【kết quả giải bóng đá brazil】19 doanh nghiệp FDI tại Tiền Giang đồng loạt “cầu cứu” Thủ tướng
Doanh nghiệp FDI muốn tái xuất nguyên liệu | |
Hôm nay,ệpFDItạiTiềnGiangđồngloạtcầucứuThủtướkết quả giải bóng đá brazil doanh nghiệp “3 tại chỗ” tại Tiền Giang tạm dừng hoạt động |
Tỉnh Tiền Giang vẫn giữ quan điểm tiếp tục lấy mô hình sản xuất “3 tại chỗ” làm trọng tâm, kèm theo các yêu cầu xét nghiệm phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nguồn: Internet |
Các doanh nghiệp này nêu rõ, sau thời gian kiên cường "chiến đấu" với dịch bệnh, Việt Nam đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện Chính phủ bắt đầu thay đổi chiến lược trong công tác phòng chống dịch để phù hợp với tình hình mới, không còn theo đuổi hướng đi “Không Covid-19” như trước, các biện pháp phong tỏa cũng đã linh hoạt hơn.
Ngày 11/10/2021, Chính phủ đã triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP, quy định tạm thời về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Đây là hướng đi đúng đắn và kịp thời, minh chứng là nhiều tỉnh thành phía Nam đã dần trở lại trạng thái bình thường mới.
Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã ngừng sản xuất từ ngày 15/7/2021 đến nay vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp và người lao động nói chung đã và đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Dù được sự quan tâm của Chính phủ trong việc ưu tiên phân bổ vắc xin nhiều hơn hầu hết các tỉnh thành khác ở khu vực ĐBSCL, tuy nhiên đến nay tỷ lệ phủ vắc xin của tỉnh Tiền Giang chỉ đạt 57% (849.600 liều).
Về phía người lao động tại các doanh nghiệp, nội dung thư nêu rõ: “Dù đã được tiêm mũi 1 vắc xin đủ 14 ngày đạt hơn 80% nhưng vẫn chưa được quay lại các nhà máy".
Theo quan điểm của tỉnh Tiền Giang, “sản xuất phải an toàn, an toàn mới sản xuất”, cần đến khi 100% người lao động tiêm mũi 2 đủ 14 ngày và người nhà của người lao động được tiêm đủ vắc xin thì mới đủ an toàn để có thể cho doanh nghiệp hoạt động trở lại theo hướng bình thường mới.
Vào ngày 1/10/2021, cộng đồng doanh nghiệp lớn có viết thư kêu cứu gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phản hồi cụ thể, cũng như không thấy có thay đổi tích cực nào.
Trong khi đó, đầu tháng 10/2021, nhiều tỉnh thành phía Nam đã có phương án hoạt động và hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp, người lao động các vấn đề cần làm khi sản xuất trở lại. Riêng tỉnh Tiền Giang vẫn giữ quan điểm tiếp tục lấy mô hình sản xuất “3 tại chỗ” làm trọng tâm, kèm theo các yêu cầu xét nghiệm phức tạp hơn quy định của Bộ Y tế, gây khó khăn cho người lao động cũng như lãng phí tài chính của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cho rằng, Nghị quyết 128/NQ-CP quy định rất rõ việc xét nghiệm và đi lại của người dân từ khu vực cấp độ 1 đến cấp độ 4. Bộ Y tế cung cấp thẻ xanh để đi lại cho người dân đã tiêm 1 mũi vắc xin.
Hơn nữa, từ đầu tháng 10/2021 rất nhiều cơ sở kinh doanh mua bán tại Tiền Giang đã được phép hoạt động bình thường. Người dân đã được đi lại tự do trong tỉnh nhưng không thể đi làm. Doanh nghiệp vẫn phải đóng cửa và thiệt hại kéo dài.
“Ngay bây giờ chúng tôi cần những giải pháp từ Chính phủ để cứu lấy những đơn hàng cuối cùng trước tối hậu thư của khách hàng, cộng với hàng nghìn tỷ đồng giá trị nguyên vật liệu đang bỏ ngổn ngang nhiều tháng ròng”, cộng đồng các doanh nghiệp FDI Tiền Giang bày tỏ.
Các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét 5 vấn đề.
Thứ nhất,đề nghị không bắt buộc sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 địa điểm”.
Thứ hai, cho người lao động đang sinh sống tại vùng 1-3 đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin đủ 14 ngày theo Nghị quyết 128/NQ-CP được sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và xe đưa đón quay lại nhà máy sản xuất vào 1/11/2021. Doanh nghiệp sẽ cung cấp danh sách và phương án phòng chống dịch trong cơ quan cũng như cam kết của doanh nghiệp và người lao động.
Thứ ba, đề nghị không hạn thời gian giới nghiêm (19 giờ tối đến 5 giờ sáng) đối với người lao động trong quá trình đến nhà máy làm việc (theo công văn số 6249/UBND-KGVX, ngày 18/10/2021).
Thứ tư, đề nghị test nhanh kháng nguyên, không bắt buộc xét nghiệm Realtime PCR mẫu đơn cho người lao động trước ngày đầu tiên quay lại làm việc. Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện xét nghiệm hàng tuần theo quy định của Bộ Y tế.
Thứ năm,đề nghị cho phép người lao động ngoài tỉnh đã tiêm đủ 2 liều vắc xin quay lại Tiền Giang làm việc.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Bị chỉ trích trang điểm đậm khi đi từ thiện, Hoa hậu Bảo Ngọc giải thích
- ·Vẻ đẹp ma mị của Á hậu Phương Anh trong loạt ảnh mới
- ·Hoa hậu Ngọc Hân sẽ làm đám cưới vào tháng 12
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·'Bà trùm vương miện' Hoàng Thanh Nga đại diện Việt Nam thi Mrs Universe 2022
- ·Mặc 'mát mẻ' khi trao quà cho trẻ em ở VN, Hoa hậu Siêu quốc gia bị chỉ trích
- ·'Bà trùm hoa hậu' từng có kế hoạch cho Thuỳ Tiên làm ca sĩ
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Cuộc sống nhung lụa của 2 chị em á hậu từ chối thi quốc tế
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Nhan sắc 6 thí sinh vừa tròn 18 tuổi vào chung kết Hoa hậu Việt Nam 2022
- ·Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022 khoe mặt mộc trước chung kết
- ·Ảnh: Vẻ đẹp quyền lực của H'Hen Niê trên sàn diễn với mái tóc nặng gần 3 kg
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Bị lập nhóm anti
- ·Buổi luyện cười của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022
- ·Nhiều thí sinh Hoa hậu Trái đất bị chê xấu khi trình diễn bikini
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Đám cưới đậm chất làng quê của Hoa hậu Ngọc Hân