会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trưc tiép bóng đá】Kỳ thi quốc gia 2015: Bộ Giáo dục nên chọn phương án nào?!

【trưc tiép bóng đá】Kỳ thi quốc gia 2015: Bộ Giáo dục nên chọn phương án nào?

时间:2024-12-27 11:47:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:565次

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án kỳ thi Quốc gia (thi đại học 2015),ỳthiquốcgiaBộGiáodụcnênchọnphươngánnàtrưc tiép bóng đá đa số các nhà sư phạm được Chất lượng Việt Nam khảo sát đều nghiêng về phương án 1 là thi riêng rẽ 8 môn. Vì như vậy sẽ không gây sốc cho các em.

Kỳ thi Quốc gia 2015: Bộ Giáo dục chọn phương án nào?

Kỳ thi Quốc gia 2015: Bộ Giáo dục chọn phương án nào?

Sau đây là chi tiết phương án kỳ thi Quốc gia 2015 và đánh giá ưu, nhược điểm của các phương án.

1. Mục đích

- Xét công nhận tốt nghiệp THPT và là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh;

- Tác động tích cực đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng dạy học.

2. Nguyên tắc

- Đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, độ tin cậy của kết quả thi;

- Đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, chuyển từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực người học;

- Không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh.

II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KỲ THI

Kỳ thi được tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 6 hằng năm.

1. Coi thi, chấm thi

a) Địa điểm tổ chức thi: được bố trí thành cụm thi theo địa bàn tỉnh. Tại mỗi tỉnh có thể có một hoặc một số cụm thi tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn. Các điểm thi là các trường THPT và các trường ĐH, CĐ. Bộ GDĐT sẽ thảo luận với các tỉnh để quyết định phương án thành lập các cụm thi quốc gia.

b) Địa điểm chấm thi: Thành lập các cụm chấm thi theo vùng, miền.

c) Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi:

- Thành viên là cán bộ, giáo viên của Sở GD&ĐT và cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ;

- Lãnh đạo các Hội đồng chủ yếu là lãnh đạo các trường ĐH và lãnh đạo Sở GDĐT có uy tín, nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các kỳ thi quốc gia.  

2. Đề thi

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang đảm nhiệm việc tổ chức ra đề thi. Trong tương lai, việc này sẽ do Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia đảm nhận.

Nội dung câu hỏi của đề thi ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa có phần cơ bản đáp ứng cho hầu hết thí sinh, vừa có phần nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.

Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở. Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi (tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó).

3. Hình thức thi và thời gian làm bài thi

- Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi tự luận: 180 phút;

- Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ thi trắc nghiệm: 90 phút.

4. Môn thi (có 3 phương án)

4.1. Thi theo môn - Phương án 1

a) Thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ; có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi 1 môn;

b) Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí;

Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; kết quả 4 môn thi này cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.

c) Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia còn lại để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định.

d) Theo lộ trình đổi mới thi, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi với mức độ tích hợp từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao phù hợp với thay đổi việc dạy và học ở nhà trường trong quá trình triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW.

* Ưu điểm

- Việc thi theo môn và cho thí sinh chọn môn thi phù hợp với định hướng của Nghị quyết 29-NQ/TW; tạo thuận lợi cho việc ra đề thi, đảm bảo đánh giá được mức độ học vấn phổ thông và phân hóa tốt hơn trình độ thí sinh; phân luồng mạnh đối với người học sau cấp THPT; giúp các trường ĐH, CĐ lựa chọn được thí sinh phù hợp với ngành đào tạo của trường; 

- Ít xáo trộn, không gây lo lắng, áp lực tâm lý đối với giáo viên, học sinh nhất là đối với những học sinh đã học xong chương trình THPT từ năm 2014 về trước tham dự Kỳ thi; việc chấm bài thi thuận lợi, dễ dàng.

- Học sinh có thể dự thi nhiều môn nên có nhiều cơ hội dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

* Khó khăn, hạn chế

- Kỳ thi diễn ra trong 4 ngày (8 buổi thi) nên công việc của giáo viên nhiều hơn, chi phí tổ chức kỳ thi sẽ tăng thêm;

- Có thể dẫn đến việc dạy dồn hoặc cắt xén chương trình đối với những môn không thi.

