【bảng xếp hạng bóng đá hàn quốc】Đề xuất làm thêm 400 giờ/năm: Cần cân nhắc kỹ
Giảm làm thêm xuống còn 400 giờ/năm
TheĐềxuấtlàmthêmgiờnămCầncânnhắckỹbảng xếp hạng bóng đá hàn quốco Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đưa ra lấy ý kiến lần hai, số giờ làm thêm tối đa đã được điều chỉnh xuống còn 400 giờ thay vì 600 giờ như dự thảo lần 1.
Bên cạnh đó, dự thảo lần hai đã bỏ quy định người lao động làm thêm không quá 5 ngày liên tục. Cụ thể, số giờ làm thêm của người lao động không quá 12 giờ/ngày và tổng số giờ làm thêm của người lao động trong 1 năm không vượt quá 400 giờ.
Dự thảo lần này cũng bổ sung thêm những trường hợp được làm thêm giờ ngoài khung giờ làm thêm theo quy định trên trong những trường hợp đột xuất. Theo đó, người lao động phải làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định trong các trường hợp như: thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; thực hiện các công việc cần thiết, khẩn cấp để ngăn ngừa sự mất mất mát về tính mạng hoặc tài sản trong trường hợp phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa khác.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định làm thêm trong các trường hợp đặc biệt là: Xử lý các mặt hàng tươi sống và các sản phẩm không thể bỏ dở do yêu cầu nghiêm ngặt của quy trình công nghệ; thực hiện các sản phẩm theo yêu cầu cấp bách của đơn hàng xuất khẩu hay xử lý sự cố trong sản xuất…
Tuy nhiên, các trường hợp này bắt buộc này phải có sự đồng ý của người lao động mới được làm thêm. Các trường hợp khác phải được Chính phủ chấp thuận.
Nên rà soát toàn diện trước khi quyết định
Dưới góc độ chủ sử dụng lao động, ông Nguyễn Văn Bình- Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Sóng Bạc cho rằng, đây là một giải pháp tốt cho doanh nghiệp trong trường hợp người lao động không có nhu cầu làm thêm giờ, vì làm thêm là thỏa thuận. “Nếu trường hợp người lao động có đủ sức khỏe, thời gian và mong muốn được làm thêm giờ trong khi doanh nghiệp đang có nhu cầu thì đây là một cơ hội để cả hai bên cùng có lợi”- ông Bình cho biết.
Theo ông Bình, nhu cầu làm thêm chủ yếu rơi vào các nhóm doanh nghiệp có những đối tác về hàng hóa không thực sự ổn định dẫn đến thường bị gấp rút trong việc thực hiện đơn hàng như may mặc, điện tử với đặc thù là những ngành sử dụng số lượng nhiều lao động và không đòi hỏi kỹ thuật quá cao. Có đến 90% các doanh nghiệp làm trong khối này liên tục phải tuyển dụng do yêu cầu công việc cần phải làm thêm.
Bàn về vấn đề này, ông Vũ Quang Thọ- Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, qua các cuộc khảo sát đối với công nhân thì rất nhiều người lao động muốn được làm thêm giờ.
“Tôi cho rằng đây là nguyện vọng chính đáng của người lao động, còn làm bao nhiêu thì tùy từng ngành, từng doanh nghiệp bởi có những doanh nghiệp không thể tổ chức làm thêm được. Công nhân lao động Việt Nam muốn làm thêm vì lí do rất cơ bản là tiền lương quá thấp, không đủ để chi tiêu ở mức tối thiểu. Hiện tiền lương tối thiểu tính bình quân ở cả bốn vùng lương đều thấp hơn nhu cầu chi tiêu tối thiểu khoảng 15 – 16%"- ông Thọ nói.
Đánh giá về ngưỡng làm thêm 400 giờ/năm, ông Thọ cho rằng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên câu chuyện làm thêm chỉ là giải pháp tình thế làm hài lòng công nhân, vì ở hầu hết các doanh nghiệp người lao động muốn có thêm thu nhập chỉ có thể làm thêm.
“Về lâu dài phải rút ngắn thời gian làm việc lại, tăng thêm thời gian nghỉ ngơi nhưng với điều kiện tiền lương phải đủ bảo đảm cuộc sống, nếu tiền lương không đủ bảo đảm cuộc sống thì không thể nói đến chuyện giảm bớt thời gian làm việc”- ông Thọ cho biết.
Còn theo ông Chang – Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam, điều chỉnh giờ làm thêm và các pháp luật lao động khác là vấn đề ảnh hưởng đến nhiều đối tượng nên cần cân nhắc kỹ. “Việc cải cách pháp luật lao động ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp, người lao động và toàn xã hội. Bởi vậy quá trình này đòi hỏi việc rà soát toàn diện về kỹ thuật đối với từng vấn đề dựa trên bằng chứng, cũng như tham vấn với đại diện của cả người lao động và chủ sử dụng lao động”- ông nói.
Vị giám đốc ILO cũng khẳng định, ILO luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ chuyên môn cho Việt Nam trong suốt quá trình sửa đổi và thực hiện Bộ luật quan trọng này./.
Mai Đan
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng năm 2023 giảm 2%
- ·PM to visit Germany, Netherlands, attend G20
- ·Vietnam News Agency inks cooperation deal with Sputnik
- ·President: Việt Nam prioritises developing relations with Russia
- ·EU kết luận Google lạm dụng lợi thế áp đảo thị trường quảng cáo
- ·VN urges China to act responsibly
- ·VN monitoring murder trial in S Korea: spokesperson
- ·Việt Nam, Russia eye expanded trade links
- ·Agribank chi nhánh tỉnh Long An đồng hành cùng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10
- ·Haitian Senate leader begins official visit to Việt Nam
- ·Vàng trong nước và thế giới tiếp tục giảm
- ·President Trần Đại Quang touches down in Moscow
- ·Việt Nam asks US to lift embargo against Cuba
- ·PM to promote dynamic Việt Nam in Germany
- ·Ninh Bình: ‘Công dân số’ là trọng tâm của chuyển đổi số
- ·Việt Nam, Russia hold strategic dialogue and political consultation
- ·Hà Nội voters laud NA session, express concerns
- ·Cambodia NA President’s speech at ceremony celebrating Việt Nam
- ·Ngành Nông nghiệp Long An đề nghị được xả thêm nước từ hồ Dầu Tiếng để chống hạn, mặn
- ·President hails Việt Nam