【bang xep hang cup fa】Thị trường chứng khoán phái sinh: Kỳ vọng tăng sức hấp dẫn cho thị trường chứng khoán
Bởi TTCKPS góp phần đa dạng hóa công cụ đầu tư,ịtrườngchứngkhoánpháisinhKỳvọngtăngsứchấpdẫnchothịtrườngchứngkhoábang xep hang cup fa phòng hộ rủi ro và góp phần minh bạch hóa thông tin thị trường. Ngoài ra, sự ra đời của các công cụ phái sinh còn có thể phần nào giải quyết vấn đề thiếu hụt “room” cho khối ngoại” - Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Tổng giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về thị trường này.
PV: Sau một thời gian tích cực, nỗ lực chuẩn bị của các đơn vị liên quan, có thể khẳng định rằng, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã sẵn sàng cho TTCKPS khai mở. Là một “mắt xích” rất quan trọng trong khâu chuẩn bị và vận hành sau khi thị trường khai trương, ông có thể khái quát tổng quan về công tác chuẩn bị cho thị trường này?
- Ông Nguyễn Anh Phong:Quá trình nghiên cứu xây dựng TTCKPS đã được Sở GDCK Hà Nội (HNX) triển khai từ khá lâu. Sau khi đề án “Xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2014, Nghị định 42/2015/NĐ-CP được ban hành, HNX đã đẩy mạnh công tác chuẩn bị xây dựng TTCKPS, nhất là sau khi có Thông báo số 448/TB-BTC ngày 21/7/2015 của Bộ Tài chính giao HNX và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) tổ chức hoạt động giao dịch và thanh toán của TTCKPS.
Với mong muốn phát triển TTCK theo chiều sâu, tăng cường năng lực và sự cạnh tranh đối với các thị trường trong khu vực, HNX đã triển khai công tác xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, HNX cũng tiến hành xây dựng quy chế, quy trình, tổ chức tuyên truyền đào tạo để chuẩn bị cho sự ra đời của TTCKPS.
|
Về xây dựng khung pháp lý, song song với quá trình góp ý xây dựng Nghị định 42/2015/NĐ-CP, Thông tư 11/2016/TT-BTC và Thông tư 23/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính chủ trì, góp ý các văn bản hướng dẫn của UBCKNN, HNX hiện đã hoàn tất và ban hành các quy chế, quy trình về giao dịch và quản lý thành viên trên TTCKPS.
Về thiết kế sản phẩm, qua kết quả khảo sát các thành viên thị trường và học tập kinh nghiệm quốc tế, HNX đã hoàn thành thiết kế các sản phẩm Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, HĐTL trên trái phiếu chính phủ (TPCP) 5 năm.
Về xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ, sau khi nhận bàn giao của đơn vị cung cấp phần mềm, HNX, VSD, Ngân hàng thanh toán và các thành viên thị trường đã thực hiện chạy thử hệ thống liên tục từ đầu năm 2017 và đã hoàn thành kiểm thử tổng thể toàn thị trường 2 lần. Kết quả kiểm thử cho thấy hệ thống kết nối ổn định, thông suốt.
Về phát triển hệ thống trung gian thị trường, HNX liên tục hỗ trợ thành viên trong quá trình xây dựng hệ thống phái sinh thông qua các kênh trao đổi trực tuyến như diễn đàn, hội thảo, hội nghị có sự tham gia của chuyên gia quốc tế và cũng đã đưa các thành viên tiềm năng nhất khảo sát các TTCKPS trong khu vực. Đây là một thị trường mới, do đó, chúng tôi dự kiến vẫn tiếp tục thực hiện hỗ trợ kể cả sau khi thị trường đã đi vào hoạt động. Đến nay đã có 7 công ty chứng khoán (CTCK) được chấp thuận là thành viên giao dịch phái sinh trên HNX.
Ngoài ra, đối với công tác tuyên truyền, đào tạo, HNX đã tích cực phối hợp với UBCKNN, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Chứng khoán, CTCK trong công tác tuyên truyền về CKPS và TTCKPS. HNX cũng tổ chức nhiều đợt đào tạo, các buổi giao dịch thử nghiệm cho các nhà báo qua đó giúp truyền thông rộng rãi tới công chúng đầu tư. Đặc biệt, HNX cũng đã hoàn thiện tài liệu đào tạo trực tuyến và đưa lên chuyên trang điện tử cũng như Facebook HNX.
PV: Tính tới thời điểm này, hệ thống giao dịch CKPS đã được HNX xây dựng thế nào? Ông có thể cho biết cụ thể hơn về hệ thống này, cũng như đánh giá về tính an toàn kỹ thuật của hệ thống giao dịch khi thị trường chính thức được giao dịch?
- Ông Nguyễn Anh Phong:Với kế hoạch phát triển hạ tầng công nghệ được công bố tới thị trường trong tháng 4/2016, HNX sử dụng phần mềm giải pháp của Tập đoàn Sở giao dịch toàn cầu GMEX đã vận hành tại thị trường châu Âu, phần mềm này cho phép thực hiện đồng thời các nghiệp vụ giao dịch – giám sát giao dịch – thông tin thị trường và kết nối trực tuyến với hệ thống của VSD.
