【lịch đá laliga】Những điều cần lưu ý về phụ cấp lương năm 2021
Năm 2021, với việc áp dụng Bộ Luật Lao động 2019, trong đó có quy định về phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác đang được người lao động rất quan tâm.
Các loại phụ cấp
Theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH: Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên.
Theo đó, pháp luật không đặt ra mức phụ cấp lương cụ thể mà sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau tùy thuộc vào từng công việc, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Bên cạnh đó, quy định này cũng không liệt kê cụ thể các loại phụ cấp lương mà chỉ nêu chung về mục đích của các khoản phụ cấp lương. Tuy nhiên, căn cứ Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH , có thể kể đến các loại phụ cấp lương sau:
Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút; Các phụ cấp có tính chất tương tự.
Lưu ý: Các chế độ như thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không phải phụ cấp lương.
Phải có trong hợp đồng giao kết
Một trong các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động được quy định tại Điều 21 Bộ Luật Lao động năm 2019, đó là: Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
Có thể thấy, phụ cấp lương là một trong những nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên.
Tuy nhiên, đây chỉ là khoản tiền nhằm bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
Theo đó, không phải người lao động nào cũng được trả các khoản phụ cấp này mà tùy điều kiện và công việc của từng người.
Phần phụ cấp lương của người lao động cũng phải trích đóng BHXH bắt buộc |
Mặt khác, nếu các yếu tố này đã được xem xét và tính đầy đủ luôn trong mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì ngoài lương ra, người lao động sẽ không được nhận thêm phụ cấp.
Chính vì vậy, người sử dụng lao động không bắt buộc phải trả thêm phụ cấp lương cho tất cả người lao động.
Tính đóng BHXH
Hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật BHXH năm 2014, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, phụ cấp lương của người lao động cũng tính làm căn cứ để xác định tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, phần phụ cấp lương của người lao động cũng phải trích đóng BHXH bắt buộc.
Khoản 1, Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH đã liệt kê 8 loại phụ cấp lương phải tính đóng BHXH gồm:
Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút; Các phụ cấp khác có tính chất tương tự.
Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân khi có thu nhập cao
Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Tuy nhiên, điểm b, khoản 2, Điều này cũng nêu rõ các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân gồm:
Phụ cấp ưu đãi hàng tháng theo quy định về ưu đãi người có công; Phụ cấp quốc phòng, an ninh; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực; Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao; Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Ngoài các khoản phụ cấp trên, những khoản phụ cấp khác đều được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, người lao động sẽ chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập tính thuế. Nói cách khác, các khoản phụ cấp lương của người lao động chỉ bị tính thuế thu nhập cá nhân khi người đó có thu nhập cao.
Theo vietnamnet.vn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 14/10: Trượt dốc
- ·Công chức, viên chức được vay gói 30.000 tỷ để sửa chữa, xây nhà
- ·Hàng loạt cán bộ bị kiểm điểm vì liên quan đến thủy điện Thượng Kon Tum
- ·Xử phạt 7,5 triệu với nam thiếu niên xúc phạm lực lượng công an trên mạng xã hội
- ·Anh Bùi Quang Huy tái đắc cử Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XII
- ·40 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở tránh bão
- ·Tiền Giang: Phát hiện gần 570 vụ vi phạm về hàng giả, gian lận thương mại
- ·“Ổ dịch” quán bar Buddha ghi nhận thêm 1 trường hợp nguy cơ cao nhiễm Covid
- ·Khi người yêu “Đèo bòng” tình cũ
- ·Quản lý thị trường Hà Nội: Thu giữ 540 lít rượu thủ công không rõ nguồn gốc tại Thanh Trì
- ·Giấy mua đất viết tay và nguy cơ mất 120 triệu
- ·Việt Nam: Tổn thất do ô nhiễm môi trường chiếm tới 5,5% GDP
- ·Trình Quốc hội xem xét phê chuẩn 2 công ước quan trọng
- ·Gia hạn thuế: Doanh nghiệp phải nắm tinh thần, chờ quyết định chính thức của Chính phủ
- ·Hoa Giang
- ·Công ty tôn thép KoKoRo ở Khánh Hòa bị xử phạt 40 triệu đồng
- ·Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đảm bảo ATGT dịp 10
- ·Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 500kg lòng lợn sấy khô không rõ nguồn gốc
- ·Bảng báo giá bê tông tươi tại Long An mới 2024
- ·Bắt tạm giam cựu đăng kiểm viên Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa