会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo bologna】Gỡ vướng về công bố hợp quy, dán nhãn năng lượng cho hàng nhập SXXK!

【kèo bologna】Gỡ vướng về công bố hợp quy, dán nhãn năng lượng cho hàng nhập SXXK

时间:2025-01-11 08:25:25 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:827次

go vuong ve cong bo hop quy dan nhan nang luong cho hang nhap sxxk

DN chế biến tôm XK. Ảnh: N.Huế

Theo đó, Chính phủ giao Bộ Y tế sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định về thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm theo hướng áp dụng phương thức quản lý rủi ro; áp dụng chủ yếu kiểm tra an toàn thực phẩm sau khi thông quan thay vì kiểm tra tại thời điểm thông quan; kiểm tra trong quá trình sản xuất thay vì kiểm tra theo lô hàng.

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2012/TT-BYT về thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong trường hợp sản phẩm chỉ thay đổi về kích cỡ vật liệu bao gói trước tháng 9-2016.

Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thực hiện ghi nhãn phụ, dán nhãn sản phẩm, công bố hợp quy, công bố sự phù hợp theo hướng không yêu cầu áp dụng đối với nguyên liệu, thực phẩm NK để sản xuất XK, gia công XK và nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng XK.

Được biết, trong thời gian vừa qua, một số DN thủy sản đã bị lập biên bản vi phạm về ghi nhãn bao bì vì không ghi nhãn phụ tiếng Việt. Theo quản lý thị trường thì nguyên liệu thủy sản NK nhập kho thì phải dán nhãn phụ tiếng Việt. Tuy nhiên, đa số DN thủy sản nhập nguyên liệu thủy sản để SXXK hoặc nhập kinh doanh để SX tiếp hàng XK (đều không lưu thông hay tiêu thụ trong nước), nên không thể có được nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

Theo Điều 10, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa thì trách nhiệm ghi nhãn phụ là cho việc đưa hàng hóa ra lưu thông ở thị trường trong nước. Hàng hóa dùng để chế biến hàng XK, không lưu thông trong nước thì không phải ghi nhãn phụ tiếng Việt. Từ thực tế này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị Bộ Y tế chủ trì và chỉ đạo việc có văn bản hướng dẫn cho nguyên liệu, thực phẩm NK để SXXK, gia công XK và nhập kinh doanh để SX tiếp hàng XK (tức đều không tiêu thụ trong nước) không phải thực hiện ghi nhãn phụ.

Còn về việc dán nhãn sản phẩm, tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 quy định về nội dung dán nhãn sản phẩm như sau: “Nội dung bắt buộc phải ghi nhãn: tên sản phẩm; thành phần cấu tạo; định lượng sản phẩm; ngày sản xuất; thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản; hướng dẫn sử dụng; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; xuất xứ; số giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; các khuyến cáo, cảnh báo ATTP”.

Tuy nhiên, theo VASEP quy định có “số giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP” này chỉ đúng khi DN NK phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm để tiêu thụ trong nước. Còn việc NK những mặt hàng này để chế biến sản phẩm thủy sản XK hoặc làm nguyên liệu SX tiếp thì không phù hợp.

Bởi hiện nay chủ yếu các DN thủy sản nhập nguyên liệu thô (nguyên con, hoặc chỉ sơ chế rồi đông lạnh, đóng gói sơ bộ từ 2kg đến 10kg và 20kg/túi; với cá ngừ và cá biển khai thác cấp đông trên tàu và DN mua trực tiếp từ các tàu thì đông lạnh xô và chuyển hàng từng túi hoặc thùng lớn không có bao bì) để có đủ nguyên liệu cho chế biến XK, không tiêu thụ trong nước. Do vậy khi NK hàng về không có số giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP ghi trên nhãn.

VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì việc điều chỉnh hay bổ sung quy định để không bắt buộc hàng NK để SXXK hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp phải tuân theo quy định dán nhãn quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Tại Chương 2, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm áp dụng cho cả hàng nhập khẩu để SXXK, không tiêu thụ trong nước vẫn phải công bố hợp chuẩn hợp qui. Thực tế, để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP, DN phải mất rất nhiều thời gian (thường là khoảng 1 tháng) với nhiều loại giấy tờ kèm theo và phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi, thậm chí có thể làm mất cơ hội kinh doanh DN không nhận hàng kịp nên không giao hàng nhanh theo yêu cầu khách hàng.

Trong khi hàng NK này là nguyên liệu sản xuất tiếp và để XK chứ không tiêu thụ nội địa. Khi nhập khẩu vẫn tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kiểm tra Nhà nước về hồ sơ và kiểm tra chất lượng ATTP. VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì và trình Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định để với hàng NK để SXXK hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp thì không cần phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
  • Bộ Nội vụ: Quán triệt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở
  • Phối hợp giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
  • Phấn đấu năm 2024 xây dựng 20 xã đạt NTM nâng cao, 6 xã đạt NTM kiểu mẫu
  • Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
  • Sẽ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh
  • 14 tiết mục nhận giải A Liên hoan Đờn ca tài tử 3 tỉnh Bạc Liêu
  • Vì sao giá xăng dầu đồng loạt giảm, xăng lùi về dưới 22.000 đồng/lít?
推荐内容
  • 3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
  • Gần 300 cán bộ Đoàn, đoàn viên
  • Hội đàm giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Campuchia
  • Lộc Ninh họp báo công bố Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
  • Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
  • Đại hội Đoàn Luật sư tỉnh Bạc Liêu lần thứ V, nhiệm kỳ 2024