【đội hình nottingham forest gặp man city】Kiểm soát chi tiêu, tăng nguồn thu ngân sách
Ngân khố khó khăn,ểmsotchitiutăngnguồđội hình nottingham forest gặp man city thu không đủ bù chi, phải vay nợ chi tiêu nhưng còn quá nhiều điều bất cập trong chi tiêu ngân sách hiện nay. Đó là nỗi lo lắng của nhiều đại biểu (ĐB) khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về ngân sách và phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) ngày hôm qua (2/11).
Nghịch lý: thu không đủ, chi “vung tay quá trán”
Theo ĐB Trần Du Lịch (TP. HCM), xét trên tổng thể, chưa bao giờ kinh tế Việt Nam có vị trí lớn như hiện nay nhưng tại sao ngân sách vẫn lâm vào cảnh “giật gấu vá vai”. Đi sâu vào phân tích, theo ĐB Trần Du Lịch, tăng chi, bội chi đã mang lại 2 tích cực: nâng chất lượng hạ tầng xã hội và giảm phân hóa giàu nghèo, nông thôn với thành thị. Nhưng chi tiêu cũng đang bộc lộ các hạn chế: thể chế về phân bổ ngân sách duy trì theo kiểu xin - cho quá lâu nên dẫn đến không hiệu quả; chi tiêu theo kiểu “vung tay quá trán”, nới rộng bộ máy, nhiều ghế khiến bộ máy phình ra, ngân sách “không chịu nổi”; kỷ cương kỷ luật ngân sách chưa được nghiêm.
ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) lo ngại, trước việc tăng chi thường xuyên và bộ máy hành chính thời gian qua không giảm khi mà năm 2005 hai khoản chi này tăng lần lượt 25% và 8% thì đến năm 2012 đã tăng tương ứng 73% và 12%. Thực trạng quản lý chi tiêu đang diễn ra lỏng lẻo trong khi túi tiền quốc gia eo hẹp thì việc chi tiêu phải có kế hoạch. Lượng cán bộ, công chức, viên chức tăng lên nhưng thực tế chất lượng hoạt động còn nhiều hạn chế. Chia sẻ khó khăn với Bộ trưởng Bộ Tài chính về thu, chi ngân sách năm nay khác với “tình hình vui vẻ” của năm 2012, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) đề nghị Quốc hội, Chính phủ khi bàn, thông qua luật, văn bản pháp luật cân nhắc không để bộ máy phình ra, tăng chi tiêu. “Cử tri nói với chúng tôi là nay cứ ra ngõ là gặp chủ tịch. Các hội thành lập quá nhiều hiện nay đang tiêu tốn một phần không nhỏ ngân sách Nhà nước, do vậy cần xem lại cách thức tổ chức” - ĐB Lê Nam nêu.
Hoan nghênh việc Bộ trưởng Bộ GT-VT chỉ rà soát 3 tuyến cao tốc đã tiết giảm gần 15.000 tỷ đồng, ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) đề nghị, các dự án mà sắp sử dụng nguồn TPCP sắp tới cần rà soát chi phí nhân công, xăng dầu, xe, lễ khởi công, động thổ, thông xe... để từ đó tiết giảm hơn các chi phí không cần thiết. Với cách rà soát như trên thì kinh phí đầu tư cho dự án Quốc lộ 1A và 14 có thể tiết giảm được khoảng lần lượt 6.000 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Cũng hoan nghênh việc rà soát, tiết kiệm được 15.000 tỷ đồng, ngăn được lãng phí, thất thoát trong xây dựng giao thông, theo ĐB Trần Du Lịch, nếu không có việc cắt giảm này, người dân tiếp tục phải đóng những đồng thuế cho các khoản chi vô lý. Do vậy, trong chi tiêu cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để ngăn ngừa lãng phí.
Về thu ngân sách, ĐB Trần Du Lịch ủng hộ quan điểm của Chính phủ về thu ngân sách cổ tức từ các doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chưa chuyển về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ để bù đắp ngân sách, đầu tư hạ tầng... ĐB Trần Du Lịch cũng đề nghị những giải pháp thu ngân sách này nên được đưa vào nghị quyết của Quốc hội khi mà việc “giải bài toán ngân sách không còn con đường nào”. ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định), Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) băn khoăn, đánh giá về hụt thu ngân sách của Chính phủ chủ yếu đề cập nguyên nhân như chuyển giá, gian lận thương mại, nợ đọng... nhưng lại cho rằng do khách quan và dự toán quá cao trong khi dự toán cũng do Bộ Tài chính, Chính phủ trình Quốc hội thông qua. Theo các ĐB, cần phải nhìn nhận rõ yếu kém, tồn tại làm giảm thu ngân sách, bài học kinh nghiệm thì mới có thể đạt kết quả tốt năm sau. Còn ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) đề nghị cần làm rõ các nguồn tăng thu từ: đất đai, dầu khí, chuyển giá, nợ thuế, quỹ nằm ngoài ngân sách... và nguồn giảm chi trong mua sắm, biên chế. “Những vấn đề này phần lớn phụ thuộc cơ quan ra chính sách, chỉ đạo. Do vậy, phải làm rõ từ trên xuống dưới, địa chỉ rõ ràng để quy trách nhiệm. Bởi nếu không, tình hình khó khăn, thực trạng yếu kém thời gian tới vẫn sẽ diễn ra như vậy, thậm chí có thể tăng thêm” - ĐB Cao Sỹ Kiêm nói.
