【ty so truc tiep】Dự luật PPP sẽ đưa ra các cơ chế bảo lãnh để thu hút nhà đầu tư
Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung |
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019 diễn ra tối 4/9,ựluậtPPPsẽđưaracáccơchếbảolãnhđểthuhútnhàđầutưty so truc tiep Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung cho biết, đối với Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, trước đây dự án được thực hiện cơ chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) có sự hỗ trợ của nhà nước.
"Dự án có tổng mức đầu tư khá lớn khoảng 750 triệu USD, trong đó Nhà nước hỗ trợ 250 triệu USD từ phần vốn bảo lãnh vốn vay của Ngân hàngThế giới, dự kiến là phần vốn tham gia dự án của nhà nước. Nhà đầu tư Bitexco và một nhà đầu tư khác bỏ ra 500 triệu USD, trong đó riêng Bitexco sẽ bố trí 60%, tương đương 300 triệu USD. Tuy nhiên, quá trình đàm phán đã không thành công", ông Trung làm rõ thêm.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung, đến tháng 3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chấm dứt thí điểm dự án theo cơ chế này. "Dự án Dầu Giây - Phan Thiết sau khi dừng thực hiện đã đưa vào thành phần thực hiện theo hình thức BOT thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam theo Nghị quyết 52 của Quốc hội. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 14.300 tỷ đồng, nhà nước sẽ tham gia khoảng 2.500 tỷ đồng để đảm bảo phương án tài chínhcho dự án", Thứ trưởng Trung cho hay.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung, Chính phủ đang trình Quốc hội thông qua Dự án Luật PPP. Dự luật này trên cơ sở được kế thừa các quy định đang có để thực hiện các dự án PPP như Nghị định 108, Nghị định 15, Nghị định 63… Các nghị định này là khung khổ pháp lý để thực hiện các dự án PPP thời gian qua.
Dẫn chứng cho vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung cho biết, đến nay đã thực hiện 336 dự án PPP, trong đó có 140 dự án BOT, 188 dự án BT và các dự án theo hình thức khác. "Mặc dù còn nhiều vấn đề tồn tại nhưng các dự án PPP đã góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển đất nước và phục vụ cuộc sống của nhân dân", ông Trung nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung, hiện nay các quy định pháp lý mới dừng ở mức Nghị định, chưa đảm bảo khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến PPP. Trong khi đó, các dự án PPP có quy mô vốn lớn, thời gian đầu tư kéo dài nên phải có khung pháp lý để đảm bảo ổn định đối với các dự án.
"Các dự án PPP hiện nay chưa có sức hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nên trong dự luật có đưa ra các cơ chế bảo lãnh, ví dụ như cơ chế chuyển đổi ngoại tệ, cơ chế chia sẻ rủi ro... Đây là cơ chế thực sự cần thiết để thu hút các dự án PPP. Dự án PPP bản chất là dự án đầu tư công nhưng do hạn chế về nguồn lực nên chúng ta kêu gọi nhà đầu tư tư nhân thực hiện và trong tất cả các dự án,Chính phủ đều có phần tham gia để đảm bảo khả năng đảm bảo thực hiện dự án hiệu quả", ông Trung nêu rõ.
Theo kế hoạch, Dự án Luật PPP sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và dự kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).
(责任编辑:Thể thao)
- ·Những người giữ sạch lề, làm đẹp lối đi
- ·Góp vốn mua nhà: Thả gà ra mà…đuổi!
- ·Tình yêu đẹp của sĩ quan quân đội và nữ y tá
- ·Lấy chồng sắp đặt, tôi thành cô Mị thời nay
- ·Giá vàng hôm nay (27
- ·Yêu 3 năm và 3 lần phản bội
- ·Công trình 6,5 tỉ đồng chỉ để... trồng cỏ
- ·Cái tội dám treo ảnh vợ lên facebook…
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Đang ngồi uống nước, nam thanh niên bị CSGT vào bắt xe
- ·Long An tổ chức 'Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam
- ·Hồi âm đơn thư cuối tháng 5/2013
- ·Lời khẩn cầu được sống của cậu bé Ka Dong mồ côi
- ·Sẽ lại phát sinh nhà nghỉ ‘lậu’?
- ·Trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
- ·Điểm dừng xe buýt hay “bãi đổ rác”?
- ·Lạ kì bãi rác 'bảo vệ môi trường'
- ·Lòng đường An Dương Vương thành nơi buôn bán
- ·Đầu tư hạ tầng phục vụ sự phát triển
- ·Bắt làm thêm giờ mà không trả lương...