【trục tiêp bong đá】Cửa nào để hàng Việt vào siêu thị ở nước ngoài?
Xuất qua trung gian
Năm 2008, Công ty CP Thúy Đạt (sản xuất và mua bán các sản phẩm ngành dệt sợi, khăn bông XK các loại) có đơn hàng đầu tiên XK đi Nhật Bản. Đến nay, DN này có khoảng 30 khách hàng ở Nhật với số lượng hàng XK mỗi tháng khoảng 30-40 container. Tuy nhiên, hàng hóa của DN chủ yếu bán qua công ty trung gian của Nhật Bản rồi từ đó DN trung gian phân phối cho các siêu thị với thương hiệu của chính họ. Khi được hỏi vì sao không XK trực tiếp vào các siêu thị của Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Châu, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Thúy Đạt cho hay: “Bán trực tiếp cho siêu thị không khó, lợi nhuận cao hơn nhưng lách cách, lắm cầu. Còn bán qua công ty trung gian, họ làm việc với nhiều siêu thị, có nhiều mã sản phẩm khi đó, DN có thể làm dài hơi hơn so với việc chỉ biết đến một siêu thị, do họ mua hàng với lượng không nhiều”. Một nguyên nhân khác khiến hầu hết các DN dệt may Việt Nam khó XK trực tiếp sang các siêu thị nước ngoài là do ngành dệt may hiện nay chủ yếu làm gia công. Những đơn hàng XK của Công ty nói trên đều là do đơn đặt hàng từ phía nhà NK từ mẫu mã, thiết kế. Để có thể làm việc trực tiếp với các hệ thống phân phối nước ngoài, thường DN phải có những thương hiệu riêng, có tiếng tăm.
Với Công ty TNHH Dệt may T&N, chuyên XK đi Pháp, Mỹ, sau nhiều thời gian “mày mò”, DN này đã có thể tìm đến “đầu mối” của siêu thị ở châu Âu, Mỹ là bộ phận thu mua của siêu thị. Ông Trần Đức Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Dệt may T&N chia sẻ: “Trước đây, khi XK sang châu Âu chúng tôi phải thông qua các nhà NK của Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông bởi không có mối liên hệ với bộ phận thu mua”. Cách thức làm việc gián tiếp này dù mang lại thuận lợi cho DN về mặt giao hàng, được hỗ trợ về tìm kiếm nguyên liệu hay mẫu mã nhưng sau một thời gian làm việc, ông Toàn nhận thấy khó khăn còn nhiều hơn như bị ép giá, thanh toán không sòng phẳng có lúc còn bị giữ vốn... Do vậy, Công ty TNHH Dệt may T&N đã tìm đến việc tiếp xúc với bộ phận thu mua của siêu thị.
“Cách thức đi vào siêu thị nước ngoài là phải qua bộ phận thu mua bởi bộ phận này sẽ quyết định mua hàng của ai và giá cả như thế nào. Phòng thu mua là cánh cửa đầu tiên khi bước vào siêu thị nước ngoài”, ông Toàn nói. Để tiếp cận được với bộ phận thu mua, Công ty TNHH T&N đã đi tham gia vào các hội chợ hàng tiêu dùng, ví dụ như ở Las Vegas hay Mỹ bằng cách tham gia triển lãm, trưng bày hàng. Tại đây, bộ phận thu mua của các siêu thị sẽ đến tiếp cận và tìm sản phẩm sau đó sẽ làm việc trực tiếp với DN. “Tất nhiên, muốn bán được hàng, hàng hóa của DN phải là hàng tốt, giá cạnh tranh, đồng thời cũng phải chung chi và lobby”, ông Toàn chia sẻ. Cũng theo vị giám đốc này, khi làm việc trực tiếp được với bộ phận thu mua DN sẽ có thêm lợi nhuận, được tư vấn, được làm việc với phong cách chuyên nghiệp hơn, điều quan trọng hơn cả là DN sẽ tiến bộ nhanh hơn.
Doanh nghiệp - yếu tố quyết định
Trên thực tế, có không nhiều DN có thể tiếp cận được trực tiếp với siêu thị nước ngoài. Ông Phạm Tất Thắng, cố vấn cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, mong ước đưa hàng hóa vào các siêu thị nước ngoài là mục tiêu cần phấn đấu. Tuy nhiên, lâu nay, hàng hóa Việt Nam chưa vào được các siêu thị bởi đòi hỏi quy định ngặt nghèo về chất lượng, tần suất, bao gói, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… phần lớn bán qua DN trung gian sau đó họ đóng gói phân loại và đóng mác của họ. Đây là một thực tế của hầu hết các DN Việt Nam.
