【bang xep hang vleage】Thách thức mới trong thu hút FDI vào Đông Nam bộ
Thách thức từ quỹ đất hẹp dần
Kết thúc năm 2022,áchthứcmớitrongthuhútFDIvàoĐôngNambộbang xep hang vleage bất chấp những dự báo ảm đạm về triển vọng kinh tếthế giới, vốn FDI vẫn chảy mạnh vào vùng Đông Nam bộ, khi 2 vị trí dẫn đầu cả nước lần lượt thuộc về TP.HCM (dẫn đầu, thu hút 3,94 tỷ USD) và Bình Dương (đứng ở vị trí thứ 2, với 3,14 tỷ USD). Các tỉnh còn lại như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước dù có tăng so với năm trước, nhưng ở mức khiêm tốn.
Dẫu vậy, theo nhận định của các nhà đầu tư, thách thức thu hút FDI của vùng Đông Nam bộ sẽ lớn dần trong năm 2023. Trong đó, thách thức đầu tiên đến từ quỹ đất phát triển công nghiệp đang bị thu hẹp đáng kể.
Ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệpkhu công nghiệp TP.HCM cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), Thành phố chỉ có 46 ha đất “sạch” để cho nhà đầu tư thuê năm 2023. Thế nhưng, số đất này lại nằm rải rác ở nhiều quận, huyện, chứ không phải một khu.
Ông Đức cũng cho biết, TP.HCM vẫn còn quỹ đất, như Khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước còn 320 ha; KCN Tây Bắc Củ Chi còn hơn 100 ha, song chưa ký được hợp đồng thuê đất với Nhà nước.
Theo ông Đức, làn sóng chuyển dịch đầu tư từ các nước sang Việt Nam đang diễn ra, nhưng với quỹ đất hạn hẹp, TP.HCM không thể đón được nhà đầu tư lớn.
Tương tự, Đồng Nai cũng đang gặp khó về quỹ đất trong thu hút FDI. Ông Phạm Văn Cường, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai cho biết, các KCN của tỉnh địa phương này hầu như đã lấp đầy. Trong khi đó, 5 KCN mới, với diện tích 7.104 ha, dù đã đưa vào quy hoạch, nhưng đến nay vẫn chưa thể xây dựng. Do thiếu quỹ đất công nghiệp, nên 2 năm qua, Đồng Nai bỏ lỡ cơ hội thu hút các dự áncó vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD.
Trong số các tỉnh vùng Đông Nam bộ, thì Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế hơn về quỹ đất, bởi có nhiều KCN diện tích lớn để thu hút đầu tư. Chẳng hạn, Bình Dương thu hút được Tập đoàn Lego đầu tư nhà máy trên diện tích 44 ha với vốn đầu tư 1,3 tỷ USD. Dù có diện tích KCN lớn, nhưng thách thức cho các tỉnh này là các KCN nằm rất xa cảng biển, sân bay, hệ thống hạ tầng kết nối chưa đầu tư đồng bộ, nên doanh nghiệp FDI không hào hứng đầu tư.
Thuận lợi nhất trong các tỉnh Đông Nam bộ có lẽ là Bà Rịa - Vũng Tàu, vì tỉnh này vừa có diện tích KCN lớn, vừa có cảng biển nước sâu và nằm sát sân bay Long Thành (dự kiến khai thác năm 2025).
Hiện nay, các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ đang đẩy mạnh xây dựng nhiều tuyến đường kết nối vùng, như đường Vành đai 3 (TP.HCM), cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, một số tuyến quốc lộ. Dự kiến đến năm 2025 các dự án này mới hoàn thành đưa vào khai thác. Như vậy, sau năm 2025, thách thức về hạ tầng kết nối của vùng Đông Nam bộ mới được giải quyết.
Thủ tục hành chính, nhân lực “cản” bước nhà đầu tư
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp FDI liên tục phàn nàn về thủ tục đầu tư. Đặc biệt, tại TP.HCM, doanh nghiệp bức xúc về việc phải đi “nhiều cửa” qua các sở, ngành để xin thủ tục.
Sau một thời gian dài doanh nghiệp nêu bức xúc, tháng 10/2022, chính quyền TP.HCM mới tái lập cơ chế một cửa tại các KCN và ủy quyền cho Hepza thẩm định, phê duyệt, cấp, đổi giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư. Dù vậy, doanh nghiệp cho rằng, cần phải cấp phép cơ chế một cửa tại KCN với tất cả các thủ tục, chứ chỉ cấp phép về môi trường như hiện nay thì chưa giải quyết được vấn đề.
Đến tháng 12/2022, TP.HCM mới chính thức cho doanh nghiệp đánh giá năng lực điều hành của các sở, ngành và quận, huyện để tiếp tục cải cách các vấn đề yếu kém trong bộ máy chính quyền. Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Việt Nam cho rằng, thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư tại TP.HCM là vấn đề thủ tục hành chính. Bà kỳ vọng, việc đánh giá các sở, ngành sẽ thúc đẩy nhanh hơn thời gian làm thủ tục cho doanh nghiệp.
Bên cạnh thủ tục, thì lao động cũng là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của các tỉnh Đông Nam bộ. Mặc dù nhiều tỉnh trong vùng có các trường đại học, cao đẳng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp. Lao động phổ thông hiện cũng thiếu trầm trọng, nhiều doanh nghiệp FDI không tuyển được lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Ngoài ra, từ đầu năm 2023, nhiều tỉnh, thành phố tăng giá thuê đất, khiến doanh nghiệp FDI chùn bước. Đó là chưa kể, năm 2022, mức đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài tăng lên, khiến doanh nghiệp e ngại.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tháng 7 sắp về, nhớ chuyện tình 38 năm trước
- ·Cần có chính sách dự báo ứng phó với tình trạng khẩn cấp do dịch Corona
- ·Sẵn sàng cho diễn tập
- ·Thắp sáng đường quê
- ·Xin hãy cứu lấy mạng sống của cô gái hiếu thảo
- ·Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024
- ·Du lịch đêm Hà Nội
- ·Bộ trưởng Công an điều động, bổ nhiệm lãnh đạo công an 4 tỉnh
- ·VietNamNet gửi tấm lòng tương thân tới bạn bè Nhật Bản
- ·Toàn dân phòng, chống ma túy
- ·Vợ cả, vợ hai rồi lại muốn cả “bồ”
- ·Sân khấu khai mạc Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẽ là bức tranh giao hưởng đa màu sắc
- ·Hoiana Resort & Golf nhận giải thưởng Khu nghỉ dưỡng phức hợp tốt nhất thế giới năm 2024
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói gì về Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
- ·Còn ai dám đi ô tô?
- ·Xác định người nhập cảnh, người tiếp xúc gần trước 12h trưa 25/3
- ·Đắk Lắk chọn được 2 bí thư huyện bằng thi tuyển công khai
- ·Chủ tịch Hà Nội khuyên con trai ở Mỹ ở trong nhà 3 tháng
- ·Bài 2: Chỉ vì ‘sướng đời mà’ ‘khoái lắm đây’!
- ·Trung Quốc ngang ngược lập huyện quản lý Trường Sa, Hoàng Sa