Trước mắt, mục tiêu xây dựng hệ thống giao dịch CKPS của HNX là đảm bảo kết nối xuyên suốt với hệ thống bù trừ – thanh toán CKPS, cũng như liên tục kết nối với hệ thống của thành viên, đáp ứng cả nhu cầu thực hiện tạo lập thị trường nếu có thành viên đăng ký. Về năng lực và tính ổn định của hệ thống đã được khẳng định qua quá trình triển khai với các thành viên và VSD. Với quy mô của TTCKPS trong thời gian đầu, chúng tôi tin tưởng là hệ thống này hoàn toàn có thể đáp ứng về mặt kỹ thuật. Trong năm 2016, HNX cũng đã triển khai dự án tích hợp, phát triển hệ thống lưu trữ dữ liệu, liên kết nhiều phân mảng hệ thống, đồng thời hoàn thành xây dựng các hệ thống phòng ngừa sự cố.
PV: Còn về mặt sản phẩm, tại sao chúng ta lại chọn sản phẩm là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số và HĐTL trên trái phiếu chính phủ 5 năm cho thời gian thị trường bắt đầu vận hành? Những sản phẩm ban đầu này sẽ mang đến cơ hội thế nào cho nhà đầu tư, thưa ông?
- Ông Nguyễn Anh Phong:Theo tinh thần của Đề án 366 (2014), Nghị định 42, Thông tư 11, Thông tư 23, quy định 2 sản phẩm đầu tiên sẽ ra mắt thị trường là HĐTL chỉ số cổ phiếu và HĐTL trái phiếu chính phủ. Việc lựa chọn các sản phẩm này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu thị trường nội địa.
Trước hết, theo thông lệ quốc tế, hầu hết các thị trường đều ra mắt sản phẩm HĐTL trước hợp đồng quyền chọn, và tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán hoặc trái phiếu chính phủ thường được giới thiệu đầu tiên. Thống kê số liệu quốc tế cũng cho thấy, dòng sản phẩm HĐTL và hợp đồng quyền chọn là hai sản phẩm được giao dịch tập trung nhiều nhất. Tuy nhiên, sản phẩm HĐTL đơn giản hơn so với hợp đồng quyền chọn. Do đó, đối với thị trường mới thành lập sản phẩm HĐTL sẽ hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư làm quen với sản phẩm tài chính bậc cao, nhưng vẫn tối đa hóa khả năng đầu tư sinh lời nhờ vào việc đa dạng các tài sản cơ sở cho hợp đồng.
Ngoài ra, việc lựa chọn tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu và trái phiếu chính phủ vì đây là những sản phẩm đã khá quen thuộc với nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam. HĐTL chỉ số cho phép nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua/bán với một rổ cổ phiếu thay vì phải mua bán từng cổ phiếu riêng lẻ. Việc lựa chọn tài sản cơ sở là chỉ số (vốn không phải cổ phiếu riêng lẻ) cũng sẽ góp phần hạn chế các tác động tiêu cực có thể có trên thị trường cơ sở có thể ảnh hưởng đến TTCKPS và ngược lại.
Với trường hợp tài sản cơ sở là TPCP, trên thế giới đã có Nhật Bản là thị trường điển hình cho sự thành công trong việc ra mắt phái sinh TPCP thúc đẩy cho thị trường cơ sở ổn định và tăng thanh khoản mạnh mẽ. Do đó, với chiến lược phát triển TPCP Việt Nam làm nguồn lực tài chính cho sự nghiệp đổi mới đất nước, HĐTL trên TPCP kỳ vọng sẽ đem lại những thành công và có tác động tích cực với thị trường cơ sở.
PV: Ông đặt kỳ vọng gì cho thị trường còn rất mới này ở Việt Nam trong trung và dài hạn?
- Ông Nguyễn Anh Phong:TTCKPS được kỳ vọng sẽ làm tăng sức hấp dẫn cho TTCK, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bởi TTCKPS góp phần đa dạng hóa công cụ đầu tư, phòng hộ rủi ro và góp phần minh bạch hóa thông tin thị trường. Ngoài ra, sự ra đời của các công cụ phái sinh còn có thể phần nào giải quyết vấn đề thiếu hụt “room” cho khối ngoại. Cụ thể, thay vì trực tiếp nắm giữ cổ phiếu trong rổ chỉ số hoặc trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư sản phẩm phái sinh.
Về trung hạn, TTCKPS sẽ giúp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, một số quỹ đầu tư quốc tế, ngân hàng đầu tư trên thế giới đã bày tỏ sự quan tâm tới thị trường phái sinh tại Việt Nam, qua những lần tiếp xúc, chúng tôi cho rằng thị trường phái sinh sẽ thực sự hấp dẫn cộng đồng đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, TTCKPS từng bước giúp nhà đầu tư trong nước làm quen với các công cụ đầu tư phái sinh, vốn là các công cụ tài chính cao cấp, từ cơ bản tới phức tạp.
