会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh trung quốc 2】JICA: Góp phần xây dựng mối quan hệ "Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng"!

【bxh trung quốc 2】JICA: Góp phần xây dựng mối quan hệ "Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng"

时间:2024-12-23 19:04:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:919次
JICA: Góp phần xây dựng mối quan hệ

Ông Fujita Yasuo - Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam

Ông vui lòng chia sẻ về những chiến lược hỗ trợ phát triển hiện nay của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam?ópphầnxâydựngmốiquanhệquotĐốitácchiếnlượcvìhòabìnhvàthịnhvượbxh trung quốc 2

JICA đã và đang hỗ trợ Việt Nam nhằm đạt được tăng trưởng bền vững mà mục tiêu quốc gia đề ra là “trở thành nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại” theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020) và Kế hoạch phát triển 5 năm (2016-2020) của Việt Nam. Chiến lược hỗ trợ phát triển hiện nay của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam được thực hiện thông qua 3 trụ cột.

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế nhằm giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên trường quốc tế, JICA đặc biệt hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức như ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu, tăng cường năng lực cạnh tranh công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh cơ sở hạ tầng chất lượng cao, trong đó có hạ tầng giao thông và cung cấp điện.

Thứ hai, tăng cường khả năng ứng phó: JICA đã và đang hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua đẩy mạnh cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, phát triển nông nghiệp và nông thôn, cải thiện các dịch vụ y tế, phòng chống thiên tai, quản lý môi trường, giảm thiểu thiệt hại và tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, quản trị tốt: Để đẩy mạnh quản trị nhà nước, JICA hỗ trợ Việt Nam cải cách pháp lý và tư pháp, tăng cường các chức năng và năng lực quản lý hành chính, đẩy manh các chức năng của Quốc hội, và nâng cao năng lực cho cơ quan truyền thông...

Các dự án của JICA được triển khai theo các hình thức như vốn vay ODA, viện trợ không hoàn lại, hợp tác kỹ thuật, đào tạo và phái cử chuyên gia cũng như tình nguyện viên. Các dự án này ứng dụng các kinh nghiệm, kỹ thuật và bí quyết của Nhật Bản bất cứ khi nào có thể, khi nào thấy phù hợp. JICA đẩy mạnh khuyến khích các doanh nghiệp (DN) tư nhân, chính quyền địa phương, các trường đại học và cộng đồng cư dân của Nhật Bản tham gia vào các dự án hợp tác. Hoạt động hợp tác của JICA đã góp phần đẩy mạnh mối quan hệ đối tác của hai quốc gia trong nhiều lĩnh vực, như tăng cường sự tin tưởng và tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế song phương trong đó có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.

Xin ông đánh giá những nét chung về các hoạt động hợp tác phát triển mà JICA thực hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây?

Các dự án ODA của Nhật Bản cho đến nay đã được triển khai một cách tương đối hiệu quả. Các dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra, đem lợi ích đến cho nhóm cộng đồng và cư dân là đối tượng thụ hưởng dự án cũng như cho xã hội. Người dân Việt Nam có thể nhận thấy dấu ấn các hoạt động hợp tác phát triển của JICA trên hầu khắp các lĩnh vực. Tất cả các dự án ODA này đều đã góp phần đem đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam.

Lấy thời điểm ODA của Nhật Bản được nối lại cho Việt Nam vào năm 1992. Kể từ thời điểm đó, ODA của Nhật Bản từng bước được điều chỉnh qua các thời kỳ để đáp ứng với nhu cầu phát triển của nước sở tại. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, hợp tác của Nhật Bản dành ưu tiên cho việc tái thiết đất nước thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ công cuộc đổi mới và tự do hoá thị trường. Sang những năm 2000, hợp tác của Nhật Bản chuyển hướng tập trung sang thúc đẩy sức tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống người dân và phát triển xã hội, đồng thời hỗ trợ xây dựng thể chế và phát triển nguồn nhân lực. Từ năm 2010, chúng tôi bắt đầu hỗ trợ Việt Nam trở thành “quốc gia công nghiệp hoá theo hướng hiện đại” thông qua 3 trụ cột như đã nói ở trên.

Bên cạnh việc đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, vậy JICA sẽ tập trung vào các hoạt động hỗ trợ nào để giúp Việt Nam vượt qua những thách thức, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thưa ông?

Ở đây, tôi xin được nhấn mạnh 3 thách thức của Việt Nam, và các hoạt động hợp tác của JICA nhằm hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức đó.

Phát triển kinh tế bền vững đi đôi với công bằng xã hội: Trong khi nền kinh tế đạt tăng trưởng cao và khá bền vững trong một thời gian dài, thì giờ đây tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng suy giảm. Liên quan đến tình trạng này, “bẫy thu nhập trung bình” là mối quan ngại thường được đề cập tới. Trước đây, động lực chính của tăng trưởng kinh tế đến từ đầu tư vốn, đầu vào nhân công giá rẻ và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong suốt hơn 10 năm, nhân tố năng suất tổng hợp gần như không đóng góp được gì vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chính bởi vì các động lực tăng trưởng trên không mang tính bền vững, nên cần thiết phải có một mô hình tăng trưởng mới. Trong số các giải pháp đưa ra, thì các giải pháp chính bao gồm: tăng năng suất (năng suất hiện tại của Việt Nam thấp hơn một nửa so với Thái Lan và Indonesia) và sáng tạo.

