【dự đoán kết quả arsenal】Kho bạc Nhà nước: Dịch vụ công trực tuyến giúp giảm độ trễ của chứng từ
Đến nay, số lượng các đơn vị SDNS đăng ký tham gia sử dụng DVCTT ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ, DVCTT đã thực sự mang lại nhiều thuận lợi, “xóa tan” tâm lý e ngại trước đây của các đơn vị SDNS khi đứng trước một phương thức giao dịch mới.
1.429 đơn vị SDNS tham gia DVCTT của KBNN
KBNN cho biết, qua thực tế triển khai, ngoài các tiện ích mang lại, hệ thống DVCTT cũng có những thời điểm hoạt động chưa ổn định. Những vấn đề như lỗi kỹ thuật, việc đăng ký chữ ký số, cũng như việc in phục hồi chứng từ, hồ sơ do đơn vị gửi qua DVCTT, quy trình nghiệp vụ còn phức tạp ....
Để khắc phục những khó khăn này, trong mấy tháng qua, KBNN đã tập trung xử lý dứt điểm các lỗi trên để đảm bảo hệ thống DVCTT hoạt động ổn định, thông suốt và nhanh chóng. Đến nay, đã có 1.429 đơn vị SDNS tham gia DVCTT của KBNN. Điểm đặc biệt là, nếu như trước đây, các đơn vị SDNS còn mang tâm lý e ngại và vẫn chọn cách giao dịch truyền thống, nhưng khi đã được vận động tuyên truyền sử dụng DVCTT đều hài lòng và hào hứng với phương thức giao dịch mới.
Bà Nguyễn Thị Hải, Trưởng phòng Hành chính quản trị tài vụ ấn chỉ, Cục Thuế Quảng Ninh cho biết, từ ngày 1/7/2018, đơn vị bắt đầu sử dụng DVCTT tại KBNN Quảng Ninh và đã có 96 bộ hồ sơ được thực hiện qua DVCTT.
"Từ khi sử dụng DVCTT, việc xử lý, thanh toán các hóa đơn chứng từ của Cục Thuế nhanh gọn hơn, độ “trễ” của chứng từ đã giảm hẳn, hầu như chứng từ đưa lên hệ thống được xử lý, giải quyết ngay trong ngày. Hơn nữa, các cán bộ kế toán cũng không mất nhiều thời gian cho việc di chuyển ra kho bạc (có thể ngồi tại cơ quan để xử lý công việc). Thông tin nhanh, chứng từ lưu thông an toàn. Đây là một quy trình khoa học và chính xác”, bà Hải chia sẻ.
Một ưu điểm nữa của DVCTT, đó là cung cấp các thông tin về thời gian, quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán thông qua các trạng thái như: “KBNN từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ”; “KBNN đang xử lý hồ sơ”; “KBNN đã thanh toán hoặc từ chối thanh toán” cho các đơn vị SDNS. Điều này đã góp phần tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của KBNN cũng như giúp đơn vị SDNS biết được tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ của đơn vị mình.
Tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, bà Vũ Thị Hồng Hạnh - Kế toán trưởng cho biết, trước đây khi giao dịch chứng từ giấy, phải mất nhiều thời gian để theo dõi xem chứng từ đã được ký duyệt chưa, nhưng khi thực hiện DVCTT, ngay khi đưa chứng từ lên hệ thống, kế toán có thể nắm rõ bộ hồ sơ đang ở khâu nào, có sai sót gì không và khi có sai sót, ngay lập tức được hệ thống báo trả. Cách thức giao dịch này vừa nhanh chóng vừa giúp tăng tính trách nhiệm của đơn vị SDNS trong việc hoàn tất các hồ sơ để gửi sang kho bạc…
Cần tích hợp phần mềm của đơn vị SDNS vào phần mềm DVCTT
Mặc dù có nhiều tiện ích nhưng DVCTT vẫn còn khá mới mẻ. Do đó, bên cạnh những ưu điểm về thời gian và tính chính xác, hiện nay vẫn còn một số khó khăn mà các đơn vị SDNS còn gặp phải trong khi triển khai thực hiện.
