【thi đấu ngoại hạng anh hôm nay】Thương mại
Thời kỳ đầu,ươngmạthi đấu ngoại hạng anh hôm nay địch đưa quân tái chiếm, đóng đồn, đặt lại chế độ hành chính ở Vị Thanh - Hỏa Lựu. Để chiêu dụ dân tình, chính quyền Việt Nam cộng hòa vừa ổn định việc cai trị, vừa có các biện pháp kêu gọi nông dân khôi phục sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt mua bán bình thường, cho lưu thông hàng hóa từ Cần Thơ xuống.
Chợ Cái Nhum, Vị Thanh vào thời điểm năm 1959.
Từ tháng 12-1959, chính quyền Việt Nam cộng hòa (tỉnh Phong Dinh) khởi công xây dựng “Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu”, theo 3 điều kiện cần yếu “An ninh - giao thông - kinh tế”, với 4 tiểu khu.
Ngoài các lô nhà vườn để “dồn dân quy khu”, còn đầu tư thực hiện hạng mục khu thương mại, tập trung xây dựng 2 khu chợ Vị Thanh và chợ Hỏa Lựu, với 200 lô nhà buôn gồm: Khu thương mại Vị Thanh là nhà lồng chợ, 48 căn phố trệt và 50 căn phố lầu, tọa lạc hai bên đại lộ rộng 70m. Ban đêm phố chợ vẫn hoạt động vì có nhà máy đèn, nên mỗi tiệm, quán đều thắp đèn nê-ôn.
Khu thương mại Hỏa Lựu là nhà lồng chợ, giáp mé kinh Xà No (nay là chợ Phường VII), với 16 căn phố trệt và 20 căn phố lầu. Tổng kinh phí xây dựng khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu rất lớn, đến 16 triệu đồng (thời kỳ 1960). Trong đó, đầu tư cho các khu phố chợ rất nhiều.
Các chợ Vị Thanh, Hỏa Lựu được xây dựng cùng thời điểm lập quận Đức Long. Các xã này thay nhau làm quận lỵ chỉ trong 3 năm sau đó. Một ký giả báo Gió Nam (Sài Gòn, 1961) đi từ Cần Thơ qua đây đã nhận xét: “... Dừng lại ở phố huyện (Đức Long) nằm ngay trong xã Vị Thanh và có chợ khá vui là chợ Cái Nhum. Huyện lỵ cũng như chợ, hai nơi đều nhỏ và kém sầm uất hơn chợ Cái Răng, nhưng có nhiều nông sản như khoai lang và khóm...”.
Đến chợ Hỏa Lựu, ký giả thuật lại lên chợ ăn cơm, được thưởng thức món: “... Khoai lang lùi than đất, lại chấm với mật ong rừng, ngon tuyệt..”. Quan sát chợ Hỏa Lựu, anh nhận xét: “Đây cũng là trên bến dưới thuyền, buôn bán sầm uất, thổ sản,… nhiều nhất là trái thơm, trái khóm. Khóm Cầu Đúc ngọt và giòn nên có tiếng ở miền Tây...”.
Những năm sau khi tỉnh Chương Thiện thành lập, tuy cường độ chiến tranh càng ác liệt, nhưng hoạt động các chợ Vị Thanh - Hỏa Lựu vẫn nhộn nhịp. Bởi chợ Vị Thanh đã thành chợ tỉnh lỵ tỉnh Chương Thiện, dân cư đông tới 43.000 người, chưa kể số binh lính, công chức vài ba ngàn người nữa. Trước một thị trường có nhu cầu hàng hóa khá lớn, nhiều nhà đầu tư, giới thương mại các nơi đến Vị Thanh làm ăn, mở thêm nhiều dịch vụ phục vụ đô thị quân sự.
Năm 1967-1968, phố chợ Vị Thanh đã có dịch vụ in ấn, hãng nước đá, lò bánh mì cung cấp cho thị trường mỗi sáng. Đặc biệt, có thêm nhiều dịch vụ như may mặc, giặt ủi, uốn tóc,... Chợ Vị Thanh lúc này mở rộng giao lưu như một chợ đầu mối, thu hút bạn hàng sỉ và người tiêu thụ từ các chợ quận, chợ xã cùng mạng lưới ghe hàng tỏa đi khắp vùng nông thôn.