4.2. Thi theo bài - Phương án 2 

a) Trong Kỳ thi, 8 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm:

- Bài thi Toán;

- Bài thi Ngữ văn;

- Bài thi Ngoại ngữ;

- Bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học và Sinh học);

- Bài thi Khoa học Xã hội (gồm Lịch sử và Địa lí);

Có 5 buổi thi trong 2,5 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.

b) Mỗi thí sinh phải thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; 1 bài thi do học sinh tự chọn từ Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.

* Ưu điểm

- Với 2,5 ngày thi, Kỳ thi được tổ chức gọn nhẹ hơn, giảm chi phí cho tổ chức thi;

- Mức độ tổng hợp, tích hợp các môn thi thành bài thi mạnh và nhanh hơn phương án 1;

- Hạn chế việc dạy dồn hoặc cắt xén chương trình đối với những môn không thi như trước đây.

* Khó khăn, hạn chế

- Việc thi theo các bài thi tổng hợp chưa được giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể sẽ gây lo lắng, tác động đến tâm lý của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh;

- Nếu thực hiện ngay từ năm 2015 thì sẽ có những khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực chuẩn bị các ở tất cả các khâu: ra đề, coi thi, chấm thi, tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên;

- Việc chấm thi theo bài thi tổng hợp phải có nhiều giáo viên các môn khác nhau cùng chấm một bài thi như bài thi Khoa học Tự nhiên gồm giáo viên của 3 môn Vật lí, Hóa học, Sinh học cùng chấm; bài thi Khoa học Xã hội gồm giáo viên của 2 môn Lịch sử, Địa lí cùng chấm;

- Thời gian dành cho mỗi môn thi trong bài thi tổng hợp ít hơn, do vậy việc ra đề thi để vừa đáp ứng học vấn phổ thông, vừa có phần nâng cao để phân hóa trình độ học sinh nhằm phục vụ tốt cho tuyển sinh vào ĐH, CĐ là khó khăn hơn.

4.3. Thi theo bài - Phương án 3 

a) Trong Kỳ thi, 11 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được chọn để tổng hợp thành 4 bài thi gồm:

- Bài thi Toán – Tin (gồm các môn Toán và Tin học);

- Bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học và Công nghệ);

- Bài thi Khoa học Xã hội (gồm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân);

- Bài thi Ngoại ngữ;

Có 4 buổi thi trong 2 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.

b) Mỗi thí sinh phải thi cả 4 bài thi nói trên.

* Ưu điểm

- Với 2 ngày thi, Kỳ thi được tổ chức gọn nhẹ hơn, giảm chi phí cho tổ chức thi;

- Mức độ tổng hợp, tích hợp các môn thi thành bài thi mạnh và nhanh hơn phương án 1;

- Hạn chế việc dạy dồn hoặc cắt xén chương trình đối với những môn không thi như trước đây.

* Khó khăn, hạn chế

- Việc thi theo các bài thi tổng hợp chưa được giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể sẽ gây lo lắng, tác động đến tâm lý của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh;

- Nếu thực hiện ngay từ năm 2015 thì sẽ có những khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực chuẩn bị các ở tất cả các khâu: ra đề, coi thi, chấm thi, tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên thì mới có thể tổ chức tốt Kỳ thi;

- Việc chấm thi theo bài thi tổng hợp phải có nhiều giáo viên các môn khác nhau cùng chấm một bài thi như bài thi Khoa học Tự nhiên gồm giáo viên của 3 môn Vật lí, Hóa học, Sinh học cùng chấm; bài thi Khoa học Xã hội gồm giáo viên của 2 môn Lịch sử, Địa lí cùng chấm;

- Thời gian dành cho mỗi môn thi trong bài thi tổng hợp ít hơn, do vậy việc ra đề thi để vừa đáp ứng học vấn phổ thông, vừa có phần nâng cao để phân hóa trình độ học sinh để phục vụ tốt cho tuyển sinh vào ĐH, CĐ là khó khăn hơn;

- Sử dụng 11 môn thi để tổng hợp thành 4 bài thi gây áp lực, căng thẳng cho học sinh vì  học sinh phải học và ôn tập nhiều môn thi.

4.4. Đối với môn Ngoại ngữ

a) Với những học sinh, học viên không được học hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, chỉ phải thi các môn thi/bài thi ứng với mỗi phương án (gồm 2 môn thi/bài thi bắt buộc và 1 môn thi/bài thi tự chọn).

b) Tích cực chuẩn bị các điều kiện để xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Đánh giá năng lực Ngoại ngữ Quốc gia để tổ chức thi nhiều đợt trong năm. 

