会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kashiwa đấu với vissel kobe】Phát triển logistics!

【kashiwa đấu với vissel kobe】Phát triển logistics

时间:2024-12-23 23:27:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:258次
tàu Zhao Shang Yi Dun (Trung Quốc) cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đưa hơn 700 du khách tới thăm Vịnh Hạ Long và các điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh qua đường biển.
Tàu Zhao Shang Yi Dun (Trung Quốc) cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đưa hơn 700 du khách tới thăm Vịnh Hạ Long và các điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh qua đường biển.

Phát huy lợi thế - tăng sức cạnh tranh

Thekashiwa đấu với vissel kobeo quy hoạch, Quảng Ninh trở thành một trong những cửa ngõ trung chuyển hướng biển của khu vực, đầu tàu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch quốc tế. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt hơn 122 triệu tấn, lưu lượng hành khách vận tải biển đạt từ 250.000-300.000 lượt, dịch vụ cảng biển đóng góp từ 1,2-1,5% GRDP của tỉnh, hình thành thương hiệu Quảng Ninh trên bản đồ cảng biển khu vực và quốc tế. Định hướng lâu dài đến năm 2050 Quảng Ninh là trung tâm logistics, cửa ngõ trung chuyển vận tải đa phương thức kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và ASEAN.

Từ quy hoạch trên, với những thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng những cơ chế chính sách đặc biệt, tỉnh đang tích cực phát triển logistics thành ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước... Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, từng bước đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm logistics khu vực phía Bắc.

Một trong những điểm nhấn phát triển hạ tầng dịch vụ logistics được tỉnh thực hiện là triển khai dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh tại xã Vạn Ninh (TP Móng Cái) với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 2.248 tỷ đồng. Dự án khởi công tháng 10/2021 với 82,79ha. Dự án được thiết kế hạng mục bến cầu chính dài 500m, có thể đậu đồng thời 2 tàu trọng tải lên đến 20.000 DWT hoặc 3 tàu trọng tải 10.000 DWT và đậu các sà lan ở mặt sau; xây dựng 180m bến sà lan ở phía trong, tiếp giáp bờ; xây dựng 3 cầu dẫn… Riêng khu kho bãi được đầu tư đồng bộ, trang bị hạ tầng hiện đại đáp ứng tốt nhất yêu cầu làm hàng tổng hợp và container. Hiện nay, chủ đầu tư đang thực tập trung nhân lực, vật lực thi công các hạng mục của dự án để hoàn thành mục tiêu đưa dự án vào khai thác trong quý IV/2024. Dự án hoàn thành góp phần hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cảng biển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy hoạt động logistics, xuất nhập khẩu, giao thương quốc tế, nhất là giao thương hàng hóa bằng đường biển giữa khu vực ASEAN với Đông Bắc Á.

Hoạt động bốc xúc hàng hóa, chuyển tải tại khu vực cảng Con Ong - Hòn Nét (TP Cẩm Phả). Ảnh: Hoài Anh
Hoạt động bốc xúc hàng hóa, chuyển tải tại khu vực cảng Con Ong - Hòn Nét (TP Cẩm Phả). Ảnh: Hoài Anh

Ông Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành ủy Móng Cái, cho biết: TP Móng Cái đang từng bước cụ thể hóa mục tiêu xây dựng khu vực cảng biển Móng Cái trở thành khu vực có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và quốc tế, bước đầu hình thành các trung tâm dịch vụ logistics chất lượng cao, hoàn thành và phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, thông minh. Để tạo thuận lợi cho việc đầu tư cảng biển, thành phố đã triển khai nhiều dự án phụ trợ, kết nối như Dự án đường kết nối từ cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đến Cảng Vạn Ninh có tổng chiều dài gần 9,5km, có tổng mức đầu tư của dự án trên 520 tỷ đồng, từ vốn ngân sách tỉnh, do UBND TP Móng Cái làm chủ đầu tư; hoàn thành việc đầu tư đường ven biển liên kết KKT Vân Đồn với KKT Cửa khẩu Móng Cái, đoạn từ Cầu Voi đến tỉnh lộ 335. Đồng thời, tích cực chuẩn bị đầu tư để từng bước hoàn thiện các tuyến giao thông trong khu vực Tổ hợp công nghiệp, dịch vụ và logistics phía Nam sông Lục Lầm tại phường Hải Hòa gắn với đường dẫn cầu Bắc Luân II và nghiên cứu xây dựng cầu Bắc Luân III kết nối KKT Cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) với Khu thí điểm khai phát trọng điểm quốc gia Đông Hưng (Trung Quốc) và đường bộ ven biển Hải Hà - Móng Cái, Hạ Long - Cẩm Phả… Kỳ vọng sẽ giúp cho hoạt động phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ và đóng góp vào việc hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng của tỉnh trong thời gian tới.

