【lich thi dau hang nhat anh】Vụ cầm cố, bán trộm nền đất tại Khu dân cư Hiệp Bình Chánh: Hệ lụy từ sự bất chấp pháp luật
Công ty CP Đại Hải bất chấp pháp luật khi cầm cố sổ đỏ của các nền đã bán,ụcầmcốbántrộmnềnđấttạiKhudâncưHiệpBìnhChánhHệlụytừsựbấtchấpphápluậlich thi dau hang nhat anh bán trộm một nền cho nhiều người... |
Đất của đối tác cũng đem... bán trộm
Công ty Xây dựng số 5 là đối tác của Công ty CP Đại Hải, nhưng Công ty CP Đại Hải lại sử dùng nền đất ở Khu dân cư Hiệp Bình Chánh mà đối tác này đã sang nhượng cho khách để bán cho ông Đỗ Công Cử, ngụ ngay tại khu phố liền kề (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM).
Điều đáng nói là, thời điểm tháng 6/2019, khi vụ việc cầm cố, bán trộm nền đất tại Khu dân cư Hiệp Bình Chánh đã bùng lên, cơ quan chức năng đã vào cuộc, nhưng ông Ngô Xuân Trường, Giám đốc Công ty CP Đại Hải vẫn thản nhiên ký hợp đồng bán cho ông Cử nền đất số 10 lô J (diện tích hơn 206 m2) với giá 4,7 tỷ đồng.
Ông Cử đã thanh toán hơn 4,2 tỷ đồng (tương đương 90,4% giá trị hợp đồng). Theo thỏa thuận, ông Cử sẽ thanh toán số tiền còn lại sau khi Công ty CP Đại Hải làm thủ tục cấp sổ đỏ cho nền đất này.
Chờ mãi không được giao đất cấp sổ trên thực địa, ông Cử vội tìm hiểu và “té ngửa” khi phát hiện mảnh đất trên đang là quán cà phê, đã được ông Nguyễn Văn Lâm mua trước đó 2 tháng (tháng 4/2019) theo hợp đồng sang nhượng nền nhà được công chứng tại Văn phòng Công chứng Huỳnh Thị Ngọc Yến.
Ông Cử lập tức khởi kiện Công ty CP Đại Hải ra Tòa án Nhân dân quận Thủ Đức để đòi đất.
Ngày 12/6/2020, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 114/2020 của Tòa án Nhân dân quận Thủ Đức, “chân tướng” của chủ đầu tưbất chấp pháp luật đã lộ diện.
Cụ thể, tại phiên xét xử, lời khai của các bên liên quan thể hiện, từ ngày 25/2/2003, Công ty CP Đại Hải đã ký hợp đồng sang nhượng 3 nền đất (số 8, 9, 10 thuộc lô J) cho Công ty Xây dựng số 5.
Sau đó, ngày 28/3/2003, Công ty CP ANI trong vai trò điều hành chung theo hợp đồng hợp tác liên doanh xây dựng phát triển dự ánvới Công ty CP Đại Hải, đã tiến hành bàn giao 3 nền đất trên cho Công ty Xây dựng số 5.
Oái ăm là, ngay sau khi được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Công ty CP Đại Hải không tiến hành sang tên cho Công ty Xây dựng số 5, mà lại đem cả 3 nền đất đã bán trên làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 45 tỷ đồng (năm 2012) của Công ty TNHH Hương Nhiên (quận Bình Thạnh) tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Chi nhánh Nhà Bè.
Công ty Xây dựng số 5 không hề biết điều này, nên đã chuyển nhượng nền số 10 lô J cho ông Vũ Duy Xá. Tháng 2/2018, ông Xá bán cho và bà Nguyễn Thị Mơ. Sau đó, tháng 4/2019, bà Mơ bán lại cho ông Nguyễn Văn Lâm.
