【kết quả net 9】Đổi mới chính sách quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp
(CMO) Việc thực hiện giao khoán rừng, đất lâm nghiệp thời gian qua chủ yếu hợp thức hoá diện tích mà các hộ dân bao chiếm trước đây để nuôi tôm. Việc sang bán, chuyển nhượng diễn ra nhiều nơi khó kiểm soát, dẫn đến khiếu nại, tranh chấp đất đai giữa hộ nhận khoán với đơn vị quản lý rừng... Đó là những hạn chế, bất cập trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên khu vực rừng ngập mặn được nêu tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 4 vừa diễn ra.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Trần Văn Thức cho biết, hầu hết diện tích rừng và đất lâm nghiệp sau khi được giao khoán cho hộ dân quản lý, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng, phát triển rừng được nâng cao, nên tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng giảm đáng kể. Việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức thực hiện các dự án đã góp phần phát triển du lịch, bảo tồn giống loài nuôi thuỷ sản, tạo công ăn việc làm cho người dân. Đời sống người dân dưới tán rừng dần ổn định, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế và du lịch sinh thái kết hợp có hiệu quả cao.
Trên lâm phần rừng ngập mặn có 324 hộ dân nhận khoán đất rừng theo Nghị định 181 của Chính phủ. |
Tuy nhiên, việc giao đất, giao rừng còn vướng nhiều khó khăn trong công tác quản lý, về cơ chế, chính sách…, nhất là tình hình chuyển nhượng diễn ra nhiều nơi khó kiểm soát; tình trạng khiếu nại, tranh chấp đất đai giữa hộ nhận khoán với đơn vị quản lý rừng còn xảy ra. Việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gặp nhiều khó khăn, vì hầu hết các khu vực đất giao có nguồn gốc từ hợp đồng giao khoán với ban quản lý rừng và công ty lâm nghiệp. Một số hộ dân đã sang bán, chuyển nhượng hoặc thế chấp để vay vốn ngân hàng… Đặc biệt, có tổ chức thuê đất sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích như Công ty Trường Khánh thuê 127 ha để đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp gây nuôi động vật hoang dã. Do không đủ nguồn lực nên chưa thực hiện đúng các hạng mục đầu tư theo hợp đồng, chưa thực hiện tốt về công tác quản lý diện tích rừng được giao khoán, ảnh hưởng lớn đến môi trường và tỷ lệ độ che phủ rừng.
Ngoài ra, trên lâm phần rừng ngập mặn hiện có 324 hộ dân tại các khu vực giao khoán đất rừng theo Nghị định số 181 của Chính phủ tự ý chuyển sang nuôi tôm công nghiệp 287,7 ha, tỉnh đang đề xuất đưa diện tích này ra khỏi quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, hiện đang trình Bộ NN&PTNT thẩm định và dự kiến trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 6 sẽ diễn ra vào giữa năm nay.
"Trước mắt, tạm dừng thực hiện các dự án nuôi tôm công nghiệp trong vùng rừng đối với những dự án chưa triển khai và ngừng xem xét giải quyết các dự mới đề xuất của các doanh nghiệp", ông Thức đề xuất.
Ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, nhận định, quy hoạch đất lâm nghiệp còn là khâu yếu của ngành lâm nghiệp. Một số tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ như hiện nay trong quy hoạch đất lâm nghiệp chưa tách đất rừng và các đất hành chính, giao thông, đất ở… rạch ròi. Từ đó, rất nhiều trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích. Vì thế nên dừng ngay việc cấp đất, cấp rừng, tránh xáo trộn về sau.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau Trần Văn Hải nhận định, quy hoạch đất lâm nghiệp là một trong những nhiệm vụ đầu tiên, làm căn cứ triển khai các nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp, định hướng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngành, làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả quản lý rừng. Tuy nhiên, thời gian qua, trong quy hoạch và bảo vệ, phát triển rừng còn nhiều bất cập nên diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp còn bao trùm lên nhiều loại đất khác. Từ đó dẫn đến việc thực hiện quy hoạch hiệu quả chưa cao.
Trước những bất cập trên, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện chỉ đạo: Trước mắt, các ngành liên quan cần rà soát lại công tác chỉ đạo về quản lý, sử dụng rừng ngập mặn để làm cơ sở ban hành các văn bản mới sao cho toàn diện, phù hợp, chặt chẽ, mạnh dạn bỏ đi những quy định cũ, lạc hậu. UBND tỉnh cần có hội nghị chuyên đề về công tác quản lý, sử dụng đất rừng. Kiểm tra đất giao cho doanh nghiệp, các dự án đầu tư, xem có còn phù hợp. Điều quan trọng hướng đến là làm sao cho yên dân và khai thác được thế mạnh của rừng./.
Trung Đỉnh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá vàng hôm nay, 15/5: Bật tăng trở lại
- ·Chạy xe máy trên vành đai 3 trên cao: 'Bị phạt 2,5 triệu, tôi sẽ không tái phạm'
- ·Chủ tịch SCB khai được thưởng tết 20 tỷ, bà Trương Mỹ Lan không nhớ 2 hay 20 tỷ
- ·Gặp xe chạy ‘rùa bò’ trên cao tốc, bám đuôi thì ức chế, vượt lên lại phạm luật
- ·Giá heo hơi hôm nay 13/7/2023: Vùng trũng tăng giá
- ·Trung tướng Tô Ân Xô: Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn mới học xong lớp 4
- ·Xác minh nhóm thanh thiếu niên chặn đầu, cướp tài sản người đi đường ở Hà Nội
- ·'Hô biến' bãi rác giữa lòng thủ đô thành công viên
- ·Thép Mạnh Hà
- ·Tài xế xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long: 'Bị phạt nửa tháng lương, tôi sợ rồi'
- ·Tạo lập, quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý 'Bến Lức Long An' cho quả chanh không hạt, tỉnh Long An
- ·Chủ tịch Hà Nội ra quyết định phạt nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung
- ·Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị tăng lương, mở rộng trợ cấp với một số đối tượng
- ·Tài xế có nồng độ cồn 'kịch khung', đi xe máy vào cao tốc Hà Nội
- ·'Không dừng, không nghỉ, không chùng xuống' trong kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng
- ·Sập bẫy 'tuyển mẫu ảnh nhí' trên Facebook, người mẹ trẻ mất hơn 300 triệu đồng
- ·Lời hối lỗi của tài xế lái ô tô trốn chạy công an, đâm va nhiều phương tiện
- ·Đoạn kè Thanh Đa vẫn ngổn ngang, tan hoang sau 8 tháng sạt lở
- ·Công ty Điện lực Long An tổ chức Hội nghị khách hàng khu vực Cần Đước, Cần Giuộc
- ·Số phận 4 dự án bãi đậu xe ngầm ở TP.HCM