Đồng thuận vay, băn khoăn trả
Dù các ĐB khi phát biểu đều đồng thuận với việc nâng bội chi từ 4,8% lên 5,3% và phát hành thêm 170.000 tỷ đồng TPCP để đầu tư như phương án trình của Chính phủ, song hầu hết đều băn khoăn về nguồn thu để trả nợ. ĐB Trần Du Lịch lưu ý, với kế hoạch phát hành thêm 170.000 tỷ đồng TPCP thì theo tính toán, năm 2014 tổng TPCP huy động là khoảng 400.000 tỷ đồng và với kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước là nâng tín dụng lên 14%. Điều này sẽ gây lo ngại cho lạm phát. Bên cạnh đó, với việc huy động thêm TPCP, dù nợ công vẫn dưới 65% - ngưỡng được coi là an toàn - nhưng vấn đề là nguồn thu ngân sách hàng năm bao nhiêu trả nợ là đáng lo. Dù thừa nhận không cách nào khác ngoài nâng bội chi, phát hành thêm TPCP nhưng ĐB Cao Sỹ Kiêm cho rằng việc này sẽ làm khó cho lộ trình giảm bội chi ngân sách mà Quốc hội đã quyết định vào những năm sau cũng như đưa gánh nặng nợ công, trả nợ cho con cháu. ĐB Trần Quang Chiểu cũng lo ngại, tỷ lệ huy động về thuế, phí ngày càng giảm, nợ công tăng bất thường vượt xa các chỉ tiêu đưa ra trong nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Do vậy, điều cấp bách đặt ra là hoàn thiện căn cơ thu ngân sách, giảm bội chi ngân sách vì an ninh, an toàn tài chính quốc gia và không để lớp sau chỉ làm để trả nợ.
ĐB Hà Huy Thông (Thừa Thiên - Huế) đề nghị Chính phủ cần giải thích rõ hơn các vấn đề để ĐB Quốc hội có thể bấm nút tự tin hơn trong kế hoạch phát hành TPCP. Đó là tại sao họp Chính phủ gần đây cho rằng năm nay thu ngân sách có thể đạt và nếu vậy, điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến bội chi; phát hành TPCP và nợ công ảnh hưởng thế nào đến kinh tế vĩ mô; đưa danh mục dự án sẽ đầu tư sử dụng TPCP công khai để hạn chế tiêu cực... “Địa phương nào cũng cần chi để phát triển nhưng chúng ta phải có kế hoạch trả nợ không chỉ hiện nay mà xa hơn và cần phải bàn kỹ. Vấn đề này liên quan đến nhiều thế hệ sau nên cần dành thêm thời gian để thảo luận kỹ hơn” - ĐB Hà Huy Thông chia sẻ.
Theo SGGPO
(责任编辑:La liga)
- ·Giảm thiểu tai nạn giao thông đối với học sinh
- ·Báo động cuộc khủng hoảng 'chưa từng có' ở phía Bắc Dải Gaza
- ·Sau tạm dừng cấp phép condotel, Bình Định quy hoạch đô thị nghỉ dưỡng 1.500ha
- ·Lời hứa theo suốt tháng năm
- ·Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An chất vấn các vấn đề về xử lý tin giả và tội phạm công nghệ cao
- ·EU nhất trí viện trợ quân sự 5 tỷ USD cho Ukraine
- ·Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu chuyến công du thứ 4 tới Trung Đông
- ·Cầu Tứ Liên sắp xây, giới đầu tư bất động sản có cơ hội kiếm tiền?
- ·Dự báo hồ tiêu Việt Nam sớm trở lại nhóm hàng xuất khẩu tỉ USD
- ·Ðề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện cầu Trần Bạch Ðằng
- ·Công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- ·Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhóm họp về khủng hoảng Trung Đông
- ·Gần 30.000 căn hộ ở TP HCM bị chậm cấp sổ hồng
- ·Ngân hàng Nhà nước khẳng định “không thiếu vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh”
- ·Cùng Meditours Ninh Bình khám phá 5 trải nghiệm không thể bỏ qua khi du lịch cố đô
- ·Triển vọng về lệnh ngừng bắn ở Gaza vẫn mờ mịt
- ·Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Ukraine, cam kết hỗ trợ 37 triệu USD
- ·Chung cư mini vẫn mở bán liên tục dù hầu hết không làm được sổ đỏ
- ·Giá heo hơi hôm nay 17/9: Một số nơi tăng lên mức cao nhất
- ·Phòng chống xâm hại trẻ em: Đâu là tình thương, đâu là bất nhẫn?