【kq ligue 2】Rà soát, thu hồi đất sử dụng kém hiệu quả tại các doanh nghiệp nhà nước
Ngày 28/5,àsoátthuhồiđấtsửdụngkémhiệuquảtạicácdoanhnghiệpnhànướkq ligue 2 tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã giải trình làm rõ một số vấn đề các đại biểu nêu về tình trạng thất thoát liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Nhiều sai phạm về đất đai khi cổ phần hoá
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân của nhiều bất cập trong cổ phần hóa DNNN liên quan đến đất đai trước đây do các phương án rà soát quỹ đất đai, sử dụng đất đai, nhu cầu sử dụng đất đai của DN chưa được xem xét trước khi tiến hành cổ phần hóa. Bởi vậy, nguồn lực đất đai chưa được quản lý cũng như chưa có đánh giá về giá trị đất đai ở các DN trước khi cổ phần hóa. Do đó, khi đánh giá giá trị của DN không thể đưa giá trị từ đất đai để tính vào giá trị của DN.
Trên thực tế, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, điều này cũng không sai bởi có thực tế là khi giao đất cho các DNNN, thì chủ yếu là giao đất không thu tiền sử dụng hoặc giao đất có thu tiền sử dụng hàng năm nên việc đưa ngay vào đối với giá trị của DN là không thể.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đồng tình với quan điểm của các vị đại biểu Quốc hội là nhiều DNNN khi cổ phần hóa đã xác định nhu cầu sử dụng đất không đúng. Nhiều khu vực đất đai, trong đó có nhiều khu "đất vàng" đang sử dụng rất lãng phí, quản lý chưa tốt. Và trên thực tế, thường sau khi cổ phần hóa xong các DN lại đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng các tiêu chí, mục đích của DN phải thực hiện.
Và một vướng mắc nữa trong việc chuyển đổi mục đích là khó định giá đất đai cũng như tài sản trên đất, giá trị vị thế của mảnh đất đó. Khi áp dụng giá đất đai hiện hành thì lại có sự khác biệt rất lớn so với giá thị trường.
Trước tình hình này, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. Theo đó, Nghị định 01 đã cập nhật, quy định về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa DNNN.
Nghị định này quy định rõ DN cổ phần hóa có trách nhiệm phải rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo pháp luật đất đai và pháp luật sắp xếp xử lý đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi cổ phần hóa.
"Đây là một trong những yêu cầu hết sức là quan trọng. Qua việc rà soát này, chúng ta hoàn toàn có thể thu hồi lại quỹ đất mà hiện nay DN quản lý lỏng lẻo, sử dụng không hiệu quả hoặc không cần thiết. Thu hồi lại để tạo quỹ đất phục vụ các mục đích khác", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Định giá đất cần công khai, minh bạch
Về vấn đề định giá đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết việc tính giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa DN phải đảm bảo nguyên tắc giá đất cụ thể do UBND tỉnh, TP quyết định.
Thực tế hiện nay, bất cập về tính giá đất có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân quan trọng là do chưa tính đến quy hoạch, chưa tính đến vị trí, lợi thế nên giá đất không phù hợp với cơ chế thị trường. Nhiều đại biểu cho rằng nếu việc tính giá đất được công bố công khai thì sẽ thấy rõ được sự bất hợp lý khi xác định giá đất của DN cổ phần hóa. Và chính do không công khai minh bạch nên mới có chuyện các nhóm lợi ích lợi dụng làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Để khắc phục những bất cập này cũng như những tồn tại trước khi Nghị định số 01 năm 2017 ra đời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề ra giải pháp xử lý trong đó có việc thanh tra, kiểm tra.
"Hiện nay, chúng ta đang tiến hành thanh tra tất cả các dự án có đất vàng. Trên cơ sở thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện có vấn đề gì thiếu minh bạch, không đảm bảo phù hợp về vấn đề xác định giá đất đai thì chúng ta sẽ xem xét để có những biện pháp để xử lý thích hợp", Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong quá trình xử lý này, Bộ Tài chính đã đóng vai trò quan trọng, với việc xây dựng và đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển DNNN và công ty TNHH một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, có hiệu lực từ 1/1/2018.
"Nếu chúng ta làm đầy đủ như Nghị định số 01/2017/NĐ-CP và như Nghị định 126/2017/NĐ-CP đã quy định, thì vấn đề thất thoát nguồn lực đất đai khi cổ phần hóa các DNNN chắc chắn sẽ được cải thiện về cơ bản", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
Đồng tình ý kiến của một số đại biểu đã nêu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần tính toán đa mục tiêu trong việc xem xét quản lý quỹ đất của DNNN hiệu quả hơn, nhất là với nhiều DNNN có vấn đề về ô nhiễm môi trường hoặc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị xây dựng không phù hợp thì phải tính toán thu hồi lại quỹ đất này để đấu giá. Tiền đấu giá đất thu được dành để chỉnh trang, phát triển đô thị và một phần để hỗ trợ các doanh nghiệp di dời ra khỏi các khu vực đông dân cư như hiện nay…
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đề cập đến một quỹ đất của DNNN rất lớn nhưng quản lý hết sức lỏng lẻo trong thời gian dài qua là đất đai của nông lâm trường. Theo Bộ trưởng, cần sớm giải quyết vấn đề đã tồn tại lâu nay liên quan đến đất không được quản lý trên cơ sở các hồ sơ địa chính, tranh chấp đất đai có nguồn gốc nông lâm trường đang diễn ra rất nhiều, trong đó có nhiều nông lâm trường có lượng đất đai bị lấn chiếm, chiếm dụng rất lớn.
"Các nông lâm trường hiện nay đang hoạt động trong tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất ít và không đóng góp trách nhiệm, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Nếu giải quyết được vấn đề đất đai ở các công ty, nông lâm trường với quỹ đất rất lớn hiện nay thì chúng ta có thể chuyển quỹ đất này về các địa phương để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, đất đai cho đồng bào dân tộc cũng như nâng cao hiệu quả đất đai nông lâm trường..." - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định.
Hoàng Yến
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Porsche triệu hồi hơn 27.000 xe điện Taycan do vấn đề pin
- ·Thu hồi thanh granola MadeGood vì nguy cơ chứa mảnh kim loại
- ·Phát hiện loại tế bào mới có khả năng thúc đẩy quá trình sửa chữa mô
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Thủ đoạn tinh vi để 'móc túi' khách hàng của nhân viên cây xăng
- ·Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm
- ·Cảnh báo mạo danh văn bản kiểm tra sản xuất, kinh doanh thực phẩm để trục lợi
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Cao Bằng: Kiểm tra 2.795 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Bộ Công Thương cảnh báo rủi ro khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký
- ·Audi Việt Nam triệu hồi 448 xe để khắc phục lỗi
- ·Loại nhựa mới phân hủy sinh học trong đại dương nhanh hơn giấy
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Quảng Bình xử phạt cơ sở kinh doanh xâm phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử
- ·Hà Tĩnh xử phạt hộ kinh doanh giày dép giả mạo nhãn hiệu qua mạng xã hội
- ·Tăng cường công tác phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Thu hồi muối do phát hiện vật liệu lạ tiềm ẩn