【bang xep hang nauy】ADB: Tăng trưởng tín dụng 18%/năm có thể gây áp lực thanh khoản
Tăng trưởng cải thiện,ăngtrưởngtíndụngnămcóthểgâyáplựcthanhkhoảbang xep hang nauy nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh
Được công bố tại buổi họp báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sáng 10/4 tại Hà Nội, báo cáo cũng dự đoán nhu cầu tiêu dùng tư nhân sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Lòng tin của người tiêu dùng vẫn ở mức cao, thể hiện qua kết quả khảo sát hồi tháng 11/2016 cho thấy, 43% doanh nghiệp (DN) dự báo doanh số bán lẻ sẽ được cải thiện trong năm 2017 và 39% dự báo điều kiện kinh doanh sẽ duy trì ổn định.
Triển vọng đầu tư tư nhân cũng được đánh giá tích cực. Việt Nam cải thiện vị thế trong xếp hạng Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới từ vị trí 91 trên 189 quốc gia được khảo sát trong năm 2016 lên 82 trên 190 nước trong khảo sát năm 2017. Số lượng DN mới thành lập lên đến con số kỷ lục là 110.000 DN trong năm 2016, tăng 16,2% so với năm 2015. Chỉ số quản trị mua hàng Nikkei đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 2/2017, với số lượng đơn hàng mới cho các nhà sản xuất đặc biệt tăng vọt.
Khi tốc độ tăng trưởng tăng lên, lạm phát cũng được dự báo sẽ tăng đến 4,0% trong năm nay và 5,0% trong năm 2018. Tăng trưởng cao và lạm phát tăng là hai yếu tố sẽ làm cho thặng dư tài khoản vãng lai giảm xuống. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá được dự báo sẽ tăng với tốc độ 10%/năm trong vòng 2 năm tới khi các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu đi vào sản xuất và các hiệp định thương mại tự do mới có hiệu lực.
Kim ngạch nhập khẩu dự báo sẽ còn tăng nhanh hơn, vì các luồng vốn đầu tư FDI lớn hơn sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá vốn và đầu vào cho sản xuất. Do vậy, mức thặng dư tài khoản vãng lai hiện nay được dự báo sẽ giảm xuống còn 2,0% GDP trong năm nay và 2,5% GDP trong năm 2018.
Về tài khóa, áp lực nợ công buộc chính phủ phải đặt ra các chỉ tiêu tham vọng về bội chi ngân sách, kiềm chế mức thâm hụt tương đương 3,5% GDP trong năm 2017 và giữ nó ở mức 4,0% trong năm 2018.
Báo cáo của ADB đánh giá, những mục tiêu củng cố tài khoá trong trung hạn là nhiệm vụ đầy thách thức, đòi hỏi phải tiến hành cải cách thuế sâu rộng hơn, quản lý thu ngân sách tốt hơn và chi tiêu công hiệu quả hơn.
Nhiều ngân hàng cần bơm thêm vốn để đáp ứng Basel II
Tuy nhiên, khả năng bị tổn thương trong khu vực tài chính là một rủi ro đối với những triển vọng nói trên của nền kinh tế. Theo các chuyên gia ADB, tiến độ tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu chậm hơn mong đợi, làm cho các ngân hàng đứng trước các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn lớn. Khi ngân hàng trung ương đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2017 là 18%, thì việc tăng trưởng cho vay trong nước nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi sẽ đặt ra thách thức đối với thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) được báo cáo ước đạt 12,8% tại thời điểm cuối năm 2016, cao hơn khá đáng kể so với mức tối thiểu 9% do ngân hàng trung ương quy định, song lại không được tính theo chuẩn mực quốc tế Basel II.
Theo kế hoạch của chính phủ, tất cả các ngân hàng thương mại sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn vốn theo Basel II vào năm 2020, đồng nghĩa với việc nhiều ngân hàng sẽ cần phải được bơm thêm vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Việc này đòi hỏi khuôn khổ pháp lý phải được cải thiện đáng kể, bao gồm việc nâng trần sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng.
Một vấn đề nữa được cảnh báo trong triển vọng kinh tế Việt Nam là sự tăng trưởng chậm của lĩnh vực nông nghiệp. Theo ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, những năm gần đây, trước sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng và năng suất lao động trong nước thấp, tăng trưởng của khu vực này đã chậm lại, chỉ khoảng 2%/năm kể từ năm 2011. Sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng một phần ba của Indonesia và chưa bằng một nửa so với Thái Lan và Philippines.
“Các cải cách sâu rộng hơn và nguồn vốn đầu tư lớn hơn cho lĩnh vực này sẽ có vai trò then chốt để tăng năng suất nông nghiệp và bảo đảm tăng trưởng đồng đều và bền vững về môi trường trong dài hạn”, ông Sidgwick nói thêm.
Báo cáo nhấn mạnh rằng để chuyển đổi nông nghiệp, cần giải quyết một số thách thức cơ bản trong chính sách – bao gồm tạo điều kiện cho cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong các chuỗi cung ứng nông nghiệp và chế biến sau thu hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để hỗ trợ các mặt hàng nông sản mang lại giá trị gia tăng cao hơn, áp dụng các thông lệ quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững hơn, tích hợp hiệu quả hơn những cân nhắc về biến đổi khí hậu vào trong các quy trình ra quyết định./.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Tổng thống Indonesia chủ trì lễ đón cấp Nhà nước Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
- ·68 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7
- ·Gần 600 giáo viên và học sinh được thực hành PCCC và CHCN
- ·Ngày 10
- ·Năm 2024, Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An nộp ngân sách ước đạt 2.200 tỉ đồng
- ·Giải quyết tận gốc vấn đề, hạn chế tối đa khiếu kiện vượt cấp, kéo dài
- ·Hòa bình
- ·Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống thông tin sai lệch tại CMF
- ·Gặp cậu bé tật nguyền với ước mơ có chiếc máy tính
- ·Ký giao kết 3 bên đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- ·Bảy năm theo chồng đi viện và căn bếp ngăn từ chuồng bò
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền tiếp lãnh đạo Tập đoàn Japfa
- ·TX. Giá Rai: Hơn 630 học sinh tiểu học tham gia Hội thi “Vở sạch
- ·Trao 50 suất học bổng, quà tết cho học sinh
- ·Trốn chạy và 15 năm xa anh
- ·Cần xây dựng lộ trình để xóa bỏ phòng học tạm, bán kiên cố
- ·Hơn 200 học sinh, giáo viên tham gia “Về nguồn” giáo dục truyền thống
- ·Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp khai giảng lớp nhận thức về Đảng
- ·Tết vui vì con khỏi bệnh
- ·Thông qua dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021