【bxh áo 2】Tăng tuổi hưu: Nên cho người lao động quyền được nghỉ theo yêu cầu
Tránh thiếu hụt lao động trong tương lai
Cụ thể,ăngtuổihưuNênchongườilaođộngquyềnđượcnghỉtheoyêucầbxh áo 2 Điều 187 của Bộ luật Lao động quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là 60 đối với nam và 55 đối với nữ. Trong dự án này, Bộ tiếp tục đề xuất hai phương án tuổi nghỉ hưu, một là giữ như luật hiện hành nam là 60 và nữ là 55. Hai là tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ lên 58, theo đó lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng để đảm bảo việc tăng tuổi nghỉ hưu được vận hành "mượt mà", không gây xáo trộn mạnh đến việc bố trí và sử dụng lao động.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong lần sửa đổi này, tiếp tục có nhiều ý kiến đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu vì những lý do như tuổi thọ bình quân của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhiều so với giai đoạn trước đây và khoảng cách giữa tuổi thọ bình quân với tuổi nghỉ hưu bình quân là rất dài nên thực tiễn nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động, có nhu cầu làm việc thêm, và họ vẫn có đủ sức khỏe tham gia lao động tiếp.
Bên cạnh đó, dân số nước ta đang chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số, trong tương lai lực lượng lao động trẻ sẽ thiếu hụt. Do đó, nếu cứ giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại thì quỹ hưu trí, tử tuất không đảm bảo trong dài hạn.
Đồng thời, để bảo đảm sự không phân biệt đối xử về tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như Công ước Cedaw, công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Cũng theo đánh giá của Bộ này, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tận dụng được nguồn nhân lực có trình độ, kỹ thuật cao và có kinh nghiệm.
Cần có cơ chế linh hoạt với từng đối tượng lao động
Bàn về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, tăng tuổi nghỉ hưu là một yêu cầu rất cần thiết vì đây là xu hướng chung của thế giới. “Tôi nghĩ việc này là cần thiết nhưng cũng nên thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, nên có một cơ chế với các lĩnh vực hành chính và một số khu vực doanh nghiệp. Khi nâng tuổi nghỉ hưu cũng nên để người lao động có quyền lựa chọn”, ông Lộc nhấn mạnh.
Theo ông Lộc, đối với lĩnh vực sản xuất do người lao động làm việc vất vả hơn nên sức lao động bị suy giảm nhanh, do đó nên cho người lao động quyền được nghỉ theo yêu cầu, nếu người lao động có nguyện vọng muốn tiếp tục làm việc thì được làm thêm. Bằng cách này vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động.
“Tôi nghĩ phương án này nên thực hiện vì đây là xu hướng chung của thế giới nếu không sẽ rất lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm xã hội. Tôi đồng tình khi có sự ủng hộ của người lao động, họ có quyền nghỉ ở một độ tuổi nào đó nhưng cũng có quyền làm thêm theo thời gian quy định của nhà nước”, ông Lộc cho biết.
Ông Lộc nhận định, phương án này sẽ linh hoạt hơn phương án "hơi cứng nhắc" của Bộ LĐ-TB&XH. Do đó, ông Lộc cho rằng nên đưa ra phương án thứ 3, tức là người lao động có quyền làm thêm, có quyền lựa chọn và nên trao quyền cho người lao động. “Tôi nghĩ trong lĩnh vực sản xuất vất vả thì không ai muốn tăng tuổi nghỉ hưu, còn những người có đủ điều kiện rồi thì cũng không muốn tăng nhưng những người lao động còn khó khăn, còn sức khỏe, khả năng cống hiến và có nhu cầu làm việc để tạo thêm thu nhập thì cũng nên đảm bảo quyền lợi đó”, ông Lộc cho biết.
Ở góc độ đại diện người lao động, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) cho rằng, tăng tuổi nghỉ hưu là vấn đề liên quan đến rất nhiều đối tượng, do đó phải hết sức thận trọng chứ không phải cứ nói tăng tuổi là tăng. “Công nhân bây giờ lao động trực tiếp, lao động chân tay, cơ bắp thì làm sao đảm bảo đủ sức khỏe mà chúng ta cứ đi so sánh với quốc tế làm bằng công nghệ hiện đại, bằng trí óc”, ông Chính cho biết.
Do đó theo ông Chính, tùy từng đối tượng mà có phương án linh hoạt, đặc biệt liên quan đến đối tượng nào thì phải lấy ý kiến của đối tượng đó chứ không phải đồng nhất. “Quan điểm của Tổng LĐLĐVN là có điều chỉnh cũng phải lựa chọn một số đối tượng để tính toán cho phù hợp”, ông Chính nhấn mạnh.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, dự thảo luật này sẽ được Bộ trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 1/2017 và trình lên Quốc hội vào tháng 4/2017. Hiện dự thảo đang được Bộ này lấy ý kiến rộng rãi của người dân và chuyên gia./.
Mai Đan
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hà Nội sẵn sàng phương án, lộ trình chuyển đổi số
- ·Nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp
- ·“Chóng mặt” với giá thịt heo
- ·Nông sản xuất sang Trung Quốc ùn ứ tại cửa khẩu, Bộ Công Thương ra khuyến cáo
- ·Thủ tướng: Thái Nguyên cần đưa chè tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
- ·Trồng măng cụt lợi nhuận gần 200 triệu đồng/ha
- ·Tăng tốc xuất khẩu tôm
- ·Hỗ trợ 30.000 con lươn giống cho người dân
- ·Vận chuyển đường hàng không tăng mạnh dịp Tết: Bộ trưởng GTVT quán triệt 'an toàn trên hết'
- ·Cải cách môi trường kinh doanh đang chững lại
- ·Tăng lực đẩy của hệ thống, giảm ‘lực kéo’ của Thủ tướng
- ·Huyện Vị Thủy: Giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế
- ·Chỉ số GCI tăng 10 bậc là minh chứng cho nỗ lực cải cách của Chính phủ
- ·Kết nối doanh nghiệp
- ·Chuyên gia: Chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng phải thận trọng
- ·Có thêm thu nhập dịp tết
- ·Thu nhập hơn 6 triệu đồng/tháng từ cây rau ngổ
- ·Ít nhất 10 tháng nữa mới phục hồi được đàn heo
- ·Tổng cục TCĐLCL thực hiện 3 thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Mít Thái chỉ còn 5.000 đồng/kg