【kq cúp fa anh hôm nay】Băn khoăn “đường” vào sư phạm
Theănkhoănđườngvàosưphạkq cúp fa anh hôm nayo quy định của Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ.
Thí sinh xác nhận nhập học vào Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế năm 2019
Nhiều băn khoăn
Mặc dù đến tháng 7/2020, quy định mới theo luật mới có hiệu lực thi hành (với khóa tuyển sinh mới) tuy nhiên ngay từ mùa tuyển sinh 2019, nhiều thí sinh đã tỏ ra lo lắng. Võ Thị Hiền, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, thắc mắc: “Không biết thời gian theo quy định là cho khóa tuyển sinh 2020 hay những sinh viên tốt nghiệp từ năm 2020”.
Đối với các học sinh chưa bước vào kỳ thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia, băn khoăn về cơ hội học sư phạm còn lớn hơn. Quỳnh Như, học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu, tâm sự: “Em cũng có dự định học sư phạm. Việc định hướng nghề nghiệp diễn ra từ giai đoạn mới vào học lớp 10 với mục đích để xác định thế mạnh, đam mê của mình và học tốt hơn để có định hướng tốt cho kỳ thi lớn. Tuy nhiên đến giai đoạn này, suy nghĩ chọn nghề của em bị lung lay”.
Những mùa tuyển sinh gần đây, các ngành sư phạm dần khó thu hút thí sinh, nhất là từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức điểm sàn riêng cho khối ngành đào tạo giáo viên (từ 2018) để siết chất lượng đầu vào, lượng thí sinh đăng ký nhập học các ngành sư phạm có dấu hiệu giảm, bởi theo nhiều giảng viên ở mức điểm 17 - 18 điểm, thí sinh có quá nhiều sự lựa chọn ngành nghề.
Trên thực tế, theo nhiều sinh viên sư phạm, lâu nay việc miễn học phí trở thành “quyền trợ giúp” mà nhiều thí sinh, trong đó không ít trường hợp có hoàn cảnh khó khăn lựa chọn. Với quy định mới, sức hút của các ngành sư phạm với thí sinh nhiều khả năng sẽ giảm.
PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế lo lắng, cùng với quy định điểm sàn, quy định sinh viên sư phạm phải trả lại học phí nếu làm trái ngành sẽ khiến việc tuyển sinh các ngành sư phạm khó khăn hơn. Mặt tích cực của những quy định điểm sàn giúp nâng chất lượng của đầu vào, còn quy định về học phí khiến người học xác định ngành nghề đúng hơn, đam mê và tâm huyết hơn nghề dạy học khi lựa chọn, nhưng sẽ nảy sinh vấn đề làm cho người học lo lắng, thậm chí nhiều trường hợp không chọn các ngành sư phạm.
“Ngay cả trường y, 18 điểm đã có một số ngành nhận thí sinh. Khi cơ hội đầu vào khó và cơ hội đầu ra cũng có những ràng buộc, sẽ có những tác động với thí sinh”, PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận trăn trở.
Cần những giải pháp
Hiện nay, mạng lưới các trường đào tạo sư phạm trong cả nước khá lớn, không chỉ tại các ĐH Quốc gia, ĐH vùng mà rất nhiều ĐH địa phương tuyển sinh và đào tạo các ngành sư phạm. Điều này đồng nghĩa với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm không hề nhỏ. Trái lại, việc tuyển dụng giáo viên ở các địa phương không quá nhiều, một số trường có tình trạng thừa giáo viên sẽ khó tránh khỏi tình trạng sinh viên ra trường phải long đong đi tìm việc.
Theo nhiều giảng viên sư phạm, tâm lý chung khi học sư phạm là tất cả người học đều muốn đứng bục giảng sau khi ra trường. Tuy nhiên, tình trạng phải làm trái ngành, thậm chí giấu bằng đi làm công nhân cho thấy, cần có giải pháp tốt hơn nếu áp dụng quy định trên. Việc đầu tiên là sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm. PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận cho rằng, có thể dùng kiểm định chất lượng để loại bớt các trường không đạt chuẩn.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phải giải được bài toán sắp xếp đội ngũ giáo viên, đồng thời có những dự báo nhân lực lao động tốt trong nghề giáo viên tại các trường, các địa phương. Theo PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cần đào tạo theo cơ chế đặt hàng cho các ngành sư phạm, đảm bảo những sinh viên sư phạm chăm chỉ học tập, đạt kết quả tốt ra trường có việc làm.
Đối với các trường sư phạm, cũng cần phải nghiên cứu, tính toán lại chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp. Ngoài ra, với lợi thế nhiều cơ sở giáo dục ĐH đang kết nối tốt với các trường THPT, nên có sự phối hợp tốt để định hướng nghề nghiệp từ sớm cũng như quảng bá tuyển sinh hiệu quả.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·Những bức ảnh đặc biệt về Việt Nam 25 năm trước
- ·Quảng Ninh: 3 địa phương hợp nhất văn phòng huyện ủy với văn phòng HĐND và UBND huyện
- ·Apple chuẩn bị tung ra thị trường 6 triệu iPad giá rẻ
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·Sẽ có quy định tạo thuận lợi cho trường dạy nghề thực hiện tự chủ
- ·Bao giờ ca trù 'thoát' hạng mục 'cần bảo vệ khẩn cấp'?
- ·Google sắp khởi công trung tâm dữ liệu ở Đài Loan
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·40 quận, huyện bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2019
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Vespa khuyến mãi mùa hè
- ·Quy định giờ làm việc bắt đầu từ 8h30 liệu có phù hợp?
- ·68 bức tranh kính lần đầu ra mắt công chúng
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·WB không cho Trung Quốc vay khoản mới để chống dịch do virus nCoV
- ·Thông báo Chương trình KHCN trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản
- ·Xử phạt nếu không nộp Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Ngành du lịch thế giới sẽ thiệt hại ít nhất 22 tỷ USD do dịch COVID