【kết quả st pauli】Nỗi ám ảnh tái nhiễm, không bao giờ khỏi bệnh của người bị Covid
Theỗiámảnhtáinhiễmkhôngbaogiờkhỏibệnhcủangườibịkết quả st paulio tiêu chuẩn y tế, trường hợp của Nicole Worthley (South Dakota, Mỹ) được coi là cực hiếm. Cô bị chẩn đoán mắc Covid-19 vào ngày 31/3 và một lần nữa vào tháng 9.
Cả hai lần, cô bị ốm rất nặng. Lần đầu, cô bị sốt trong sáu tuần với nhiều phản ứng phụ suốt mùa hè trước khi bị nhiễm lần hai.
Nhiều bang của Mỹ đang theo dõi các trường hợp nghi tái nhiễm. South Dakota nghiên cứu 28 ca trong khi bang Washington ghi nhận 120 ca. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vẫn đánh giá đây là những hiện tượng rất bất thường.
Worthley và các con phải ở trong nhà nhiều ngày vì Covid-19
Ở Colorado, 241 người đã có kết quả xét nghiệm PCR dương tính lần hai sau hơn 90 ngày. Người phát ngôn của Bộ Y tế và Môi trường Colorado cho biết: “Tất cả các trường hợp đều được điều tra. Bệnh nhân và những người tiếp xúc gần được hướng dẫn cách ly”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đang xem xét một số trường hợp tái nhiễm Covid-19. Một bệnh nhân được coi là tái nhiễm nếu có các kết quả dương tính nCoV cách nhau 90 ngày. Các ca khác có thể là bệnh kéo dài.
Worthley không chắc điều gì tồi tệ hơn: Bị tái nhiễm hay trong người tồn tại virus có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Không ai biết hệ thống miễn dịch có thể bảo vệ một người khỏi Covid-19 sau khi bị nhiễm bệnh trong bao lâu.
Người bị sởi chỉ mắc bệnh một lần. Sau khi nhiễm bệnh hoặc được tiêm chủng, bạn sẽ được hệ miễn dịch bảo vệ mãi mãi.
Với các loại virus khác, như cảm lạnh thông thường - một số liên quan mật thiết với virus corona gây ra Covid-19, khả năng bảo vệ có thể không kéo dài quá một năm hoặc thậm chí một mùa.
Covid-19 được phát hiện cách đây chưa đầy một năm, vì vậy các nhà khoa học vẫn chưa biết cơ thể có thể chống lại bệnh này trong bao lâu.
Câu trả lời sẽ có ý nghĩa đối với thời hạn và hiệu quả của vắc xin, miễn dịch cộng đồng - khi virus không còn lây lan nữa vì rất nhiều người đã bị nhiễm bệnh và những người bị nhiễm một lần sẽ như thế nào.
Con trai 10 tuổi cầu nguyện cho sức khỏe của mẹ mỗi đêm
Worthley, 37 tuổi, là người có Covid-19 tồn tại trong nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh. Cô được chẩn đoán nhiễm virus nCoV vào ngày 31/3 sau khi đau tức ngực. Vài ngày sau, cô thở gấp đến mức không thể đi lại trong nhà.
Là mẹ đơn thân với ba đứa con, 6, 8 và 10 tuổi, Worthley phải vật lộn để vận động. "Căn phòng như quay cuồng và tôi thở khò khè. Đôi khi tôi cảm thấy răng mình tê buốt", cô kể.
Cô bị sốt trong bốn tuần liên tiếp, sau đó, thân nhiệt lại tăng đột biến trong hai tuần nữa. Cô và các con bị mắc kẹt trong căn hộ ở Sioux Falls từ cuối tháng 3 cho đến đầu tháng 6.
Những đứa trẻ chỉ bị mệt mỏi và ho trong ngày. Nhưng cô biết bệnh tình của mình ảnh hưởng tới con. Trước khi đi ngủ, con trai lớn 10 tuổi của cô luôn cầu nguyện bày tỏ sự cảm tạ khi mẹ vẫn còn sống.
