【keonhacaimen】Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Gần 3 tháng triển khai, mới có 550 khách hàng được vay
Tiếp cận gói hỗ trợ 2% lãi suất sẽ thuận lợi hơn?óihỗtrợlãisuấtGầnthángtriểnkhaimớicókháchhàngđượkeonhacaimen | |
Để thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cần lưu ý gì? | |
Thường xuyên giám sát, đảm bảo chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đến đúng đối tượng |
Ngân hàng vẫn còn khó khăn để triển khai gói hỗ trợ lãi suất. Ảnh: Internet |
Trong báo cáo mới đây của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), hầu hết doanh nghiệp vẫn đứng trước khó khăn rất lớn về tài chính bởi nhiều lý do. Trong đó, điển hình là thiếu vốn lưu động do hậu quả của hơn 2 năm đại dịch Covid-19, khiến doanh nghiệp không có hoặc ít doanh thu nhưng vẫn phải đảm bảo chi trả tiền nợ, lãi vay ngân hàng cùng các khoản khác để duy trì, vận hành doanh nghiệp ở mức độ tối thiểu.
Do đó, nhiều doanh nghiệp đang rất trong chờ vào những nguồn tín dụng ưu đãi. Hiện ngành ngân hàng đang triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (tổng gói hỗ trợ khoảng 40.000 tỷ đồng) theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Về kết quả triển khai, theo báo cáo của NHNN từ báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, tính đến nay, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất đạt gần 4.100 tỷ đồng đối với gần 550 khách hàng. Số tiền lãi đã hỗ trợ cho khách hàng đạt khoảng 1,02 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt 3.966 tỷ đồng.
NHNN cho biết, hiện các ngân hàng đã và đang rà soát danh mục khách hàng đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất và đang đẩy mạnh công tác hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục hỗ trợ lãi suất.
Tuy nhiên, trong cuộc họp triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái với NHNN và các bộ ngành mới đây, lãnh đạo NHNN cũng nhìn nhận thực tế, sau gần 3 tháng triển khai, kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại vẫn còn hạn chế.
Theo đó, một số nguyên nhân, khó khăn dẫn tới chính sách chậm triển khai là: khó khăn trong xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất; khó khăn xuất phát từ phía khách hàng vay, như nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhưng không đăng ký hộ kinh doanh nên không thuộc diện được hỗ trợ… và nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại.
Về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cũng cho biết hiện vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất này. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel chia sẻ, gói hỗ trợ 2% đến thời điểm này hầu như các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp du lịch Vietravel không tiếp cận được do có nhiều rào cản.
“Các ngân hàng đều yêu cầu muốn vay mới phải trả nợ cũ để bảo đảm an toàn và phải có tài sản thế chấp, nhưng tài sản trong 2 năm dịch đều thế chấp hết rồi. Doanh nghiệp lữ hành chủ yếu nhờ vào nhân lực, tri thức, thương hiệu, các yếu tố này không thế chấp được”, ông Kỳ nói.
Báo cáo của Ban IV cũng cho biết, việc tiếp cận vốn vay với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là vấn đề tồn tại lâu nay, do tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thấp, dẫn đến việc các ngân hàng thường không ưu tiên cho vay. Dòng tiền “tự thân” của các doanh nghiệp cũng nhỏ và không ổn định khiến các doanh nghiệp cơ bản không thỏa mãn được các điều kiện khi muốn tiếp cận những nguồn vay hỗ trợ, vay ưu đãi, vay vốn trung và dài hạn.
"Ngay cả đối với các doanh nghiệp không gặp vướng mắc bởi hai yếu tố trên thì trong bối cảnh hiện nay, khi Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng thương mại cũng không còn hạn mức tăng trưởng room tín dụng để cho doanh nghiệp vay", báo cáo của Ban IV nêu rõ.
Từ những vấn đề nêu trên của cả ngân hàng và doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đề nghị các bộ ngành tiến hành rà soát lại các quy định liên quan đến ngành nghề, đối tượng được hưởng, các điều kiện vay vốn… để kịp thời điều chỉnh hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Phó Thủ tướng đề nghị NHNN phải chủ động nắm bắt tình hình từ cơ sở, nếu phát hiện các khó khăn, vướng mắc thì kịp thời có các giải pháp khắc phục theo thẩm quyền, hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Ngay trong tuần sau, NHNN phải tổ chức hội nghị để tiếp thu ý kiến phản ánh của các ngân hàng thương mại, các bộ ngành liên quan, phối hợp cử cán bộ tham dự để hướng dẫn, giải thích cho các tổ chức tín dụng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao NHNN sớm thành lập một số đoàn công tác (có sự tham gia của các bộ ngành liên quan) để tiến hành khảo sát tình hình triển khai thực hiện của các ngân hàng thương mại, nắm bắt các vấn đề đặt ra trong thực tiễn để kịp thời có các biện pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc của cơ sở.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Đảng ủy Khối các cơ quan TW quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng
- ·Bộ Tài chính yêu cầu các tổ chức phát hành nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu
- ·Đột phá trong Quy hoạch Hải Phòng thời kỳ 2021
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Đề xuất xây cầu Cát Lái nối Đồng Nai với TP.HCM sau năm 2030
- ·Từ 5/2/2023, thực hiện quy định mới về lệ phí đăng ký cư trú
- ·Khởi công Dự án Đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·Kinh tế 2023 và áp lực lạm phát
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số ô tô
- ·Kinh nghiệm quản lý, phát triển KCN, KKT vùng đồng bằng sông Hồng
- ·Gia Lai điều chỉnh giảm hơn 264 tỷ vốn đầu tư công năm 2022
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam
- ·Asian Para Games 2023: Đoàn Việt Nam có tấm huy chương đầu tiên
- ·Vàng được kỳ vọng tăng giá trong năm 2023
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Chính sách tốt để mở lối kinh doanh