Theo bà Nguyễn Thị Hải, hiện nay cơ quan thuế và KBNN đang sử dụng 2 phần mềm khác nhau nhưng không tích hợp lại với nhau được. Vì thế, mỗi khi nhập chứng từ, kế toán đơn vị phải thực hiện 2 lần, một lần nhập trên hệ thống của đơn vị, sau đó từ hệ thống của đơn vị lại nhập chuyển sang hệ thống của KBNN nên vẫn mất thời gian. Theo đó, đơn vị mong muốn KBNN sớm có giải pháp để tích hợp được 2 phần mềm này với nhau, giảm thời gian nhập liệu chứng từ.
Khó khăn của Cục Thuế Quảng Ninh gặp phải khi triển khai DVCTT cũng là khó khăn chung của nhiều đơn vị SDNS khi tham gia vào DVCTT của KBNN. Ngoài ra, theo các đơn vị SDNS tham gia DVCTT của kho bạc, phần mềm trên DVCTT còn không cho sửa lỗi ngay tại chỗ sai, mà bắt buộc kế toán nếu nhập sai phải nhập lại số liệu từ đầu. Đây là một bất cập mà các đơn vị SDNS kiến nghị KBNN cần khắc phục ngay, vì trong quá trình thao tác sẽ không tránh khỏi một số công việc đột xuất gây ngắt quãng thời gian hoặc nhập sai số liệu.
Ngoài ra, theo các đơn vị SDNS, một bất cập nữa trong thực hiện DVCTT đó là với các dự án đầu tư, hồ sơ pháp lý của dự án rất nhiều, mỗi loại hồ sơ cũng rất dày, nếu scan để gửi sang kho bạc sẽ chiếm dung lượng rất lớn, không truyền được qua mạng, nên các đơn vị vẫn phải gửi trực tiếp bằng bản giấy đến KBNN. Điều này đã hạn chế phần nào tiện ích của dịch vụ công. Vì vậy, các đơn vị SDNS cũng kiến nghị Bộ Tài chính, KBNN thay vì yêu cầu chủ đầu tư mang bản giấy hoặc bản quét (scan) quá lớn sang KBNN để thực hiện kiểm soát chi như hiện nay thì cho phép chủ đầu tư chỉ gửi đến KBNN qua DVCTT các thông tin dữ liệu điện tử do chủ đầu tư khởi tạo (như yêu cầu thanh toán, giấy rút dự toán...).
Vân Hà
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ly thân rồi vợ vay tiền bắt chồng phải trả chung
- ·Chơn Thành chủ động phương án dạy và học theo từng cấp độ dịch
- ·Tỉnh đoàn chúc mừng học sinh đoạt Huy chương đồng Olympic Sinh học quốc tế 2022
- ·Các trường mong có nghị quyết riêng về giáo dục đại học
- ·Biết bố vợ có của, con rể nhất định không chịu ly hôn
- ·Lộc Ninh: Tọa đàm kỹ năng sống cho thanh niên
- ·Kỷ niệm Ngày Quốc tế Thanh niên: Trang bị kỹ năng xanh cho thế hệ trẻ
- ·Sức trẻ xây dựng biên cương
- ·Câu hỏi đau đớn của con khiến tôi ngã quỵ
- ·Thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học: Đến hẹn lại lo
- ·Khánh thành trung tâm y tế 2 tỷ tại Hòa Bình
- ·Khai trương Trung tâm Ngoại ngữ SYDNEY
- ·Phú Riềng: 95 quản lý trường học được bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo
- ·Gắn đào tạo nghề với thị trường lao động
- ·Trao quà hiện vật gần 100 triệu đồng 'tiếp sức' biên cương Tây Ninh phòng, chống COVID
- ·Các trường xét tuyển đại học sớm dự kiến tăng điểm chuẩn
- ·Bình Phước: 203 thí sinh tham gia kỳ thi chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế Cambridge
- ·An toàn đón học sinh trở lại trường
- ·Tương lai mịt mờ của cậu thanh bị bỏng điện cắt cụt 2 cánh tay
- ·Khởi động gói cho vay hỗ trợ mua thiết bị học trực tuyến