Về dài hạn, TTCKPS sẽ thúc đẩy thị trường cơ sở phát triển, góp phần làm tăng thanh khoản của thị trường cơ sở; góp phần nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng như trong nước thông qua việc hình thành các công cụ tài chính phòng hộ rủi ro bậc cao; góp phần nâng hạng TTCK Việt Nam với việc có thêm nhiều dòng sản phẩm CKPS đa đạng, không chỉ cho các tài sản tài chính, mà còn các dòng sản phẩm khác nhằm hoàn thiện TTCKPS như mô hình các thị trường tiên tiến trên thế giới.
PV: Xin cảm ơn ông!
TTCKPS sẽ tạo cơ sở hình thành một phân mảng mới của TTCK, giúp hoàn thiện cấu trúc, bổ sung chức năng cho thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. TTCKPS ra đời cũng giúp nhà đầu tư có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro, yên tâm trong việc đầu tư vào TTCK, thời gian đầu tư kéo dài hơn, mức độ biến động của TTCK sẽ ít hơn, hoạt động phát hành trên TTCK để huy động vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế sẽ ổn định hơn. Việc có thêm các công cụ giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro khi giá chứng khoán biến động sẽ củng cố lòng tin và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường, từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng phát hành chứng khoán. Cùng với đó, việc đa dạng hóa sản phẩm trên TTCK, đặc biệt các sản phẩm giúp phòng ngừa rủi ro còn thu hút thêm vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, giúp TTCK thanh khoản hơn, cải thiện bức tranh của TTCK, hệ thống tài chính và của cả nền kinh tế, cải thiện định mức tín nhiệm quốc gia. Đồng thời, TTCKPS cũng là giải pháp thúc đẩy toàn diện quá trình tái cấu trúc TTCK. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HNX |
Các dấu mốc quan trọng trên thị trường chứng khoán phái sinh 1. Ngày 11/3/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 366/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam”, từ năm 2016 sẽ bắt đầu triển khai giao dịch chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai dựa trên các chứng khoán cơ sở là chỉ số chứng khoán, trái phiếu chính phủ. 2. Ngày 5/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh đặt ra các quy định nền tảng cho việc hình thành thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. 3. Ngày 21/7/2015, Bộ Tài chính ra Thông báo số 448/TB-BTC giao Sở GDCK Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam tổ chức hoạt động giao dịch và thanh toán của TTCK phái sinh. Đây là cơ sở để HNX và các cơ quan liên quan triển khai công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ, xây dựng quy chế, quy trình, đào tạo cán bộ tác nghiệp để chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường, dự kiến vào cuối năm 2016, đầu năm 2017. 4. Ngày 19/1/2016 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh tạo hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ khi triển khai TTCK phái sinh. 5. Ngày 16/3/2016, Sở GDCK Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam phối hợp tổ chức công bố mô hình và kế hoạch phát triển hệ thống giao dịch và bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh nhằm giúp các thành viên thị trường nắm bắt để theo đó chuẩn bị và phối hợp với Sở GDCK Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cùng đưa TTCK phái sinh vào vận hành theo kế hoạch đề ra. 6. Ngày 16/3/2017 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 23/2017/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC ngày 19/1/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh. 7. Ngày 16/3/2017 UBCKNN có Công văn số 1379/UBCK-PTTT phê duyệt mẫu hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu với tài sản cơ sở là chỉ số VN30, hệ số nhân hợp đồng 100.000 đồng giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, biên độ dao động giá 7%. 8. Ngày 23/3/2017, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh; Quy chế thành viên bù trừ; Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ. 9. Ngày 24/3/2017, Sở GDCK Hà Nội đã ban hành Quy chế niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai tại Sở GDCK Hà Nội; Quy chế thành viên thị trường chứng khoán phái sinh tại Sở GDCK Hà Nội. 10. Ngày 19/5/2017, UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh cho 4 CTCK đầu tiên. Đến nay đã có 7 CTCK được UBCKNN cấp giấy chứng nhận và được Sở GDCK Hà Nội chấp thuận là thành viên giao dịch phái sinh./. |
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Đề minh hoạ thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
- ·Tiến sĩ 9X bỏ việc ở Mỹ về Việt Nam
- ·Nhiều GenZ muốn làm sếp chỉ để flex mình thành công sớm
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Vị tướng nào từ người huấn luyện chó trở thành khai quốc công thần?
- ·Câu đố kiểm tra chỉ số IQ tưởng dễ nhưng khiến nhiều người 'bó tay'
- ·Phép tính đơn giản của học sinh tiểu học khiến nhiều người tranh cãi
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Xúc động nữ sinh lớp 7 viết thư xin giúp đỡ cho bạn được đến trường
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á nằm ở đâu?
- ·99% không thể tìm ra người đàn ông thứ hai ẩn giấu ở đâu?
- ·Vị quan nào từng móc họng trả lại bữa ăn cho kẻ hối lộ?
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1
- ·Câu đố kiểm tra chỉ số IQ tưởng dễ nhưng khiến nhiều người 'bó tay'
- ·Vụ cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Hiệu trưởng xin nghỉ việc
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Một trường đại học trao 96 tỷ đồng học bổng cho sinh viên tại lễ khai giảng