【xem bảng xếp hạng pháp】Địa phương chuẩn bị tốt cho điều trị, tránh bị động khi dịch Covid
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thái Bình. |
Sáng 2/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị trực tuyến và tập huấn về tăng cường công tác điều trị, hồi sức tích cực trong phòng chống Covid-19 tại điểm cầu Bộ Y tế ở TP. Hồ Chí Minh. Hội nghị kết nối đến hơn 700 điểm cầu trong cả nước.
Hệ thống điều trị chưa đáp ứng được yêu cầu
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: "Đợt dịch này ở những địa bàn trọng điểm về dịch rất khó có thể đưa số ca nhiễm về 0. Do đó, chúng ta phải xác định tiếp tục công cuộc phòng chống dịch nhanh, mạnh và bền bỉ”.
Trong đó, một số nội dung các địa phương cần nghiêm túc quan tâm trong công tác phòng chống dịch để tránh xảy ra tình trạng hoang mang, bị động khi dịch xảy ra trên diện rộng.
Qua kiểm tra thực tiễn công tác phòng chống dịch tại nhiều địa phương và nghe báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, có rất nhiều địa phương có cách làm hay trong phòng chống dịch, nhưng cũng có nhiều địa phương trong xây dựng kịch bản phòng chống dịch trên địa bàn đã chưa tính hết những tình huống có thể xảy ra.
Hầu hết tại nhiều địa phương, kịch bản chuẩn bị đều thấp hơn thực tế, có địa phương chuẩn bị kịch bản cao nhưng cũng chưa tính hết thực tế. Vẫn chưa chuẩn bị chu đáo cho phòng chống dịch.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ, vẫn còn thực trạng một số địa phương chưa phát huy phương châm "4 tại chỗ" trong phòng chống dịch. Trong đợt dịch thứ 4 này, khi dịch xảy ra thường chỉ trong một thời gian ngắn, diễn biến nhanh, nhiều ca nhiễm, nên cần chuẩn bị sẵn năng lực phòng chống dịch để chủ động ứng phó.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, các địa phương cần hết sức lưu ý về năng lực ứng phó an toàn trật tự xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.
Trong công tác y tế cần quan tâm đến điều trị và xét nghiệm. Đây là 2 vấn đề khó đáp ứng theo tốc độ lây nhiễm của dịch bệnh của các địa phương hiện nay. Do đó, các địa phương cần hết sức quan tâm đến năng lực ứng phó về điều trị và xét nghiệm.
Về công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay năng lực ứng phó của các địa phương về điều trị Covid-19 vẫn chủ yếu trông chờ vào cơ sở đang có, nhưng trên thực tế hệ thống điều trị chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc phân tầng điều trị rất quan trọng
Hiện Bộ Y tế đã phân tầng điều trị theo mô hình "tháp 3 tầng", theo đó tầng 1 không nên chọn các cơ sở y tế mà nên chọn các cơ sở cách ly F1 để triển khai thiết lập địa điểm theo dõi sức khoẻ. Đối với những bệnh nhân không có triệu chứng phân bổ vào điều trị ở tầng này, không cần nhiều nhân lực y tế. Sau điều trị 7 ngày nếu xét nghiệm âm tính, chỉ số tải lượng virus CT >30 thì cần cho ra viện.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý, nếu bệnh nhân có triệu chứng trung bình thì đưa vào điều trị tại cơ sở y tế tuyến quận, huyện - tầng thứ 2 của tháp điều trị.
Tại tuyến điều trị này phải có hệ thống oxy và oxy trung tâm, nhân viên y tế phải được trang bị máy thở HFNC để sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân khi cần.
Nếu bệnh nhân diễn biến nặng cần đưa ngay lên tầng 3 - tầng điều trị cao nhất. Tại tầng điều trị này, các địa phương phải thiết lập khu vực điều trị hồi sức tích cực. Việc phân tầng điều trị rất quan trọng, trong đó có vai trò điều tiết bệnh nhân đến các tầng phù hợp để tránh đưa bệnh nhân chưa nặng lên tầng cao, tránh để bệnh nhân có nguy cơ tử vong ở tầng 1 và tầng 2. Việc điều phối, vận chuyển bệnh nhân, tiếp nhận bệnh nhân phải được thực hiện bài bản.
Để chuẩn bị điều trị hiệu quả, yếu tố nhân lực hết sức quan trọng. Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các địa phương huy động hệ thống y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch. Đồng thời yêu cầu, cả y tế công lập và tư nhân phải cùng đồng hành chống dịch. Ngay bây giờ kể cả các địa phương chưa có dịch cần phải rà soát ngay nhân lực biết sử dụng máy thở, tập huấn lại trên toàn tuyến.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, cần chuẩn bị trang thiết bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch như máy thở, oxy, thuốc men, vật tư tiêu hao. Địa phương phải phát huy tối đa "4 tại chỗ", trung ương chỉ hỗ trợ trong tình huống cần thiết cho các trung tâm hồi sức tích cực của trung ương trên địa bàn.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu, trong chuẩn bị hậu cần cho điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân Covid-19 phải chuẩn bị sẵn về oxy và máy thở./.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Văn Nam
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Văn Út tiếp và làm việc với Tập đoàn Tripod
- ·Chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng máy tạo ôxi
- ·Rúng động, giết người ở Lâm Đồng, chở xác sang Bình Thuận phi tang
- ·Xử lý thuế đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
- ·Không được nâng lương do…kỷ luật không công bố
- ·Bênh vợ, chồng ném bom xăng 'khủng bố' công ty
- ·Cháu đánh chết cậu ruột trong cuộc nhậu
- ·Chỉ xử phạt một lần nếu hành vi vi phạm ở tờ khai nhánh
- ·Thu nhập gần 20 triệu đồng/vụ nhờ nuôi ốc bươu đen
- ·Tin pháp luật số 22: Sốc với tin hiệu trưởng lạm dục tình dục học trò
- ·Hội Doanh nhân trẻ Long An: Kết nối kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm
- ·Sửa Luật Giá: Kiểm soát sự phát triển nóng của các doanh nghiệp thẩm định giá
- ·Nữ sinh tử vong cạnh chuồng lợn: Bị xâm hại, vật cứng đập vào đầu
- ·Quy định rõ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng phù hợp với pháp luật về chứng khoán
- ·Cho nghỉ việc khi mang thai không lý do
- ·Vợ chồng ông chủ Trung Nguyên vẫn chưa thể chia khối tài sản khủng
- ·Tên cướp viết tâm thư trả lại hơn 100 triệu đồng vì... hối hận
- ·Bắt nghi phạm giết phụ nữ, cướp vàng rồi giấu xác
- ·Xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả và hiệu quả bước đầu
- ·Đề xuất kéo dài thời gian công nhận doanh nghiệp ưu tiên từ 3 lên 5 năm