Khi đó, các thí sinh có thể đăng ký thi nhiều đợt trong năm, vào thời gian phù hợp; kết quả các lần thi này được sử dụng trong xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.

4.5. Đối với thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT từ năm 2014 về trước, được tham dự Kỳ thi để sử dụng kết quả vào xét công nhận tốt nghiệp (đối với những thí sinh chưa tốt nghiệp) và tuyển sinh vào ĐH, CĐ.

5. Sử dụng kết quả thi

Điểm thi của thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, học sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký vào học ở ngành và trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi quốc gia.

5.1. Xét công nhận tốt nghiệp

Những học sinh đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định trong Quy chế thi sẽ được xét công nhận tốt nghiệp như sau:

- Điểm xét tốt nghiệp:

+ Điểm của 4 môn thi tối thiểu hoặc điểm của 4 bài thi (tương ứng với phương án lựa chọn môn thi hoặc bài thi). Đối với những thí sinh GDTX không thi Ngoại ngữ thì điểm công nhận tốt nghiệp là điểm của 3 môn thi/bài thi;

+ Điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có);

- Công nhận tốt nghiệp theo quy định trong Quy chế thi;

- Đối với thí sinh chưa được công nhận tốt nghiệp, sở GDĐT căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện ở lớp 12, xét cho thí sinh được dự thi lại ngay trong năm đó bằng đề dự bị để xét công nhận tốt nghiệp theo Quy chế thi.

5.2. Tuyển sinh ĐH, CĐ

Việc tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ:

a) Các trường ĐH, CĐ phải công bố thông tin về tuyển sinh trước Kỳ thi quốc gia 6 tháng trên Website của trường và Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT. 

Thông tin về tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ phải nêu rõ phương thức tuyển sinh, trong đó cần chỉ rõ hình thức và mức độ sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia trong việc tuyển sinh vào trường theo từng ngành học để học sinh biết và đăng ký thi.

b) Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh:

- Công bố phương thức tuyển sinh của trường mình trong đó có các môn thi/bài thi của Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được dùng để xét tuyển đối với từng ngành đào tạo của trường (gọi là các môn thi/bài thi xét tuyển) và công bố môn thi/bài thi chính sẽ nhân hệ số điểm (nếu có) trong số các môn thi/bài thi xét tuyển đối với từng ngành đào tạo của trường;

- Trên cơ sở kết quả Kỳ thi THPT quốc gia, tùy thuộc tính đặc thù của nhà trường, có thể bổ sung các hình thức kiểm tra năng lực khác như: sơ tuyển, phỏng vấn, viết luận, kiểm tra IQ, thi bổ sung,... theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ.

c) Các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh:

- Xây dựng đề án tuyển sinh riêng, trình Bộ GDĐT;

- Đề án tuyển sinh riêng cần chỉ rõ phương thức tuyển sinh, điều kiện đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.

Hiện nay, chưa có phương án thi Quốc gia 2015 nào được chính thức lựa chọn. Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang lấy ý kiến của người dân để sớm chính thức quyết định.

Mai Hương

 

Điểm chuẩn ĐH 2014 nhiều trường sẽ tăng nhẹ

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Ô tô Toyota Corolla Altis sang trọng, bền bỉ nhưng vẫn tồn tại nhiều nhược điểm
  • Thường vụ Quốc hội xem xét các kế hoạch kinh tế
  • Khai mạc Đại hội Đảng Bến Tre lần thứ XI nhiệm kỳ 2020
  • Tỉnh ủy Thanh Hóa phát động ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt
  • Xử lý phản ánh sách in lậu và tiêu thụ trên Lazada
  • Bão số 9 giật cấp 16 trên vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên
  • Truy điệu 13 liệt sỹ hy sinh tại sự cố sạt lở Rào Trăng 3
  • Phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng trên gia súc
推荐内容
  • Chung tay vì một môi trường bền vững
  • Giá xăng RON 95
  • CBRE: Thị trường văn phòng TP HCM trầm lắng trong nửa đầu năm 2023
  • Điểm đến đầu tư hấp dẫn, công nghiệp phát triển bền vững
  • Thêm 2 người tử vong trong vụ bánh nhiễm khuẩn listeria ở bệnh viện
  • Quảng Bình: Tìm chủ đầu tư cho Dự án Khu đô thị hơn 100 tỷ đồng