【lịch thi đấu ngoại hạng hôm nay】Sắc lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ tác động đến người tị nạn tại Đông Nam Á ra sao?
Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với người tị nạn đã chính thức tạm dừng mọi kế hoạch tái định cư của người tị nạn tới Mỹ. Theo ước tính của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHCR), sắc lệnh này có thể tác động trực tiếp lên 20.000 người. Phần lớn trong số 21,3 triệu người tị nạn trên toàn thế giới đã tìm được nơi tạm trú tại các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Liban, Iran, Ethiopia và Jordan. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ trong số này tìm cách tới Đông Nam Á để tránh qua đường Địa Trung Hải nguy hiểm thâm nhập vào châu Âu. Họ hy vọng được pháp luật công nhận là người tị nạn, từ đó có thể xin tái định cư tại Mỹ, châu Âu và Australia.
Phần lớn trong số 600.000 người tị nạn tại Đông Nam Á là những người đến từ Afghanistan và Myanmar. Các nước khác có số người tị nạn có thể kể đến như Trung Quốc, Ai Cập, CHDC Congo, Iran, Iraq, Pakistan, Palestine... Theo UNHCR, Thái Lan, Malaysia và Indonesia là 3 nước tiếp nhận đông người tị nạn nhất với khoảng 100.000 người tại Thái Lan, 150.000 người tại Malaysia và khoảng 14.000 người tại Indonesia. Chắc chắn con số này còn thấp hơn thực tế vì nhiều người tị nạn từ khu vực này không được đăng ký là người tị nạn đối với UNHCR.
Sắc lệnh của ông Trump khiến số người tị nạn Myanmar tại Thái Lan, những người đã được nhận tái định cư tại Mỹ bị dừng lại. Họ nằm trong số khoảng 80.000 người đã được chấp nhận tái định cư tại Mỹ theo chương trình của Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu từ năm 2005 và chấm dứt vào năm 2014. Giờ đây, số phận của những người này trở nên bấp bênh. Hơn nữa, ngay cả những người đã định cư tại Mỹ nhưng chưa nhận được quyền công dân cũng lo ngại liệu họ có thể tiếp tục được ở lại Mỹ và có thể đăng ký quyền công dân của mình hay không.
Tại Đông Nam Á, chỉ có Philippines và Campuchia đã ký Công ước về người tị nạn năm 1951. Điều này có nghĩa là các nước khác không thừa nhận những người xin quyền tị nạn là những người tị nạn và các nước này cũng không có bổn phận của quốc gia đối với những người tị nạn theo quy định của Công ước. Do vậy, dù các nước Đông Nam Á cung cấp nơi cư trú cho người tị nạn, họ chỉ có thể cung cấp sự hỗ trợ tối thiểu. Thực tế, cuộc sống của người tị nạn tại Đông Nam Á đầy những hạn chế và không chắc chắn. Nhiều người tị nạn bị bắt giữ và bị trục xuất. Họ bị hạn chế làm các công việc phù hợp với luật pháp và tiếp cận phúc lợi xã hội.
Theo bài viết, lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump gia tăng sự tổn thương đối với người tị nạn tại Đông Nam Á và trên toàn thế giới, đồng thời đóng cánh cửa để họ có thể bắt đầu một cuộc sống mới.
(责任编辑:World Cup)
- ·Con dâu ở cữ mà mẹ chồng cho ăn toàn rau luộc
- ·Hé lộ bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng sau 9 tháng kinh doanh
- ·Sẽ thu VAT với hàng nhập dưới 1 triệu đồng về Việt Nam để chặn sàn TMĐT né thuế
- ·'Điểm danh' những tháp Chăm cổ đẹp mê hồn ở Ninh Thuận
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 04/2016
- ·Độc lạ đường hầm đất sét ở Đà Lạt
- ·T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE
- ·Những điều cần biết khi ký gửi nhà đất
- ·Doanh nghiệp, doanh nhân chung tay ủng hộ đồng bào Thanh Hóa bị lũ lụt
- ·Giá cà phê hôm nay 28/10: Thị trường lặng sóng
- ·Phương pháp xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ
- ·Tây Ninh: Nông nghiệp công nghệ cao là trụ cột kinh tế và hội nhập
- ·Đề xuất miễn thuế với hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm
- ·Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội cao nhất 198.000 đồng/m2/tháng
- ·'Tình cũ không rủ cũng đến' sau 10 năm xa cách...
- ·Mất bao nhiêu năm làm việc để mua căn hộ 60m2 tại thành phố lớn trên thế giới?
- ·Chưa được cấp phép, Temu vẫn dùng đủ chiêu trò giữ chân khách Việt
- ·Thái Bình
- ·Chuyển công ty, nhập nhèm chuyện sổ bảo hiểm cũ mới
- ·Đại biểu Quốc hội: Thị trường bất động sản hư hư thực thực, khó định giá