【lịch thi đấu bóng đá dortmund】Tìm lối mới khi điện than thu hẹp
Tại Hội nghị COP26 đang diễn ra tại Glasgow,ìmlốimớikhiđiệnthanthuhẹlịch thi đấu bóng đá dortmund Chính phủ Việt Nam đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050. Cũng hướng tới mục tiêu giảm phát thải, tới nay đã có hơn 100 ngân hàng, các tổ chức tài chính đa phương và đầu tưtài chínhthông báo về việc rút khỏi các dự ánkhai thác than và nhà máy điện than. Trong số này có những tên tuổi như World Bank, ADB, Standard Chartered, Maybank, SMBC…
Xu hướng của thế giới này đã tác động nhất định tới Việt Nam và đặt ra câu chuyện phải có phương án dự phòng thay thế các nguồn điện than mới đang được đặt ra trong Dự thảo Quy hoạch Điện VIII bằng các nguồn điện tái tạo và điện khí linh hoạt, nhất là nếu các dự án điện than này chưa thu xếp được tài chính.
Ảnh minh họa: Nhà máy điện Manantiales Behr |
Theo thống kê, tới cuối năm 2020, hệ thống điện Việt Nam đang có 21.300 MW công suất điện than, chiếm 30,8% công suất và 50% sản lượng.
Mặc dù trong Dự thảo quy hoạch điện VIII vừa được trình lên Chính phủ, tỷ trọng đóng góp của điện than trong cơ cấu nguồn điện sẽ giảm xuống còn 28,4-31,4% vào năm 2030 và 15,4-19,4% vào năm 2045 nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn có sự gia tăng về công suất khi đặt mục tiêu 40.900 MW vào năm 2030 và 50.900 MW vào năm 2035.
Trong số các dự án điện than đã được phê duyệt này, theo ước tính có khoảng 15.800 MW vẫn chưa thu xếp được tài chính. Bởi vậy các dự án này sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối mặt với mục tiêu giảm phát thải carbon đang được cổ suý hiện nay.
Ông Ngô Đức Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng nhận xét, huy động vốn cho nhiệt điện than thời gian tới rất khó khăn khi nhiều tổ chức tài chính nói không với nhiệt điện than. Điển hình là Trung Quốc hay Anh đã đưa ra những quy định chống cung cấp tài chính cho điện than.
Đồng quan điểm này, bà Malin Ostman, Giám đốc Phát triển thị trường và Chiến lược cho khu vực châu Á và Trung Đông của Tập đoàn Wärtsilä cũng cho rằng, các nước với các dự án điện than đã được quy hoạch nên nghiên cứu các phương án khác để có những giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng.
Theo hướng này, các chuyên gia quốc tế đến từ tập đoàn Wärtsilä đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu về tác động của sự thay đổi trong thị trường vốn liên quan đến 15.800 MW điện than mới trong dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Biểu đồ thể hiện công suất được đề xuất để thay thế các dự án điện than chưa thu xếp được tài chính tại Việt Nam |
Nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra một cơ cấu công suất tối ưu để đưa ra một phương án thay thế cho 15.800 MW điện than (gồm 5.800 MW được quy hoạch trước năm 2030 và 10.00 MW được quy hoạch sau năm 2030) đang chưa tìm được đường thu xếp vốn.
Mô hình đã đề xuất xây dựng một cơ cấu nguồn điện bao gồm 1.100 MW điện mặt trời và 1.300 MW điện gió, hỗ trợ bởi 700 MW điện khí linh hoạt (ICE) trước năm 2030. Lượng công suất này từ các nguồn điện gió, điện mặt trời và điện khí linh hoạt này có thể là một giải pháp tối ưu để thay thế cho 5.800 MW điện than đã được quy hoạch trước năm 2030.
Mô hình cũng đề xuất xây dựng thêm 8.500 MW điện khí linh hoạt (ICE) trước năm 2045 để hỗ trợ cho nguồn điện gió và mặt trời trong tương lai do các đặc tính công nghệ ICE phù hợp cho việc cân bằng hệ thống và hạn chế cắt giảm công suất các nguồn tái tạo trong khi đảm bảo nguồn cung ứng điện được ổn định. Việc xây dựng nguồn điện khí linh hoạt trong hệ thống cũng sẽ góp phần giải quyết mối lo thiếu điện vào các giai đoạn mùa khô. Hệ thống điện khi được tăng tính linh hoạt sẽ trở nên mạnh mẽ hơn để có thể tích hợp một lượng nguồn năng lượng tái tạo lớn hơn.
“Chúng ta có thể tìm hiểu một số ví dụ trên toàn cầu về lộ trình hướng tới phát thải ròng (net zero) và nghiên cứu này của chúng tôi đã thể hiện rằng năng lượng tái tạo có khả năng trở thành một nguồn điện với chi phí hợp lý và độ tin cậy cao khi có đủ sự linh hoạt trong hệ thống điện”, bà Malin Ostman nói.
- Tỉ trọng năng lượng tái tạo về sản lượng sẽ được tăng từ 32% lên 34% vào năm 2030 và từ 41% (Dự thảo Quy hoạch điện VIII) lên 45% vào năm 2045.
- Chi phí hệ thống (CAPEX - đầu tư, OPEX - vận hành) được giảm thông qua việc thay thế các dự án điện than đã được phê duyệt nhưng chưa thu xếp tài chính được bằng tổ hợp năng lượng tái tạo và điện khí linh hoạt (ICE) sẽ có thể lên tới 24 tỷ USD vào năm 2045.
- Việc bổ sung thêm nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống điện sẽ giúp cho giảm 15% lượng khí thải CO2 vào năm 2045.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quy hoạch tổng thể quốc gia dựa trên liên kết vùng khoa học, tạo không gian phát triển đồng bộ
- ·Giá vé xe khách tăng không quá 40% dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
- ·Người đẹp Tường San 18 tuổi, cao 1m79, eo 56cm thi Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam
- ·Lệ Quyên gây tranh cãi khi nói antifan 'thần kinh'
- ·Cuộc gọi hỏi tiêm chủng vắc xin đang lan truyền trên mạng xã hội là tin giả
- ·Thị trường lúa gạo hôm nay 18/5: Gạo nguyên liệu và xuất khẩu giữ mức giá ổn định
- ·Ẩn hoạ từ những nhà xưởng vi phạm về phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội
- ·Niêm yết mới suy giảm mạnh trên thị trường chứng khoán, vì sao?
- ·Trình UBTVQH Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
- ·Giá lúa gạo hôm nay 16/5: Nhu cầu các loại gạo thơm tăng trở lại
- ·Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu chúc mừng Trung tâm Truyền thông nhân Ngày Báo chí Cá
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2019
- ·Giá hạt tiêu hôm nay ngày 16/5: Nhu cầu mua thấp, giá tiếp tục giảm
- ·Làm mới 'Nhật ký của mẹ', Duyên Quỳnh không ngại bị so sánh với Hiền Thục
- ·Bảo đảm hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, ổn định thị trường và lợi ích người dân
- ·Chứng khoán 26/9: Thị trường vẫn nằm trong xu hướng đi ngang và tích lũy
- ·Đan Mạch cam kết hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng bền vững
- ·Giá lúa gạo hôm nay 16/5: Nhu cầu các loại gạo thơm tăng trở lại
- ·Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn thương vụ quốc phòng 'khủng' với Qatar và UAE
- ·Giá dầu thế giới hướng đến mức giảm gần 4% hàng tuần