Đầu tháng 6, cuối cùng gia đình cũng được phép ra ngoài. Worthley nhận thông báo đã hết nguy cơ lây nhiễm, không cần xét nghiệm nữa.
Cô trở lại làm việc tại nhà trẻ nơi cô là trợ lý giáo viên - nhưng chỉ bán thời gian vì đại dịch đã khiến số trẻ tới đây ít hơn.
Tuy nhiên, trong suốt mùa hè, Worthley, người trước đây khỏe mạnh dù thừa cân, đã có những triệu chứng kỳ lạ. Bác sĩ kê cho cô thuốc điều trị chứng tim đập nhanh và thuốc chống co giật cho chứng đau dây thần kinh ở chân.
Cô hiến huyết tương vào tháng 9, hy vọng các kháng thể mà hệ miễn dịch của cô đã sản sinh có thể giúp người khác chống lại Covid-19.
Tới cuối tháng 9, cậu con trai 10 tuổi của cô bị viêm họng liên cầu khuẩn.
Worthley cũng cảm thấy sức khỏe tệ hại, vì vậy cô ấy đã đi kiểm tra. Âm tính. Nhưng cô vẫn cảm thấy mệt mỏi, không ngửi thấy mùi gì. Bốn ngày sau, cô nhận được kết quả xét nghiệm nCoV dương tính.
Lần này, cô sốt trong 17 ngày, bị tiêu chảy, đau bụng, mất vị giác và gặp một số vấn đề về hô hấp, nhưng không tệ như lần đầu. Tuy nhiên, hơn một tháng trôi qua, cô vẫn không thể ngửi thấy mùi và ho không ngừng.
Thời gian ốm sốt trong đợt nhiễm Covid-19 lần 2 của Worthley ngắn hơn lần 1 nhiều
Các nhà khoa học đang trong giai đoạn đầu tìm hiểu về sự tái nhiễm Covid-19
Cho đến nay, chỉ có vài chục người trên toàn thế giới được xác nhận bị nhiễm nCoV hai lần.
Một người đàn ông ở Hong Kong không biết mình đã bị nhiễm bệnh lần thứ hai. Anh chỉ phát hiện ra khi được kiểm tra định kỳ lúc trở về nhà sau một chuyến đi đến Ý. Một nam thanh niên mới 25 tuổi, ở Nevada (Mỹ), ốm nặng hơn ở lần nhiễm thứ hai.
Trong cả hai trường hợp, phân tích di truyền chứng minh họ bị nhiễm hai lần, với các phiên bản virus khác nhau.
WHO đã nhận được báo cáo về việc tái nhiễm trùng, nhưng các ca như vậy tương đối hiếm. "Hiểu biết hiện tại của chúng tôi là phần lớn những người mắc Covid-19 đều có phản ứng miễn dịch trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh", phát ngôn viên của WHO cho biết.
CDC Mỹ đang tích cực điều tra một số trường hợp nghi ngờ tái nhiễm, mặc dù chưa có trường hợp nào được xác nhận.
"Cuộc điều tra của CDC về hiện tượng tái nhiễm đang ở giai đoạn đầu", người phát ngôn của CDC nói.
Theo Giáo sư Jeffrey Shaman, Đại học Columbia, các nhà khoa học vẫn còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ.
Họ muốn biết: Sự tái nhiễm có thể xảy ra với tần suất như thế nào, mọi người có bị lây nhiễm lần thứ hai không và trong bao lâu, và những người bị tái nhiễm sẽ bị nặng hay nhẹ hơn?
Mọi người có thể không tạo được miễn dịch với lần nhiễm bệnh đầu tiên và cần tiếp xúc nhiều lần để xây dựng khả năng miễn dịch. Nếu vậy, vắc xin có thể gặp vấn đề tương tự và không hiệu quả.