Theo Tòa án Nhân dân TP.HCM, việc chuyển nhượng nền đất nêu trên tới tay ông Lâm là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, tới tháng 6/2019, Công ty CP Đại Hải lại đem mảnh đất của ông Lâm bán cho ông Đỗ Công Cử là bất chấp pháp luật.
Bởi vậy, Tòa tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán giữa Công ty CP Đại Hải và ông Cử, buộc chủ đầu tư phải hoàn trả và bồi thường cho ông Cử tổng cộng hơn 8 tỷ đồng (hơn 4,2 tỷ đồng tiền mua đất và trên 4 tỷ đồng tiền bồi thường thiệt hại).
Các hộ dân tại Khu dân cư Hiệp Bình Chánh treo băng rôn cảnh báo người ở nơi khác, tránh bị lừa và kiến nghị cơ quan chức năng sớm xử lý vụ việc. |
Viện Kiểm sát “cự” Tòa án
Ngày 26/6/2020, Viện Kiểm sát Nhân dân quận Thủ Đức lại có quyết định số 268/QĐKNPT-VKD-DS kháng nghị phúc thẩm đối với bản án trên.
Viện Kiểm sát Nhân dân quận Thủ Đức cho rằng, hành vi nêu trên của Công ty CP Đại Hải là gian dối khi chuyển nhượng một nền đất cho nhiều người và dùng tài sản không phải của mình để thế chấp ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi và lợi ích của người khác, có dấu hiệu cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Từ đó, Viện Kiểm sát Nhân dân quận Thủ Đức cho rằng, cần thiết phải có kết quả giải quyết của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM xác định có khởi tố vụ án hình sự hay không, thì mới có thể giải quyết được vụ án theo thủ tục dân sự hay hình sự. Lý do, quy định tại Điều 30, Bộ luật Tố tụng hình sự (năm 2015) và Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án Nhân dân Tối cao đã nêu rõ: “Chỉ được tách để giải quyết phần hay một phần dân sự trong vụ án hình sự bằng một vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự khi có yêu cầu, nếu phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm”.
Ngoài ra, ngày 8/6/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cũng đã có Văn bản số 9249/PC03-Đ9 phúc đáp văn bản của Tòa án Nhân dân quận Thủ Đức với nội dung: vụ việc có dấu hiệu lừa đảo, đang được điều tra.
Từ đó, tại phiên xét xử sơ thẩm, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân quận Thủ Đức đã đề nghị tạm dừng phiên tòa vì “cần thiết phải có kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM mới đủ cơ sở giải quyết vụ án”.
Tuy nhiên, Tòa án vẫn tiếp tục xét xử và tuyên án, theo Viện Kiểm sát Nhân dân quận Thủ Đức, là vi phạm Điều 259, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, bởi “nhận định chưa đầy đủ về tình tiết vụ án, căn cứ pháp luật và quan hệ pháp luật đang được cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đồng thời…”. Vì vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân quận Thủ Đức kiến nghị Tòa án Nhân dân TP.HCM xét xử phúc thẩm.
Hệ lụy dây chuyền
Báo Đầu tư đã có nhiều bài điều tra phản ánh việc người dân kêu cứu vì bị chủ đầu tư Khu dân cư Hiệp Bình Chánh cầm cố sổ đỏ, bán trộm một nền cho nhiều người từ nhiều năm trước.
Qua hàng loạt vụ việc bị báo chí phanh phui và cơ quan chức năng điều tra, có thể thấy, không chỉ người dân mua phải nền đã có chủ lâm cảnh khốn đốn, mà ngay cả “chính chủ” đang ở trong căn nhà bạc tỷ xây từ nền Dự án Khu dân cư Hiệp Bình Chánh cũng đang “ngồi trên đống lửa”.
Minh chứng, cuối năm 2019, ông Đặng Minh Quý (Tổ trưởng Tổ 40B, Khu dân cư Hiệp Bình Chánh) đại diện các hộ dân đã viết đơn gửi cơ quan công an. Trong đơn nêu rõ, thời gian qua, có nhiều đối tượng xăm trổ lạ mặt tới áp chế, đòi cưỡng chế, đập phá nhà cửa, công trình mà họ xây từ lâu trên đất tranh chấp. UBND quận Thủ Đức sau đó đã yêu cầu Công an quận, Công an phường Hiệp Bình Chánh xuống đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực Dự án.