Để đáp ứng nhu cầu lớn về hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực khi địa phương hình thành các trung tâm logistics với tiêu chuẩn cao hơn, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung đầu tư cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng biển, như: Kêu gọi đầu tư vào cảng Con Ong - Hòn Nét (TP Cẩm Phả); hạ tầng các KCN cảng biển Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Đầm Nhà Mạc (TX Quảng Yên); cảng biển Hải Hà (huyện Hải Hà); hệ thống đường bộ liên kết vùng với các địa phương: Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng...

Nhằm đáp ứng các nhu cầu thị trường, việc mở rộng hợp tác với các địa phương có thế mạnh về dịch vụ logistics cũng được tỉnh đẩy mạnh. Tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan, tăng cường các hoạt động về giới thiệu, giúp kết nối để các hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics có năng lực trong khu vực và trên thế giới đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư về lĩnh vực logistics tại Quảng Ninh qua việc phối hợp chặt chẽ với Cục Ngoại vụ và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại các nước. Các hoạt động kết nối thị trường, gửi ấn phẩm quảng bá, xúc tiến đầu tư, hạ tầng cơ sở; gửi thông tin về nhu cầu hợp tác của các thị trường nước ngoài tới các sở, ban, ngành liên quan nhằm triển khai kết nối các doanh nghiệp trong tỉnh tới doanh nghiệp các nước, như: Qatar, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigieria, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Tỉnh cũng xây dựng được kênh thông tin kết nối trao đổi với Cục Ngoại vụ, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao để phối hợp triển khai các chương trình, nội dung, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người Quảng Ninh ra thế giới, giới thiệu về một “điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”, góp phần không nhỏ vào việc thu hút du lịch, đầu tư, thương mại, phát triển KT-XH, đặc biệt là lĩnh vực logistics.

Lãnh đạo TP Móng Cái giới thiệu với các nhà đầu tư về Quy hoạch cảng biển, logistics trên địa bàn.
Lãnh đạo TP Móng Cái giới thiệu với các nhà đầu tư về Quy hoạch cảng biển, logistics trên địa bàn.

Ngoài các giải pháp trên, tỉnh quan tâm đào tạo nghề về logistics tại các cơ sở đào tạo nghề, đa dạng hóa các hình thức đào tạo; thúc đẩy liên kết giữa các viện, trường đại học, trường cao đẳng, các doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp logistic và thúc đẩy liên kết đào tạo hợp tác quốc tế về logistics. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên đào tạo về logistics, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics các cấp độ. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh được nâng lên, cải thiện cả về trình độ chuyên môn kỹ năng và duy trì được tốc độ phát triển ổn định về số lượng; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2019 đạt 80% đến năm 2022 đạt 85,85%, năm 2023 đạt trên 86%.

Ông Vũ Quang Trực, Phó Giám đốc sở LĐ, TB&XH, cho biết: Đáp ứng về công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực logistics trên địa bàn tỉnh, Sở đã xây dựng chính sách thu hút các đơn vị liên kết đào tạo đến từ bên ngoài với mục tiêu phát triển mạng lưới liên kết về đào tạo, giúp nâng cao năng lực đào tạo về logistics tại địa phương. Trên cơ sở đó, sẽ tham mưu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cũng như các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC thuộc cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý nhà nước về dịch vụ ngành logistics; tăng cường triển khai việc xây dựng chính sách thu hút các đơn vị liên kết đào tạo từ bên ngoài với mục tiêu phát triển mạng lưới liên kết về đào tạo giúp nâng cao năng lực đào tạo về logistics tại địa phương.