Hoặc mọi người có thể nhận được kháng thể chống lại virus và sau đó mất chúng. Trong trường hợp đó, lợi ích của vắc xin ngừa Covid-19 có thể không kéo dài.
Tình huống xấu nhất có thể giống như điều xảy ra với bệnh sốt xuất huyết. Một người có thể bị bệnh nặng hơn nếu nhiễm lần hai.
Đôi khi các căn bệnh bắt đầu bùng phát có thể trở thành dịch bệnh trở lại năm này qua năm khác.
Dịch cúm năm 1918 để lại nhiều hậu quả vì bệnh mới xuất hiện, chưa ai có sức đề kháng. Bệnh quay trở lại nhiều lần nhưng không gây nhiều nguy cơ tử vong nữa vì cơ thể họ đã hình thành một số miễn dịch.
Nếu đúng như vậy với Covid-19, một loại vắc xin, dù chỉ có một phần hiệu quả, có thể mang lại lợi ích lớn, giúp mọi người tăng khả năng chịu đựng.
Shaman cho biết, cho đến khi các nhà khoa học tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, những người đã bị nhiễm một lần không nên cho rằng họ được bảo vệ vô thời hạn. Họ cần tiếp tục đeo khẩu trang, rửa tay, duy trì khoảng cách và tránh đám đông.
Worthley thừa nhận cô nên cẩn thận hơn khi đeo khẩu trang. Vào mùa hè và đầu mùa thu, cô đeo khẩu trang ở nơi làm việc, nhưng ở nhà thờ thì không. Cô cho rằng mình sẽ được hệ miễn dịch bảo vệ vì cô đã bị ốm quá lâu.
Giờ đây, Worthley không tự tin về việc được bảo vệ khỏi virus, vì vậy cô luôn đeo khẩu trang.
“Tôi có cả đống đồ trong xe tải của mình,” cô nói.
An Yên(Theo USA Today)
Bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội tái dương tính sau gần 2 tháng xuất viện
Bệnh nhân 1032 tái dương tính với SARS-CoV-2 sau gần 2 tháng xuất viện, là trường hợp khá đặc biệt tại Việt Nam.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Người phụ nữ cắt tóc lừa đảo hàng trăm tỉ, cho nhân tình 80 tỉ đồng
- ·Cập nhật thiệt hại bão số 3 và mưa lũ
- ·Lối nhỏ vào đời tập 12: Cô bồ nhí của Hoàng lộ rõ bản chất
- ·Việt Nam và Hoa Kỳ: Mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại
- ·Hà Nội tăng cường xúc tiến đầu tư du lịch với Nhật Bản
- ·NSND Lệ Ngọc ngồi ‘ghế nóng’ tìm phụ nữ duyên dáng ngành Y
- ·Bổ sung chính sách đặc thù chi thăm hỏi một số đơn vị, cá nhân là người dân tộc thiểu số
- ·Triển vọng lớn cho hàng Việt tại châu Phi
- ·Phát hiện hơn 11.000 sản phẩm dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng Louis Vuiton, Hermes
- ·Tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam
- ·Bắt ổ bạc tại nhà, phó giám đốc Sở Y tế đưa ra chứng cứ ngoại phạm
- ·Phổ biến quy định mới về nợ công tới các nhà tài trợ
- ·Nhật Kim Anh: 'Gia đình chồng cũ và con trai ủng hộ tôi mang thai lần hai'
- ·Hòa Minzy đọ chiều cao cùng hoa hậu Ý Nhi, Quế Anh trên thảm đỏ
- ·Người dân cần biết điều kiện và thủ tục để nhận hỗ trợ khó khăn do dịch COVID
- ·Phiến đá cổ độc đáo có niên đại gần 3 tỷ năm xuất hiện tại triển lãm ở Huế
- ·Nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam vẫn hấp dẫn, thân thiện
- ·Cán bộ bảo tàng biến kỷ vật hiến tặng thành đồ mua bán bị kỷ luật
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- ·Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Toàn diện và minh bạch