【nhan dinh porto】Dự báo trong nước và quốc tế: GDP Việt Nam năm 2020 tăng cao nhất 3%
GDP của Việt Nam được dự báo tăng 3% khi động lực tăng trưởng chính trong quý IV/2020 được duy trì tốt. |
TheựbáotrongnướcvàquốctếGDPViệtNamnămtăngcaonhấnhan dinh portoo dự báo mới nhất của Standard Chartered, nền kinh tếViệt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2020 và bật tăng mạnh 7,8% vào năm 2021. Trong đó, động lực tăng trưởng chính trong quý IV/2020 là hoạt động tiêu dùng gia tăng nhờ yếu tố tâm lý thị trường được cải thiện và lĩnh vực sản xuất được tăng tốc giai đoạn cuối năm.
"Việt Nam nằm trong số ít những nền kinh tế ở châu Á ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm nay, bất chất tác động của làn sóng Covid-19 thứ hai. Chúng tôi dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý IV/2020 sẽ gia tăng nhờ sự phục hồi của hoạt động kinh tế trong nước và yếu tố tâm lý thị trường. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ được cải thiện sẽ giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn", ông Chidu Narayanan, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàngStandard Chartered đánh giá.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất về Việt Nam, nhu cầu của thị trường thế giới có khả năng sẽ được cải thiện trong quý IV/2020 và thúc đẩy tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất – ước đạt khoảng 7,3% trong 2020. Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ gia tăng và tiếp tục tạo ra thặng dư thương mại trong năm 2020.
Hoạt động xây dựng dự kiến sẽ hồi phục trong quý IV/2020 nhờ đầu tưcông vào cơ sở hạ tầng được thúc đẩy, trong khi tiêu dùng cá nhân, lĩnh vực đóng góp tới 68% vào GDP, được dự báo sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm nhờ yếu tố tâm lý thị trường được cải thiện. Tuy nhiên, đầu tư của lĩnh vực tư nhân có khả năng sẽ không mấy khởi sắc trước những lo ngại về nhu cầu trong trung hạn.
Các chuyên gia Standard Chartered dự báo dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam sẽ suy giảm trong năm 2020, nhưng vẫn ở mức cao, đạt 13 tỉ USD. Dù Việt Nam đang hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch khu vực sản xuất trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và tác động của dịch Covid-19, nhưng dòng vốn “ngoại” đổ vào Việt Nam được dự đoán sẽ thấp hơn những năm trước, bởi nhu cầu thế giới bất ổn và tâm lý đầu tư ảm đạm trong trung hạn.
Trong khi đó, Fitch Solutions - đơn vị chuyên nghiên cứu kinh tế vĩ mô của Tập đoàn Fitch - cách đây ít ngày đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 đạt 2,6%, thay vì 3% như dự báo trước đó. Thế nhưng, Fitch Solutions lại kỳ vọng lớn vào sức hồi phục của kinh tế Việt Nam trong năm 2021 với dự báo tăng trưởng sẽ đạt tới 8,2% trong năm này.
Những phán đoán trên của Fitch Solutions dựa trên tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý III/2020 đạt 2,62% so với cùng kỳ năm trước, nhích 0,4% so với quý trước đó. Mức tăng trưởng này là nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành dịch vụ trong quý.
Tính chung cả năm, Fitch Solutions đánh giá tốc độ hồi phục kinh tế năm 2020 sẽ chậm hơn so với mong đợi bởi tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại, cho nên khi nhu cầu hàng hóa thế giới, đặc biệt là nhu cầu của các nước phương Tây, vẫn suy yếu do dịch Covid-19, thì tốc độ phục hồi ngành sản xuất chế tạo của Việt Nam sẽ chậm lại.
Ở trong nước, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) sáng nay 21/10 nhận định, với điều kiện dịch Covid-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 2,6 - 2,8% trong năm 2020.
Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, VEPR đưa ra các dự báo về tăng trưởng theo các kịch bản khác nhau về tình hình phòng chống bệnh dịch.
Ở kịch bản cơ sở với khả năng xảy ra cao, dịch Covid-19 sẽ không tái bùng phát trong nước trong những tháng còn lại của năm 2020 và hoạt động kinh tế nội địa dần trở lại bình thường. Trong khi đó, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chínhquan trọng trên thế giới có thể tái xuất hiện cục bộ trên quy mô nhỏ ở một số quốc gia. Theo đó, mức độ tác động của Covid–19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành dịch vụ sẽ không nghiêm trọng hơn so với hiện tại. Do vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 2,6 – 2,8% trong năm 2020.
Còn theo kịch bản bất lợi (khả năng thấp), khi dịch Covid-19 trong nước vẫn được khống chế hoàn toàn trong những tháng còn lại của năm 2020 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Nhưng dịch bệnh ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới tái bùng phát mạnh, các nước phải tái áp dụng các biện pháp phong tỏa trong quý IV/2020,sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề và không có khả năng hồi phục trong năm 2020, kéo theo đó là sản xuất trong nước tăng trưởng yếu và các ngành khai khoáng phục vụ công nghiệp có khả năng thu hẹp. Dịch vụ lưu trú và ăn uống không có động lực hồi phục do thiếu khách du lịch nước ngoài, trong khi nhu cầu trong nước với các loại hình dịch vụ này cũng bị hạn chế do tình hình kinh tế kém khả quan ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ có thể đạt mức 1,8 - 2,0%.
"Với việc làn sóng Covid-19 thứ hai đang bùng phát trở lại tại châu Âu và Bắc Mỹ, mặc dù chưa chắc chắn về việc các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt có được tái áp dụng hay không tại các nước này, chúng tôi cho rằng việc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần khiến cho việc tái phong tỏa toàn bộ nước Mỹ như đầu năm là khó xảy ra", đại diện VEPR đánh giá.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu tăng cao cũng khiến việc đóng cửa nền kinh tế sẽ rất tốn kém. Do vậy, VEPR vẫn nghiêng về kịch bản cơ sở hơn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam với mức tăng khoảng 2,6 – 2,8% trong năm 2020.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Một người Quảng ở Huế
- ·Độc đáo lễ hội A Da Kooh
- ·Điểm tựa lan tỏa giá trị văn hóa
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Benzema lần đầu lên tiếng về cú ‘lật kèo’ của Mbappe với Real Madrid
- ·Kết quả bóng đá Italia 2
- ·Sửa đổi Luật Chứng khoán để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·“Tụi em rất bối rối!”
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·U23 Việt Nam đón tin vui, luyện không chiến chờ đấu Saudi Arabia
- ·Marcelo nghẹn ngào chia tay Real Madrid
- ·Ronaldo lên gân tuyên bố MU sẽ thành công thời Ten Hag
- ·Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- ·Ông trùm Perez tiết lộ vì sao Real Madrid không ký Haaland
- ·Nhận định bóng đá Đức vs Anh, 1h45 ngày 8/6
- ·Vietinbank tài trợ 1 tỷ đồng cho Festival Huế 2020
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Thiếu nhi vẽ tranh theo sách