Không chỉ có người dân phải gánh chịu hệ lụy từ những sai phạm trên, mà hàng loạt ngân hàng cũng lâm nạn. Chính đại diện Công ty CP Đại Hải thừa nhận đã thế chấp 11 nền lô E tại Ngân hàng TMCP Đông Á; thế chấp 13 nền lô H tại Ngân hàng NN&PTNT Nhà Bè; thế chấp 11 nền lô J tại Ngân hàng NN&PTNT Nhà Bè và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh TP.HCM; thế chấp 7 nền lô M tại Ngân hàng Sacombank TP.HCM; thế chấp 14 nền lô N tại Ngân hàng TMCP Đông Á; thế chấp 39 nền lô O tại Ngân hàng NN&PTNT Nhà Bè…
Như đã đề cập ở bài báo trước, tháng 6/2020, tại buổi giám sát của Ban Pháp chế thuộc Hội đồng Nhân dân TP.HCM, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM cho biết, đã đề nghị các cơ quan chức năng trả lời cụ thể, đất tại Khu dân cư Hiệp Bình Chánh có được phê duyệt bán nền, bán đất, được quy hoạch hay không và hứa sẽ “nhanh chóng khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay”.
Nhưng tới giờ này, việc ngăn chặn chủ đầu tư Khu dân cư Hiệp Bình Chánh cố tình vi phạm pháp luật chỉ dừng ở 2 việc: Công an TP.HCM đã cấm xuất cảnh đối với ông Ngô Xuân Trường (Giám đốc Công ty CP Đại Hải); Tòa án Nhân dân TP.HCM đã ra Quyết định số 256 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm Công ty CP Đại Hải chuyển dịch quyền sử dụng đất đối với 18 lô đất (có tranh chấp) tại Dự án Khu dân cư Hiệp Bình Chánh.
Vì vậy, hàng chục hộ dân khác sở hữu nền đất tại khu đô thị này vẫn ngay ngáy lo ông Ngô Xuân Trường đang giữ cương vị Giám đốc và giữ con dấu Công ty CP Đại Hải lại tiếp tục “bán trộm” nền đất của họ.
(责任编辑:La liga)
- ·Dồn lực dập dịch tại Bệnh viện Bạch Mai
- ·8 phát cạc
- ·Xây dựng “hệ sinh thái” doanh nghiệp nhà nước
- ·Tập trung chăm lo Tết cho đồng bào Khmer
- ·Vi phạm chứng khoán: 5 nhà đầu tư bị phạt gần 200 triệu đồng trong một tuần
- ·11 cơ sở kinh doanh vàng vi phạm về nhãn, chất lượng hàng hóa
- ·Rà soát tính phù hợp của các vấn đề trước khi trình kỳ họp HĐND tỉnh
- ·Bù Đốp tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm
- ·Chuyên gia lý giải trận động đất lần đầu xảy ra ở khu vực biển Hà Tĩnh
- ·Chơn Thành: Thêm 873 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh
- ·Lợi ích từ việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt
- ·2 tháng đầu năm thu ngân sách đạt 587 tỷ đồng
- ·Thêm đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
- ·ĐBSCL: Phát hiện hàng ngàn áo ngực chứa chất lạ
- ·Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng xuất khẩu 100 ngàn tấn gạo vào EU theo EVFTA
- ·Khánh thành 3 cây cầu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ
- ·Quỹ hỗ trợ nông dân Đồng Xoài cho vay vốn 3,05 tỷ đồng
- ·Tấm lòng Nhân dân Cà Mau với Bác Hồ
- ·Năm 2020: Người lao động yên tâm hơn với những thay đổi về chính sách bảo hiểm
- ·Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động