会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kuw】​ Thành phố của những "thương hiệu"!

【kuw】​ Thành phố của những "thương hiệu"

时间:2024-12-23 20:27:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:442次
​ Thành phố của những
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn nút khởi động đồng hồ đếm ngược Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng

Có một thời gian,​Thànhphốcủanhữngquotthươnghiệkuw Đà Nẵng được mệnh danh là "Thành phố của những cây cầu". Thương hiệu này bắt nguồn từ việc thành phố có nhiều cây cầu độc đáo. Trong đó, cây cầu tạo ấn tượng nhất về mỹ thuật, tạo nên sự đa dạng của những cây cầu Đà Nẵng chính là cầu Rồng. Cầu Rồng thể hiện hình dáng một con rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn - nếu không có một số đoạn thân rồng nằm bên dưới mặt cầu do yêu cầu kỹ thuật phải đúc bằng bê tông cốt thép thì đã được sách Kỷ lục Guinness 2013 công nhận là con rồng thép lớn nhất thế giới hiện nay. Nhưng ấn tượng độc đáo về mỹ thuật không chỉ nằm ở nghệ thuật tạo dáng con rồng mang phong cách Việt mà còn nằm ở chỗ, cây cầu được thiết kế sao cho không làm mất đi mỹ quan của một công trình mỹ thuật khác, cũng có thể gọi là độc nhất vô nhị trên thế giới - Bảo tàng Điêu khắc Chăm, nơi cất giữ và trưng bày di vật về nghệ thuật điêu khắc của Vương quốc Chăm Pa.

Không chỉ dừng ở đó, người Đà Nẵng còn tập trung gây dựng một số thương hiệu có khả năng tận dụng được nguồn lực vô cùng quý giá mà thành phố đang sở hữu: "Sức mạnh đồng thuận của người dân".

Đầu tiên là thương hiệu "Thành phố 5 không" khởi sự từ năm cuối cùng của thế kỷ XX. Khi đó, đứng trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba, người Đà Nẵng vẫn khiêm tốn tự đặt ra 5 mục tiêu: Không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và không có giết người để cướp của. Qua mấy năm thực hiện, hai mục tiêu đầu được "nâng cấp": Không có hộ đặc biệt nghèo và không có học sinh bỏ học vì lý do kinh tế. Rồi lại tiếp tục "nâng cấp" cả chương trình bằng một chương trình khác vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển - Chương trình "Thành phố 3 có": Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa văn minh đô thị. Rồi mới đây nhất, người Đà Nẵng quyết tâm theo đuổi một thương hiệu đầy khát vọng nữa là Chương trình "Thành phố 4 an" - cách người Đà Nẵng tự giới hạn phạm vi của một mục tiêu mang tính chiến lược và toàn diện hơn nhiều là "Thành phố an bình" vào 4 lĩnh vực cụ thể: An ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và an sinh xã hội. Có thể dễ dàng nhận ra khi đề ra "An ninh trật tự", người Đà Nẵng đã kế thừa mục tiêu "Không có giết người để cướp của" trong Chương trình "Thành phố 5 không" hoặc "An sinh xã hội" - lĩnh vực từng làm cho thương hiệu Đà Nẵng tỏa sáng trong cả nước, người Đà Nẵng vừa kế thừa hai mục tiêu "Không có người lang thang xin ăn, Không có người nghiện ma túy trong cộng đồng" trong Chương trình "Thành phố 5 không", vừa kế thừa hai mục tiêu "Có nhà ở, Có việc làm" trong Chương trình "Thành phố 3 có"…

Bao trùm hơn cả là thương hiệu "Thành phố đáng sống". Thật ra, đối với Đà Nẵng hiện nay, thương hiệu này chỉ mới là khát vọng vươn lên, chưa phải hiện thực nhãn tiền. Nói như vậy, nghĩa là, mặc dù đã nỗ lực tạo ra thành phố sức bật mới, diện mạo mới rất đáng tự hào nhưng người Đà Nẵng vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu cao đẹp ấy, với những người lãnh đạo có tầm nhìn xa rộng, cán bộ, công chức có đạo đức, trách nhiệm, sẵn sàng dấn thân vì đại cuộc. Không thể không nói đến những doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế; công dân yêu nước luôn đồng thuận với chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền... Tất cả những yếu tố trên sẽ góp phần làm nên thương hiệu Đà Nẵng – "Thành phố đáng sống" trong tương lai.

​ Thành phố của những

Thêm nữa, cũng vì muốn góp phần làm nên thương hiệu "Thành phố đáng sống" mà nhiều chuyên gia quy hoạch, nhà quản lý đô thị Đà Nẵng quan tâm đến câu hỏi: "Nên giữ lại, đừng phá bỏ cái gì" nhiều hơn; sâu sắc hơn nữa, đề cập đến vấn đề: "Nên xây thêm, cần làm mới cái gì?". Điều này đã được minh chứng qua việc giữ lại nguyên vẹn không gian kiến trúc của Bảo tàng Điêu khắc Chăm bằng cách thiết kế cầu Rồng theo cách rất độc đáo: Gắn kết cây cầu với phố phường chứ không phải ngược lại. Nói khác đi, cầu Rồng chỉ có thể bắt đầu và kết thúc tại mép nước sông Hàn…

Trên hành trình gây dựng những thương hiệu riêng biệt, điều mà người dân Đà Nẵng lo nhất là làm sao có được cách nhìn, cách nghĩ thực sự nghiêm túc, cầu thị, biết người biết ta và không tự mãn; làm sao để không nhầm lẫn ngộ nhận giữa đề bài và đáp số, để thấy rằng những "thương hiệu" như: "Thành phố của những cây cầu", "Thành phố 5 không", "Thành phố 3 có", "Thành phố 4 an", "Thành phố đáng sống" và như bài viết này hướng đến "Thành phố khác biệt"… Tất cả mới chỉ là đề bài, thậm chí là đề bài khó còn đang loay hoay tìm cách giải hoặc tìm cách giải tối ưu, chứ chưa phải là đáp số có sẵn. Công bằng mà nói, Đà Nẵng cũng đang nỗ lực tìm kiếm sự khác biệt qua những "thương hiệu" vừa nêu, nhưng chừng ấy dường như cũng chưa đủ để tạo nên một "Đà Nẵng-thành phố khác biệt".

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • BAC A BANK giành 02 giải thưởng lớn tại lễ trao giải 'Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023'
  • Học tiếng Anh nhanh, trang web chia sẻ tài liệu tiếng Anh cho mọi người
  • Bắt hai đối tượng vận chuyển gần 9.500 bao thuốc lá lậu
  • Chưa doanh nghiệp nào được vay trả lương từ gói 16.000 tỷ đồng
  • Giá vàng tiếp tục giảm, vàng SJC dao động quanh ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
  • Dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt
  • VietinBank triển khai rút tiền bằng mã QR tại ATM
  • Tỷ giá Euro hôm nay 7/2/2024: Đồng Euro tăng, giảm trái chiều, VCB bán ra 26.944,7 VND/EUR
推荐内容
  • Vi phạm trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng bị phạt tối đa 200 triệu đồng
  • Tổ chức thẩm định sách giáo khoa các lớp 5, 9 và 12
  • Gần 1.800 học sinh tham gia ngày hội STEM lần thứ I
  • “Sướng cái bụng” khi viết được chữ dân tộc mình
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2021
  • Hà Nội: Nhiều quán ăn, cafe mở xuyên Tết, phụ thu từ 10%