Đến trước năm 1975, vai trò đầu mối cấp tỉnh của chợ Vị Thanh càng rõ rệt. Hoạt động giao thương “trên bến dưới thuyền” tấp nập, phố xá, hiệu buôn, tiệm quán mở thêm cùng nhiều dịch vụ mới; đáp ứng nhu cầu khách vãng lai, chợ Vị Thanh đã mở 3 khách sạn là Khai Minh, Phi Long, Tứ Hải, có khách sạn cao đến 4 tầng, xây dựng vào năm 1974.
Những năm 1972-1975, mở nhiều hiệu buôn máy móc, nông ngư cơ như: Kim Châu, Dủ Đức và nhà thuốc tây Nữ Dân. Ngoài ra, còn ra đời thêm các tiệm vàng, tiệm vải, tiệm phân bón, tiệm tạp hóa, tiệm cà phê - hủ tiếu...
Đáng ghi nhận là hình thức bán hàng lưu động, trên ghe; một sáng tạo độc đáo của giới thương hồ ra đời ngay thời Pháp thuộc, tiếp tục phát triển mạnh. Sang thời kháng chiến chống Mỹ, các bến chợ Vị Thanh, Hỏa Lựu mỗi ngày có hàng chục ghe hàng đến mua hàng sỉ trên các tiệm buôn, nhà vựa trên bờ, rồi chèo ghe đưa về bán lẻ vùng nông thôn.
Thời chiến, bà con nông dân đâu phải đi chợ một cách dễ dàng, nên việc các ghe hàng đi bán lưu động, đã tạo nên sinh hoạt mua bán đặc trưng, cung ứng hàng hóa kịp thời cho nông thôn.
Hàng hóa rất đa dạng, ngoài tạp hóa, đồ gia dụng, còn có cả thực phẩm như: hàng bánh kẹo, tương chao, thuốc trị bệnh, có ghe chuyên bán thịt heo, cá vồ, lá lợp nhà, cừ, tràm, sậy, muối cục... Và cũng từ cách kinh doanh của các ghe hàng này đã giúp bà con, cán bộ, chiến sĩ trong vùng giải phóng có được hàng nhu yếu phẩm, kể cả thuốc tây. Do đó, các đồn lính của địch kiểm soát rất gắt các ghe hàng.
Trải qua nhiều giai đoạn hình thành, phát triển, hoạt động thương mại - dịch vụ tại Vị Thanh - Hỏa Lựu đã có nhiều bước tăng trưởng nhanh chóng; một phần do việc khai thác nông nghiệp mang lại hiệu quả sau khi đào kinh Xà No. Một nguyên nhân quan trọng khác: Hỏa Lựu từng là quận lỵ; Vị Thanh cũng từng trải qua vai trò quận lỵ; rồi đô thị tỉnh lỵ, trong suốt một thời gian dài.
VỊ THANH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngoại ngũ tuần, tôi mới thực sự biết yêu
- ·Mitsubishi rút khỏi dự án nhiệt điện than ở Bình Thuận
- ·Xung đột Hamas – Israael: Phong trào Hamas có thủ lĩnh chính trị mới
- ·Nghệ An bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
- ·Một nửa yêu thương
- ·Nhiều dự án điện gió và điện mặt trời gặp khó
- ·Giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản
- ·Mỹ tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân loạt vụ khủng bố 11
- ·Lấy chồng người nước ngoài
- ·Hưng Yên sẽ có thêm 2 khu công nghiệp quy mô gần 450ha
- ·Mẹ ung thư giai đoạn cuối nuôi con liệt giường
- ·Hà Nội dự kiến phê duyệt quy hoạch phân khu sông Hồng vào tháng 6
- ·Bệnh sính thành tích và “nghệ thuật” che giấu khuyết điểm
- ·5 tòa chung cư tái định cư nằm trên đất vàng bị ‘bỏ hoang’ ở Hà Nội
- ·Yêu con giám đốc anh quyết chia tay tôi
- ·Hai dự án bệnh viện nghìn tỷ: 'Ngủ đông' đến khi nào?
- ·Hơn 7.000 tỷ đồng nâng cấp đường ven biển Vũng Tàu
- ·Bầu cử Mỹ 2024: Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump
- ·5 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả, dễ làm
- ·Các hãng hàng không đồng loạt khẳng định không sử dụng phi công Pakistan