【giải vdqg nga】Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi Hội nghị về biến đổi khí hậu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong tiếp tục nhận được sự đồng hành,ôngđiệpcủaThủtướngNguyễnXuânPhúcgửiHộinghịvềbiếnđổikhíhậgiải vdqg nga hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong hai ngày 25 và 26/1/2021 đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến về thích ứng với Biến đổi khí hậu nhằm bàn về các giải pháp cấp bách để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tại Phiên Khai mạc Hội nghị, Tổng thống Pháp, Thủ tướng các nước Hà Lan, Anh, Đức, Đặc phái viên của Hoa Kỳ về khí hậu và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phát biểu bày tỏ quan ngại trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần khẩn trương hành động, tăng cường hợp tác và hỗ trợ tài chính cho hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu. Lãnh đạo các nước phát triển cam kết sẽ ưu tiên hỗ trợ các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong viện trợ dành cho các nước đang phát triển.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thông điệp quan trọng gửi Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp của Thủ tướng:
Thưa Quý vị đại biểu,
Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta đang bị rung chuyển mạnh mẽ do những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, sự phát triển, tồn vong của nhiều dân tộc, quốc gia bị đe dọa. Thách thức này như đang nặng nề thêm bởi sự lan tràn của Đại dịch COVID-19 đang gây ra những hệ lụy to lớn và làm phân tán nguồn lực dành cho các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội nghị hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng khi chúng ta chung tay đoàn kết mở ra thập kỷ mới vì Ngôi nhà trái đất thân yêu, với những quyết tâm mạnh mẽ, các sáng kiến mới, tăng cường hành động thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần quan trọng thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững SDG-2030 của Liên Hợp Quốc.
Thưa Quý vị,
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Khu vực ven biển và đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, thường xuyên chịu tác động nghiêm trọng của nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiểm họa liên quan đến khí hậu như bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán. Khu vực miền núi cũng thường xuyên bị lũ quét và sạt lở đất với tần suất ngày càng gia tăng.
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, bên cạnh việc tích cực tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng các-bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam cam kết tăng cường sức chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra; lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch quốc gia; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Chính phủ Việt Nam coi dựa vào người dân, sự chung tay hợp tác, hành động của mỗi người dân là nền tảng cho triển khai thắng lợi các chương trình, hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mặc dù, Việt Nam đã rất nỗ lực nhưng tiềm lực nền kinh tế hiện mới đáp ứng được 30% nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia; trong giai đoạn 2021-2030 cần huy động thêm khoảng 35 tỷ USD. Nhân dịp này, tôi trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thưa Quý vị đại biểu,
Các thách thức của biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục gia tăng và trở nên khó kiểm soát, chúng ta cần khẩn trương hành động và tăng cường khả năng thích ứng ngay từ bây giờ. Vì vậy, tôi cho rằng:
Thứ nhất,cần nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, tham gia của mọi người dân, tăng cường khả năng chống chịu của tất cả các ngành và lĩnh vực trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Thứ hai,thích ứng với biến đổi khí hậu cần gắn liền với phát triển bền vững, bình đẳng giới, xóa đói, giảm nghèo và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Thứ ba,tăng cường hỗ trợ quốc tế giành cho các nước đang phát triển về tài chính và công nghệ phục vụ cho thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ tư,thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên, khuyến khích, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà khoa học, cộng đồng dân cư và các tổ chức phi chính phủ vào các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm chuyển hóa những “thách thức” do biến đổi khí hậu thành “cơ hội” phát triển bền vững cho tất cả mọi người.
Trân trọng cảm ơn./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hơn 70 triệu đồng đến với bé con bà Hoài
- ·Muốn cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử cần phải có điều kiện gì?
- ·Yen Nhật mất giá, lao động Việt thu nhập giảm
- ·Bộ Công Thương lấy ý kiến 4 phương án cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt
- ·Chấn thương sọ não nhưng giám định thương tật vẫn là 0%
- ·Hòa Bình triển khai các giải pháp thu ngân sách trong bối cảnh mới
- ·Đóng điện đường dây, TBA 110kV Krông Bông và đấu nối tại Đắk Lắk
- ·SPMB đẩy nhanh tiến độ dự án nâng công suất TBA 500kV Vĩnh Tân
- ·Công an được quyền giữ xe thế nào?
- ·6 tháng, sản lượng điện của EVNGENCO1 đạt trên 15.578 triệu kWh
- ·Người đàn bà cơ cực bị chồng ruồng bỏ vì con mắc bệnh tim
- ·Phát triển ngành cơ khí: Xác định đúng nhu cầu thị trường
- ·Lướt sóng vàng lỗ ngay 3 triệu đồng, 2 tháng đau đớn của dân đầu cơ
- ·Cục Thuế Bình Định siết chặt quản lý thuế thương mại điện tử
- ·Bố tôi sắp phá sản mà nhà chồng không ai chịu giúp
- ·Sản lượng điện của EVN đạt 18,54 tỷ kWh trong tháng 4/2020
- ·Giá xăng giảm mạnh đến 3.600 đồng/lít, về lại mức 5 tháng trước
- ·Miền Nam: Nhiều mô hình tiết kiệm điện hiệu quả
- ·Không tiền, cô bé 6 tuổi sắp phải cắt bỏ chân phải
- ·Hàng không quá tải, quay cuồng với giá vé, hủy chuyến