Cùng quan điểm trên, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan nhìn nhận, Việt Nam khi sản xuất không nghĩ đến công nghệ, phân phối, chỉ nghĩ đến sản xuất ra và than trách khó khăn. Chính vì vậy, khoảng cách giữa nhà sản xuất và siêu thị mới cách xa. Trên thực tế, để vào siêu thị nước ngoài “khó thật” bởi lẽ họ có ban kiểm tra chất lượng, có quy định và quy trình đặt hàng.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020”. Một trong những “mong ước” của đề án là tăng kim ngạch hàng hóa XK trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài, trước mắt là các hệ thống phân phối đã có mặt tại Việt Nam, tiếp đến là các hệ thống phân phối lớn khác; phấn đấu hàng hóa Việt Nam được XK trực tiếp vào tất cả hệ thống phân phối lớn tại các quốc gia ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam ở châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Đề án cũng đưa ra các định hướng hỗ trợ doanh nghiệp.
Song với mục đích, ý kiến của một DN khi cho rằng đưa hàng vào siêu thị nước ngoài không phụ thuộc vào ý muốn của cơ quan chức năng cũng có phần hợp lý. Bởi lẽ, muốn đưa hàng vào siêu thị dù nước ngoài hay siêu thị nội, DN vẫn là người quyết định. Hàng hóa đến được với người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị phải qua rất nhiều khâu, nhiều công đoạn từ sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông… Trong tất cả các khâu này, DN phải nâng được năng suất lao động, giảm chi phí, giảm thời gian, giảm hao hụt, bảo đảm được chất lượng…, thì mới có cơ hội “chen chân” vào hệ thống siêu thị nước ngoài. Bổ sung thêm, ông Mười cho rằng, DN phải quan tâm đến đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, công nghệ quản trị và phối hợp với kênh phân phối.
Muốn đạt mục tiêu đề ra của đề án, cơ quan chức năng cần có hướng giúp đỡ DN. Ông Thắng gợi ý, muốn XK vào siêu thị nước ngoài, chúng ta có thể dựa vào lực lượng người Việt ở nước ngoài, tạo thành “chân rết” cho DN Việt; bám vào các DN FDI có mặt tại Việt Nam để có thể giới thiệu với công ty mẹ ở nước ngoài.
Trả lời phỏng vấn Báo Hải quan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, với đề án “Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020”, Bộ Công Thương hiện đang làm và sẽ làm tích cực hơn để có thể thực hiện mục tiêu của đề án. Trước tiên, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào việc đàm phán, hợp tác với các tập đoàn, siêu thị nước ngoài đang có mặt ở Việt Nam để họ tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào hệ thống siêu thị tại nước bản địa của họ và các quốc gia khác. Ví dụ như các hệ thống siêu thị Metro, Big C, AEON ở châu Âu, Nhật Bản… Theo đó, họ dành một diện tích nhất định ở trong siêu thị để chúng ta trưng bày hàng hóa Việt Nam, làm các chương trình tuần hàng Việt Nam ở siêu thị. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tạm giữ hình sự tài xế đâm tử vong bà bầu và chồng trên đường đi khám thai
- ·MV ‘Arise’21
- ·Vietjet mang ‘Tết ấm’ đến người khuyết tật TP.HCM
- ·Hai doanh nghiệp Trung Quốc “văng” khỏi top 10 công ty lớn nhất toàn cầu
- ·Công đoàn Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng với hoạt động kỉ niệm 27/7
- ·Nhân dân tệ lên ngôi, Trung Quốc nới lỏng kiểm soát đầu tư xuyên quốc gia
- ·9X Đà Nẵng và hành trình 8 năm theo nghề làm đẹp
- ·Làm việc trong nhà máy tại Long An: Thu nhập ổn định, tương lai chắc chắn
- ·Loạt gần trăm tài sản, nhà đất ‘khủng’ liên quan đến Vũ ‘nhôm’ bị điều tra
- ·Hình ảnh ngày 8/3: Trai xinh gái đẹp đổ về chợ hoa lớn nhất TP.HCM dịp lễ 8/3
- ·Bộ TT&TT quy định hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất
- ·Mẹo bảo quản trái cây mâm ngũ quả tươi lâu gấp đôi mà không cần đến tủ lạnh
- ·Người già gia tăng khiến lợi suất trái phiếu của Mỹ giảm
- ·Người phụ nữ 'rũ bùn nghiện ngập', trở thành giáo sư
- ·Nghệ An: Chợ cháy dữ dội trong đêm khiến nhiều ki ốt và hàng hóa bị thiêu rụi
- ·Doanh nghiệp và nhà trường “bắt tay” để đào tạo người lao động
- ·5 thành phố đã từng bị lỗ nặng vì đăng cai Olympics
- ·Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời
- ·Quảng Ninh: Mâu thuẫn dồn nén trong công việc, dùng dao đâm chết đối thủ
- ·Cô gái Hà Nội vượt 'cửa tử' ung thư nhờ tình yêu tuyệt vời