【đội hình psg gặp rennes】Bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ
(CMO) Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Với vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ.
Bác sĩ Hồ Thanh Ðảm, Trưởng khoa Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết, kẽm giúp làm tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường, bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có cấu trúc của tế bào 80 loại enzyme, bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thuỷ phân, đồng hoá, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhu cầu mỗi ngày về lượng kẽm của trẻ em ở từng thời kỳ là không giống nhau. Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5 mg kẽm nguyên tố/ngày. Trẻ từ 4-13 tuổi: 10 mg kẽm nguyên tố/ngày. Người lớn: 15 mg kẽm nguyên tố/ngày. Phụ nữ có thai: 15-25 mg kẽm nguyên tố/ngày.
Nhân viên y tế hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. |
Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến bé còi xương và làm suy yếu hệ miễn dịch. Chính vì thế, khi thấy trẻ có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hoá kéo dài, sụt cân, rụng tóc, móng tay xuất hiện các đốm trắng, móng dễ gãy, rêu lưỡi trắng hay bị viêm loét miệng... cha mẹ cần bổ sung kẽm cho bé.
Ðể biết chính xác trẻ có đang bị thiếu kẽm hay không, gia đình nên cho bé đi khám lâm sàng cũng như thực hiện xét nghiệm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc… Việc bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng hay thuốc phải được thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, Bác sĩ Ðảm thông tin.
Một giải pháp an toàn và mang tính lâu dài giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt kẽm ở trẻ là bắt đầu từ việc thay đổi bữa ăn hàng ngày. Ðối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Các bà mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm bằng việc ăn nhiều loại thức ăn giàu kẽm như tôm, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò…
Ðối với những bé ở độ tuổi ăn dặm, thì mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé thông qua các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt gà, thịt vịt... Các loại hạt như hạt bí, hạt dẻ, điều, hạnh nhân... Các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh..., lúa mạch, ngũ cốc. Ðặc biệt, trong hàu chứa rất nhiều kẽm, cha mẹ nên chế biến đa dạng thực phẩm từ hàu với hình thức bắt mắt để thu hút sự thèm ăn của trẻ./.
Lê Kim
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chùa Bái Đính: Nhếch nhác nơi linh thiêng
- ·Trộm gà còn hành hung chủ nhà
- ·TP. Cà Mau tập trung xử lý bức xúc trong quản lý đô thị, ô nhiễm môi trường
- ·Xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh năm 2022
- ·Xây dựng vùng lúa ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu
- ·Không để người dân nào không có tết
- ·Nâng cấp hạ tầng các cụm dân cư vượt lũ, đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân
- ·Tham gia bảo hiểm y tế vì sức khỏe con em, vì tương lai đất nước…
- ·Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh
- ·Tập huấn về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- ·Cắm thẻ ngành công an, vay mượn tiền tỷ rồi “hô biến”
- ·55 lao động Hậu Giang đã đến Hàn Quốc để lao động thời vụ đợt đầu tiên
- ·Tặng 2.403 phần quà Trung thu cho trẻ em khó khăn
- ·Huyện Phụng Hiệp: Bàn giao mái ấm nghĩa tình nông dân
- ·Sáng mai thức dậy em lại là tình cũ
- ·10 sự kiện nổi bật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2021
- ·Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2020 cho 57 hộ dân
- ·Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp
- ·“Ước sao cháu có thể dậy và ngồi được xe lăn”
- ·Thêm 7,5 triệu đồng hỗ trợ em Thư điều trị bệnh