tôi cam kết thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ, trẻ em, các đối tượng yếu thế trong xã hội qua việc nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, tích cực thực hiện giám sát để đảm bảo các vấn đề về phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, an sinh xã hội luôn được đặc biệt quan tâm. Bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển chia sẻ: Chương trình mang tới cho cộng đồng và xã hội cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề bạo lực gia đình, trong đó có việc nhận diện và ứng phó với bạo lực tinh thần - hình thức bạo lực âm thầm hành hạ nạn nhân một cách vô hình, không để lại dấu vết nhận biết như bạo hành thể chất, thậm chí chính người bạo hành còn không nhận ra. Tuy nhiên, nó để lại hậu quả rất nặng nề cho nạn nhân. Vì vậy, chúng ta hãy cùng lên tiếng để thúc đẩy hành động chấm dứt bạo lực tinh thần với phụ nữ và trẻ em, hướng tới một xã hội hạnh phúc.
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Viện phó Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng - LIGHT, phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng dường như yếu thế hơn về sức khỏe cả thể chất và tinh thần và trong bối cảnh dịch Covid-19 lại càng gây ra nhiều nguy cơ xấu. Tỉ lệ bạo lực tăng và mức độ cũng tăng lên, nguy cơ rối loạn nội tiết trong cơ thể và áp lực tinh thần sẽ làm suy giảm thể chất và tâm lý, từ đó dễ dẫn đến bệnh lý, tổn thương tăng nặng. Điều đó cảnh báo càng phải sớm chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới và bạo lực tinh thần nếu không muốn chất lượng sức khỏe cộng đồng bị giảm sút. Bác sĩ Nguyễn Thu Giang cho rằng, vắc xin tinh thần vẫn là quan trọng nhất, bởi chỉ khi phụ nữ có sức đề kháng, có hiểu biết, có kiến thức để nhận biết, nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần thì mới có thể chống lại bạo lực tinh thần.
Có những trường hợp nạn nhân bị hành vi bạo lực ngôn từ còn khủng khiếp hơn là đánh đập. Họ bị những lời lăng mạ chì chiết làm tổn thương đến độ nhiều người bị rối loạn tinh thần, không tin vào bản thân. Có chị em và cả trẻ em khi tới Ngôi nhà bình yên, họ vô cùng sợ hãi khi nghe tiếng nói to. Phản ứng chung là cơ thể run lên bần bật, co người lại, nắm chặt tay… Một số người chồng gây bạo lực tinh thần bằng cách mang con cái để tạo áp lực, gây tổn thương cho vợ mình. Họ dọa dẫm nạn nhân sẽ bị mất quyền nuôi con, dọa không cho con đi học… Độc ác hơn, có nạn nhân đang ở Ngôi nhà bình yên mà vẫn nhận được những bức ảnh mà chồng gửi tới như ảnh con bị tròng dây thừng vào cổ, những hình ảnh máu me đe doạ. Thậm chí có người chồng còn dẫn theo cả đội bảo vệ, xã hội đen đến tận Ngôi nhà bình yên đe doạ nhân viên chúng tôi và ép vợ phải về… (Bà LÊ THỊ NGỌC BÍCH,chuyên gia tham vấn Ngôi nhà bình yên) |
HIỀN LƯƠNG
(责任编辑:La liga)
- ·Thu hồi xe máy cũ nát: Trông chờ vào lộ trình đăng kiểm xe máy định kỳ
- ·Nét đẹp nhà ở của người M’nông tại Bình Phước
- ·Tuyển Việt Nam và thách thức lớn nhất cho người thay ông Troussier
- ·Ban 389 tỉnh Hà Tĩnh: Một năm, xử lý hơn 2.824 vụ việc
- ·Chủ tịch Quốc hội: Viettel cần tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về viễn thông
- ·Đồng Xoài tập trung chỉnh trang đô thị
- ·4 phòng thí nghiệm của Hải quan được công nhận chất lượng quốc gia
- ·Cải cách thủ tục hành chính thuế: Cần chuẩn hóa thủ tục thanh kiểm tra
- ·Quang Hùng MasterD chiến thắng 'Anh trai tài năng' ở Ngôi sao của năm 2024
- ·Khai mạc đường hoa xuân tại Quảng trường 23
- ·Vụ bác sĩ Chiêm Quốc Thái bị chém: Hé lộ số tiền ‘khủng’ vợ thuê giang hồ
- ·Thu thuế xuất nhập khẩu điện tử đạt tỷ trọng 63%
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tạm hoãn xuất cảnh Giám đốc Công ty Tân Thành Lợi
- ·Thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế
- ·Chủ tịch Hà Nội: Áp dụng chính sách có lợi nhất cho người dân khu xử lý rác Nam Sơn
- ·Khai quật mộ cổ tại Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần
- ·253 hộ gia đình, cá nhân tại Hậu Giang được xóa nợ thuế
- ·Nhận định bóng đá Bayern Munich vs Real Madrid, bán kết Cúp C1
- ·Thaco chi 2.200 tỷ 'cứu' công ty nông nghiệp của bầu Đức: Các nhà băng có thể thở phào?
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 6/5/2024 mới nhất