Định hướng phát triển xứng tầm

Quảng Ninh có vị trí địa kinh tế đặc biệt ở vùng Đông Bắc. Với đặc trưng có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, cùng với hệ thống cảng nước sâu, kết cấu hạ tầng giao thông gần như hoàn thiện và hiện đại nhất cả nước với các loại hình vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không.

Quảng Ninh có nhiều thuận lợi trong phát triển dịch vụ logistics. Tại Hội nghị Phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh năm 2023, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định: Với những lợi thế, tiềm năng nổi trội cùng quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Quảng Ninh hội tụ đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, ngành logistics của Quảng Ninh phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.

Để phát huy được hết các thế mạnh và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của logistics, tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm trên cơ sở định hướng phát triển dịch vụ logistics, nhận diện những "điểm nghẽn" để tháo gỡ và hoàn thiện. Trong đó, tỉnh tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách với tư duy mở, cơ chế vượt trội, có ý nghĩa tạo đột phá cho phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại, ngày càng giữ vai trò chủ đạo; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tốc độ hoàn thành hạ tầng giao thông liên kết; chủ động bổ sung và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nói chung, dịch vụ logistics.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư các công trình tại KKT, cửa khẩu, lối mở, bởi đây được coi là các trung tâm logistics quan trọng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, ưu tiên xây dựng hệ thống kho lạnh, kho mát cho hàng hóa nông sản, thủy sản tại các cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng thương mại.

Tàu hàng cập bến tại cảng container quốc tế Cái Lân (CICT) đầu năm mới Giáp Thìn 2024. Ảnh: Hoàng Nam
Tàu hàng cập bến tại cảng container quốc tế Cái Lân (CICT) đầu năm 2024. Ảnh: Hoàng Nam

Tỉnh đẩy mạnh kết nối hợp tác thương mại với các tỉnh, như: Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc); Hokkaido (Nhật Bản)...; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình cửa khẩu số để nâng cao năng lực phối hợp quản lý của các lực lượng chuyên ngành tại cửa khẩu, nâng cao năng lực thông quan hàng hóa, phương tiện, con người phục vụ cho hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Cùng với đó là thành lập Hiệp hội Logistics tỉnh Quảng Ninh, nhằm thúc đẩy kết nối các loại hình hoạt động logistics, vận tải đa phương thức, liên kết các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh…

Dự báo, năm 2024, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế, đòi hỏi các doanh nghiệp logistics tiếp nỗ lực trong tăng cường kết nối nội khối để tiếp tục vượt qua thách thức, vươn lên xứng đáng vai trò là ngành dịch vụ kết nối trong nền kinh tế.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Ấm lòng hình ảnh người thợ điện 'xông' vào vùng úng ngập, giữ an toàn cho bà con
  • Quản lý chặt chẽ chuyển giá để chống tránh thuế, thất thu ngân sách
  • Techcombank và MB thu xếp vốn cho hai nhà máy điện của PV Power
  • Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam
  • Taxi Vinasun 'lỗ chồng lỗ': Vì đâu nên nỗi?
  • Hệ thống điện đủ năng lực cho phát triển năm 2014
  • Lukoil rút khỏi dự án dầu khí tại Việt Nam
  • Đề xuất xây dựng luật về hoạt động từ thiện 
推荐内容
  • Ba nhà mạng lớn bị phạt hơn 300 triệu đồng vì vi phạm quản lý thuê bao di động trả trước
  • Giấc mơ 1,3
  • Ngành Hải quan đạt kết quả tích cực về thu ngân sách
  • Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh xem xét thông qua 26 dự thảo nghị quyết
  • Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2020
  • Chuyển nhượng dự án, kê khai thuế thế nào?