Trong thời gian qua, JICA đã triển khai rất nhiều các hoạt động hợp tác nhằm hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này. Ví dụ điển hình là hỗ trợ nhằm hình thành nền kinh tế được dẫn dắt bởi khu vực tư nhân thông qua cải thiện môi trường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, và cải tổ DN nhà nước mà tỷ lệ đóng góp vào GDP chỉ khoảng 30%. Tiếp đến là phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học, đào tạo kỹ năng và dạy nghề; các học viên tốt nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành các nhà lãnh đạo đưa đến sự đổi mới cho đất nước, và hình thành nguồn lao động năng suất cao. Thứ 3 là việc phát triển các DN nhỏ và vừa với kỳ vọng các DN này sẽ hoạt động hiệu quả hơn và liên kết mạnh mẽ hơn với các DN ngoài nước. Cuối cùng là phát triển khu vực nông nghiệp là khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn nhưng năng suất lại đang trì trệ.

Bên cạnh đó, đô thị hoá đưa đến việc tập trung các hoạt động kinh doanh và mật độ cư dân lớn tại các khu vực đô thị, đã luôn là một trong các yếu tố góp phần vào tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam. Tuy nhiên, tắc nghẽn đô thị đã làm giảm hiệu quả của nền kinh tế một cách nghiêm trọng với tình trạng tắc đường, chi phí nhà ở tăng cao… do quy hoạch và quản lý đô thị chưa tốt. Một trong những giải pháp mà JICA hỗ trợ, dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản là phát triển hệ thống giao thông công cộng hiệu quả trong đó có đường sắt đô thị số 1 tại TP. Hồ Chí Minh.

Một vấn phát sinh cùng với tăng trưởng kinh tế cao mà vẫn chưa giải quyết được chính là sự xuống cấp về môi trường trong đó có sự phá huỷ môi trường tự nhiên, ô nhiễm không khí và nguồn nước, cũng như sự gia tăng lượng chất thải rắn. JICA gần đây đã triển khai dự án trồng rừng và các dự án hợp tác kỹ thuật, trong đó có dự án quản lý môi trường nước lưu vực sông, quản lý chất lượng không khí, và quản lý chất thải rắn đô thị.

Biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt với tần suất lớn, như bão nhiệt đới, mưa lục địa và hạn hán. JICA đã triển khai các hợp tác nhằm hỗ trợ Việt Nam tăng cường thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, cùng với các hỗ trợ xây dựng chính sách và tăng cường thực hiện chính sách liên quan.

Liên quan đến thích ứng với biển đổi khí hậu, các dự án cải thiện môi trường nước của JICA tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội xây dựng hệ thống thoát nước nhằm phòng tránh thiệt hại do ngập lụt gây ra. Tại đồng bằng sông Cửu Long, dự án Quản lý nước Bến Tre khởi động năm 2017 nhằm bảo vệ nền nông nghiệp của tỉnh khỏi nạn xâm nhập mặn trong quãng thời gian mùa khô.

Nhằm giảm thiểu các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, một dự án hợp tác kỹ thuật đã giúp Việt Nam xác định các công nghệ phát thải các bon thấp, và qua đó TP. Hồ Chí Minh đã nâng cao được năng lực của mình trong quản lý hiệu quả phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, như một lẽ tất yếu, các cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng cao do JICA hỗ trợ cũng góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu các thiệt hại này.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Bộ Công Thương: Sẵn sàng các kịch bản cho cung ứng điện mùa nắng nóng
  • 5 mẫu nhà ống 2 tầng nông thôn 400 triệu hiện đại nhất hiện nay
  • Gỡ vướng hơn 1.000 dự án bất động sản, báo cáo Thủ tướng trong tháng 12
  • Vì sao du lịch Bình Thuận cần lao động chuyên môn cao?
  • Nuôi loài cá đầu lân vảy rồng đẹp ma mị, nông dân thu tiền tỷ
  • Masterise Group bắt tay đối tác Anh phân phối BĐS Việt ra thế giới
  • Bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực TP.HCM vẫn ‘nóng’ dịp cuối năm
  • Hé lộ khu đô thị mở đáng sống tại cửa ngõ phía nam Hà Nội 
推荐内容
  • Chương trình hành động của Chính phủ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
  • Biệt thự đơn lập ở Hà Nội mang hơi hướng nghỉ dưỡng của nữ gia chủ cá tính
  • Quảng Bình thanh tra khách sạn 5 sao Pullman và loạt dự án treo ôm đất
  • Bộ Xây dựng tái cơ cấu, thoái vốn tại loạt ông lớn của ngành
  • Cảnh báo loại ma tuý mới gây ảo giác mạnh tẩm trong thuốc lá
  • Đăng ký biến động đất đai ở Long An chỉ 1 ngày là có kết quả