会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【6 mặt bầu cua】Tình hình biển Đông 1/6: Quân đội 2 Việt!

【6 mặt bầu cua】Tình hình biển Đông 1/6: Quân đội 2 Việt

时间:2024-12-27 11:00:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:910次

Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam phát biểu tại diễn đàn Shangri-la sáng 31-5.

Toàn cảnh diễn đàn.

Bài phát biểu của bộ trưởng.

Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị

Cũng tại diễn đàn này năm 2013,ìnhhìnhbiểnĐôngQuânđộiViệ6 mặt bầu cua Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển tới cộng đồng quốc tế một thông điệp về “lòng tin chiến lược”, trong đó đã nhấn mạnh rằng “lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra những nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành”.

Sau một năm nhìn lại, chúng ta thấy thế giới và khu vực vẫn còn nhiều căng thẳng và tiềm ẩn các nguy cơ xung đột hoặc chiến tranh như chúng ta đang chứng kiến hằng ngày, hằng giờ qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, xây dựng lòng tin vẫn đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tình hình thế giới và khu vực hiện nay.

Quản lý căng thẳng chiến lược là vấn đề hệ trọng, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển của các nước, khu vực và thế giới, phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích của các quốc gia, là chủ đề tôi chia sẻ cùng các bạn.

Thưa các quý vị!

Nhìn chung, tình tình thế giới và khu vực hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có sự phát triển năng động, tăng trưởng cao và là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư thế giới, tuy nhiên vẫn tồn tại những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông và biển Đông... Đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực.

Nguyên nhân của các vấn đề trên xuất phát từ mâu thuẫn và xung đột lợi ích, dẫn đến sự hoài nghi về thiện chí và lòng tin trong quan hệ, hợp tác, sự cọ xát về lợi ích trong cạnh tranh chiến lược và hành động kiềm chế lẫn nhau. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn, khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ... vẫn tồn tại, trong khi các bên liên quan vẫn chưa có được các giải pháp xử lý hữu hiệu.

Nguyện vọng chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là luôn mong muốn khu vực duy trì được môi trường hòa bình, ổn định, cùng hợp tác phát triển và ngăn chặn không để xảy ra xung đột, chiến tranh.

Tôi cho rằng để quản lý các nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trước hết chúng ta cần có một nhận thức chung trong việc đề cao trách nhiệm quốc tế, mà đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các cường quốc. Các nước cùng phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định hợp tác cùng phát triển, phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp, tăng cường các mặt hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi, không phân biệt quốc gia lớn hay quốc gia nhỏ.

Khi có được nhận thức chung, chúng ta sẽ có nền tảng vững chắc để xây dựng lòng tin. Lòng tin không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà phải bằng hành động cụ thể, bằng những việc làm thiết thực để thúc đẩy sự minh bạch, đối thoại bình đẳng, cởi mở, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, tôn trọng luật pháp và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế. Các nước lớn có vai trò trách nhiệm và đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược này.  

Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ lãnh đạo cấp cao của các nước nên cần hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước.

Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột. Xử lý căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, vai trò của quân đội hết sức quan trọng, quân đội phải kiềm chế, kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của từng người chỉ huy, người chiến sĩ trong chỉ huy, điều khiển vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu, từ tàu chiến, máy bay...

Truyền thông cần đưa tin trung thực, khách quan

Trong quản lý căng thẳng chiến lược thì vấn đề truyền thông có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng, đó là đưa tin phải trung thực khách quan, kịp thời với tinh thần xây dựng vì lợi ích quốc gia dân tộc. Truyền thông nên tạo ra môi trường thuận lợi để góp phần giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp một cách hòa bình, không nên dùng những lời lẽ kích động, càng không nên kích động hận thù dân tộc, càng không nên làm cho tình hình căng thẳng thêm hoặc gây áp lực cho lãnh đạo trong quá trình xem xét ra quyết định giải quyết vấn đề.

Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, chúng ta nên phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương. Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương, còn vấn đề liên quan đến nhiều nước, nhiều bên thì giải quyết theo cơ chế đa phương. Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự hiểu lầm hoặc gây hoài nghi cho dư luận.

Hiện nay chúng ta đang có những cơ chế hợp tác khu vực như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội đồng Hợp tác an ninh châu Á-TBD (CSCAP), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF), cũng như Đối thoại Shangri-la hôm nay, là những khuôn khổ hợp tác quan trọng về xây dựng lòng tin, thúc đẩy ngoại giao, phòng ngừa và tìm kiếm các biện pháp quản lý xung đột.

Việt Nam nhất quán giải quyết tranh chấp bằng hòa bình

Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1-5-2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Chúng tôi nhận thức rõ đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng. Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt - Trung, giữ hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt - Trung thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng.

Với chủ trương trên, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới.

Tôi cho rằng quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, không xảy ra chiến tranh.

Việt Nam rất chủ động, tích cực trong hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN như tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, thiết lập đường dây nóng chia sẻ thông tin giữa các nước ASEAN. Ngày 8-6-2014 tới đây, Việt Nam và Philippines sẽ tổ chức giao lưu giữa các lực lượng đóng quân trên các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, để tăng cường hữu nghị và xây dựng lòng tin cũng như giảm căng thẳng ở khu vực.

Chúng tôi hi vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới.

Cuối cùng, để kết thúc phần trình bày của mình, một lần nữa tôi muốn chuyển đến quý vị một thông điệp từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam rằng với truyền thống hòa hiếu và yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển.

 

Tình hình biển đông ngày 1/6: Tin mới nhất từ Hoàng Sa

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • 7 tác hại của làm việc ở nhà
  • Việt Nam champions ASEAN economic integration at AEM 56 in Laos
  • Top leader to attend UN General Assembly session, pay State visit to Cuba
  • Việt Nam calls for efforts to ensure human rights for all
  • Gặp 'đại họa' đầu năm khi ăn sứa biển
  • Venezuelan President extends sympathy to Việt Nam typhoon
  • General Secretary, President Tô Lâm receives ambassadors presenting credentials
  • Việt Nam, India strengthen cooperation at UN
推荐内容
  • Sản xuất và buôn bán bột ngọt giả đối mặt với án tù lên đến chung thân
  • Top Vietnamese legislator meets President Putin in Moscow
  • Top Vietnamese legislator calls for measures to facilitate travel between Việt Nam and Russia
  • Việt Nam aims for top 30 global economic ranking by 2030
  • Phát hiện gần 350 con lợn không rõ nguồn gốc đang vận chuyển đi tiêu thụ
  • Việt Nam, Thailand boost friendship through people