【kết quả bóng đá colombia hôm nay】Sửa Luật Thủ đô: Dự án BT đủ điều kiện mới có thể “hồi sinh”
Các dự ánđầu tưtheo hình thức Hợp đồng BT trên địa bàn Hà Nội thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. |
Hợp đồng BT thanh toán bằng vốn ngân sách nhà nước được thực hiện khi đáp ứng các yêu cầu: áp dụng công nghệ,ửaLuậtThủđôDựánBTđủđiềukiệnmớicóthểhồkết quả bóng đá colombia hôm nay kỹ thuật mới hơn, hiện đại hơn so với thiết kế; chi phí thanh toán cho nhà đầu tư thấp hơn dự toán được lập và thẩm định, đã được kiểm toán; thời gian hoàn thành ngắn hơn so với thời gian thiết kế dự tính.
Đó là một trong những điều kiện đối với việc thanh toán hợp đồng BT bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng quỹ đất, tại Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi (Dự thảo), sẽ được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vào sáng 26/3.
Trước đó, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ sáu, nhiều ý kiến đại biểu tán thành việc cho phép Thành phố Hà Nội thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trong một số lĩnh vực và thanh toán cho nhà đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng quỹ đất để kịp thời huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng kịp.
Liên quan đến việc thanh toán hợp đồng BT bằng quỹ đất, có ý kiến còn băn khoăn về cách thức phối hợp đồng bộ giữa đấu thầulựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BT và đấu giáđối với quỹ đất, nhà, tài sản gắn liền với đất để đối ứng cho việc thực hiện dự án BT; việc bảo đảm nguyên tắc xác định giá, bù trừ chênh lệch bằng tiền bởi đây không phải là nội dung mới và khi xem xét, thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) năm 2020, Quốc hội đã thảo luận và quyết định không đưa quy định về hợp đồng BT vào Luật.
Thường trực Ủy ban Pháp luật cho biết, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Dự thảo đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng xác định cụ thể các nguyên tắc, điều kiện đối với việc thanh toán hợp đồng BT bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng quỹ đất.
Theo đó, hợp đồng BT thanh toán bằng vốn ngân sách nhà nước được thực hiện khi đáp ứng các yêu cầu: áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới hơn, hiện đại hơn so với thiết kế; chi phí thanh toán cho nhà đầu tư thấp hơn dự toán được lập và thẩm định, đã được kiểm toán; thời gian hoàn thành ngắn hơn so với thời gian thiết kế dự tính. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm giám sát quá trình thi công, kiểm định chất lượng công trình, đảm bảo chất lượng, công dụng và các tính năng của công trình khi hoàn thành không thấp hơn thiết kế; xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất được thực hiện khi đáp ứng các yêu cầu: quỹ đất dùng để thanh toán phải là vùng phụ cận liền kề với dự án đầu tư theo hợp đồng BT, chịu ảnh hưởng trực tiếp các tác động của công trình khi dự án đầu tư hoàn thành; nhà đầu tư được lựa chọn trong cùng một cuộc đấu thầu do UBND thành phố Hà Nội tổ chức để chọn nhà đầu tư thực hiện đồng thời cả dự án đầu tư theo hợp đồng BT và dự án đối ứng có sử dụng đất (theo đó, sẽ lập 1 bộ hồ sơ mời thầu để đấu thầu lựa chọn 1 nhà đầu tư thực hiện đồng thời cả dự án BT và dự án đối ứng); xác định thời điểm giao đất, thời điểm triển khai dự án đối ứng có sử dụng đất (khoản 5 Điều 40).
Quy trình, thủ tục cụ thể để thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT sẽ do Chính phủ quy định chi tiết (khoản 6 Điều 40).
Trong quá trình cho ý kiến về Dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan để đề xuất giải pháp hợp lý, khả thi khi áp dụng hợp đồng BT trên địa bàn Thành phố Hà Nội, báo cáo nêu rõ.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật đã báo cáo Quốc hội là trước khi Luật PPP được ban hành, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã triển khai các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất và thanh toán bằng tiền (có 11 dự án đã hoàn thành và 6 dự án đang triển khai thực hiện).
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Khi Luật PPP có hiệu lực, Thành phố Hà Nội đã phải thông báo dừng triển khai 82 dự án đầu tư theo hợp đồng BT. Các dự án này chủ yếu là các dự án xây dựng đường giao thông, hệ thống xử lý rác thải, xử lý và tiêu thoát nước thải, cải tạo sông, rạch…
Nếu các dự án này sớm được thực hiện theo hợp đồng BT thì sẽ có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô; đồng thời, huy động được nguồn lực của khu vực tư nhân giúp giảm áp lực về vốn đầu tư công đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có yêu cầu triển khai sớm nhưng chưa thu xếp được nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo cơ quan soạn thảo.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Kho bạc Nhà nước: Hướng tới hiệu quả trong điều hành ngân quỹ và huy động vốn
- ·Katy Perry như cởi trần đi xem thời trang
- ·Bộ Tài chính quán triệt Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Mẫu đồng hồ yêu thích của tân vương Roland Garros 2024
- ·Lãi ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn TP.HCM tăng trên 14%
- ·Du khách Việt muốn sử dụng phòng nghỉ và phương tiện xanh
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·H'Hen Niê giải thích về sự cố 'mặc áo dài tàng hình lên tivi'
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Cháy lớn tại một tòa nhà khiến 8 người tử vong
- ·Thời tiết ngày 29/3: Từ ngày 30/3
- ·Yêu cầu các địa phương quyết liệt tiêm vắc
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Khai mạc Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 22
- ·Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid
- ·50 tỉnh, thành đăng ký tham gia Ngày hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh 2022
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Doanh nhân Phúc Thành nói gì về lời 'tố' của Hoa hậu Đặng Thu Thảo?