【ket qua bong da cup c2】Nhiều nội dung cần làm rõ tại Dự án cao tốc Bắc
Đề xuất hình thức đầu tư công dự án cao tốc Bắc - Nam là có cơ sở Thủ tướng Chính phủ tham dự Lễ khởi công dự án cao tốc Bắc- Nam phía Đông Khẩn trương hoàn thành các hạng mục của Dự án Cao tốc Bắc-Nam |
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,ềunộidungcầnlàmrõtạiDựáncaotốcBắket qua bong da cup c2 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Sáng 22/5, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại Hội trường (Ảnh: VPQH) |
Kết nối Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được đề xuất đầu tư với mục tiêu nhằm kết nối Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và các địa phương khác trong vùng, tạo không gian phát triển mới; khai thác tiềm năng sử dụng đất, phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, khai khoáng… góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và quốc gia theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đầu tư khoảng 128,8 km, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh; giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch 6 làn xe. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỉ đồng, bao gồm 12.770 tỉ đồng vốn Nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương khoảng 10.536,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 2.223,5 tỷ đồng) và 12.770 tỉ đồng vốn do nhà đầu tư huy động.
Về tiến độ dự kiến, chuẩn bị dự án năm 2023 - 2024; giải phóng mặt bằng năm 2024 - 2025; thi công xây dựng từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành năm 2026.
Về một số đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư dự án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 để đầu tư dự án; cho phép kéo dài thời gian giải ngân đến hết năm 2026 đối với số vốn bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của Ngân sách Trung ương năm 2022 để thực hiện dự án (8.770 tỷ đồng).
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trình bày báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trước Quốc hội (Ảnh: VPQH) |
Về cơ chế chỉ định thầu, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư và áp dụng trong 2 năm kể từ ngày dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để thực hiện dự án: Kiến nghị được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như cơ chế đặc thù đã được Quốc hội thông qua Nghị quyết 106/2023/QH15 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ.
Đề nghị làm rõ năng lựcquản lý dự án của các địa phương
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết đầu tư dự án. Việc đầu tư dự án sẽ từng bước hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương và tăng cường liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng nói riêng, tạo động lực, sức lan tỏa, thuận lợi kết nối với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra dự án trước Quốc hội (Ảnh: quochoi.vn) |
Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ làm rõ hơn việc đề xuất đầu tư thay đổi điểm đầu, điểm cuối, giảm chiều dài của dự án so với quy hoạch cũng như bổ sung các cơ sở để bảo đảm tính khả thi cho dự án, tránh trường hợp phải chuyển đổi sang hình thức đầu tư công cũng như giải pháp cụ thể hơn đối với phương án xử lý các dự án giao thông BOT song hành để Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định.
Liên quan đến lãi suất vốn vay dự án là 10,7%, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ sự phù hợp lãi suất vốn vay với quy định về cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Nghị định số 28/2021/NĐ-CP, việc tính toán phương án tài chính của dự án được lập trên cơ sở xác định mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo chặng. Do đó, có thể vượt quá khả năng chi trả của người tham gia giao thông tại khu vực này, làm giảm lưu lượng xe và ảnh hưởng đến phương án tài chính, tính khả thi, hiệu quả của dự án...
Báo cáo thẩm tra cũng đưa ra ý kiến quan ngại tính khả thi của việc bố trí 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 bởi theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, số vốn Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 chỉ được thực hiện đến ngày 31/01/2026.
Dự án dự kiến đến hết năm 2026 mới hoàn thành. Đồng thời, yêu cầu các địa phương cam kết chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc bố trí nguồn ngân sách địa phương cho dự án thực hiện bảo đảm tiến độ bởi hai địa phương này hiện chưa tự cân đối được ngân sách, hàng năm vẫn nhận hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương. Do vậy, việc cam kết bố trí vốn Ngân sách địa phương như dự kiến sẽ rất khó khăn, đề nghị phải có giải pháp cụ thể hơn.
“Thực tế triển khai các dự án vừa qua cho thấy, một số dự án được phân chia thành các dự án thành phần do các địa phương làm cơ quan chủ quản vận hành độc lập gặp khó khăn trong việc điều hòa, phối hợp, cân đối tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần có cơ chế giao cho các cơ quan đầu mối của các dự án rà soát, điều hòa, cân đối và thống nhất điều chỉnh tăng hoặc giảm tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần của dự án đó, bảo đảm không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được Quốc hội quyết định. Ngoài ra, cần làm rõ năng lực quản lý dự án của các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền”- ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·FLC La Vista Sadec – Thỏa mãn 2 giá trị sống và đầu tư cho cư dân
- ·Quảng Ninh lựa chọn nhà đầu tư dựa vào chất lượng và hiệu quả dòng vốn
- ·Thắng đậm Monaco, Arsenal chen chân vào top 3 ở Champions League
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Sớm đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông tại khu Nam TP.HCM
- ·Kon Tum có những tiềm năng độc đáo để phát triển du lịch
- ·Trường Đại học Y dược Cần Thơ: Đào tạo gần 1.000 sinh viên y cho Bình Dương
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Bất động sản văn phòng Hà Nội: Khách thuê “kết” phía Tây
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Cận cảnh tuyến đường 8 làn xe nối 3 quận ở Hà Nội
- ·Khánh thành tòa nhà DOJI Tower
- ·Thiên đường tiện ích ApartHotel chuẩn 5 sao tại Ninh Chữ
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Bộ Y tế và AstraZeneca hợp tác phát triển hệ thống y tế bền vững
- ·Tập huấn chuyên đề “kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong điều trị rối loạn mỡ máu”
- ·APEC Đa Hội
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Bộ Y tế gia hạn thêm hơn 700 thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế