【ankaragücü đấu với fenerbahçe】Đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội vốn, lỡ hẹn nhiều lần: Vấn đề nằm ở đâu?
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Thuê tư vấn của Pháp để đánh giá về an toàn | |
Bộ GTVT lại tiếp tục “nhận lỗi” về đường sắt Cát Linh-Hà Đông | |
Tuyến Cát Linh-Hà Đông “lỗi hẹn” cả chục lần, người dân còn mặn mà? |
Biết trước sẽ phải bù lỗ
Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải đã phải điều chỉnh vốn đầu tư dự án từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, tăng 205% so với tổng vốn đầu tư ban đầu được duyệt. Nhưng khi quyết định điều chỉnh tăng vốn dự án vào tháng 2-2016, Bộ Giao thông vận tải không báo cáo Thủ tướng để trình Quốc hội thông qua chủ trương điều chỉnh vốn là chưa thực hiện đúng Nghị quyết 49 của Quốc hội, trái với quy định của Luật đầu tư công.
Đáng chú ý, lưu lượng khách hàng do đơn vị tư vấn lập dự án giả định tính toán, phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội tăng cao hơn nhiều so với số liệu dự báo của Viện chiến lược Giao thông vận tải. Theo phân tích hiệu quả tài chính của dự án cho thấy tỷ suất nội hoàn vẫn thấp hơn lãi suất vay, giá trị hiện tại ròng âm, nên xét trên góc độ tài chính dự án sẽ phải bù lỗ. Khi phân tích tính kinh tế của dự án, chủ đầu tư không xem xét đến chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn khai thác, dẫn đến kết luận dự án hiệu quả về mặt kinh tế là thiếu chính xác, phương án tài chính của dự án ngay từ khi lập dự án đã phải bù lỗ nhưng các bên có liên quan chưa đề xuất phương án khai thác hiệu quả.
Không chỉ thế, kết luận của Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết hồ sơ dự án, phụ lục tính toán tổng mức đầu tư ban đầu chưa thể hiện cơ sở tính toán đơn giá các hạng mục chi phí làm cơ sở xây dựng tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng (tương đương tăng 205,27%) nhưng chủ đầu tư chưa chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội, do việc điều chỉnh dự án mang lại, chi phí dự phòng điều chỉnh cũng chưa xem xét yếu tố trượt giá có xu hướng giảm của 3 năm liền kề, tính tỷ lệ dự phòng (1%) cho cả khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu, thanh toán chưa phù hợp. Tổng mức đầu tư điều chỉnh chưa xác định cơ sở điều chỉnh tăng chi phí các hạng mục thiết bị, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí vận hành chạy thử.
Tổng mức đầu tư điều chỉnh chưa xác định cơ sở điều chỉnh tăng chi phí các hạng mục thiết bị, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí vận hành chạy thử. Ảnh: Internet. |
Lộ diện nhiều sai phạm
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, đến hết tháng 6/2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỷ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỷ đồng đã đầu tư vào dự án. Số chênh lệch khoảng 2.656 tỷ đồng do chủ đầu tư tính sai khối lượng 360 triệu đồng, sai đơn giá 175 tỷ đồng, sai khác 698 tỷ đồng, chưa đủ điều kiện quyết toán 1.781 tỷ đồng. Cụ thể, dự toán nhiều hạng mục xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam về quản lý định mức đơn giá, quản lý hợp đồng EPC với số tiền khoảng 889 tỷ đồng, chưa xác nhận được số tiền 1.659 tỷ đồng chủ đầu tư đã rót vào dự án.
Hạng mục thiết bị và đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được điều chỉnh tăng vốn khoảng 3.143 tỷ đồng, trong đó chi phí mua các đoàn tàu tăng 364 tỷ đồng, hạng mục thiết bị tăng 2.778 tỷ đồng (tăng 227%).
Trong khi đó, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt phụ lục hợp đồng EPC phần thiết bị với đơn giá 178,7 triệu USD, cao hơn khoảng 8,3 triệu USD so với giá trong hợp đồng EPC không đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Về công tác giải ngân và sử dụng nguồn vốn, hiệp định vay 1,2 tỷ Nhân dân tệ tương đương 169 triệu USD được ký ngày 22/10/2008 có hiệu lực ngày 27/4/2010, bắt đầu tạm ứng 15% từ năm 2009 và thanh toán cho khối lượng xây lắp từ tháng 12/2012 đến tháng 9/2015.
Hợp đồng vay ưu đãi bên mua 250 triệu USD ký ngày 8/11/2009, có hiệu lực ngày 15/11/2010, bắt đầu tạm ứng cho gói thầu tư vấn giám sát từ ngày 21/2/2012 và thanh toán cho gói thầu EPC từ ngày 3/9/2015 đến 30/6/2018 khoản vay 250 triệu USD mới giải ngân hết.
Hiệp định vay bổ sung 1,597 tỷ Nhân dân tệ tương đương 250,62 triệu USD ký ngày 11/5/2017 đến ngày 25/12/2017 mới có hiệu lực, ngày 17/4/2018 mới bắt đầu giải ngân lần đầu đến ngày 30/6/2018 giải ngân được 9,3 triệu USD, chiếm 3,7%.
Như vậy, đến nay, dự án đã ký kết 3 hiệp định vay khoảng 669,6 triệu USD từ Trung Quốc nhưng Kiểm toán Nhà nước cho rằng tuy việc vay vốn của Trung Quốc trước mắt giải quyết được các vướng mắc về vốn đầu tư cho các dự án nhưng cũng gặp những ràng buộc, bất lợi cho phía Việt Nam như phải thực hiện chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện 13.751,4 tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức đầu tư.
Chính vì vậy, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc cho phép Ban Quản lý dự án đường sắt ký hợp đồng số 11 điều chỉnh hình thức hợp đồng từ đơn giá và tỷ lệ phần trăm sang hình thức trọn gói khi một số hạng mục chi phí chỉ tạm tính, không có dự toán chi tiết, thương thảo bổ sung 6% chi phí xây dựng tăng thêm (tương đương 21,07 triệu USD) vào giá hợp đồng trọn gói thiếu cơ sở pháp lý và gây lãng phí vốn ngân sách nhà nước.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Doanh nghiệp hứa nhưng chưa chi tiền thưởng cho U23 Việt Nam: Không nên sốt ruột
- ·Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với trang thiết bị bảo vệ trong võ thuật
- ·Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 được dự báo lên mức 7,5%
- ·Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ rà soát thuế chống bán phá giá với sản phẩm Sorbitol nhập kh
- ·Thủ tướng chỉ đạo: Hành vi nâng giá bán điện cho công nhân thuê trọ phải xử phạt 7
- ·Ngừng tiêu thụ động vật hoang dã: Phòng tránh hiểm họa bệnh dịch, bảo vệ đa dạng sinh học
- ·Chính thức Phát động thi đua 'Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí'
- ·Cần có giải pháp hạn chế hưởng BHXH một lần
- ·Đề nghị tạo điều kiện thuận lợi nhập giống tằm phục vụ phát triển ngành dâu tằm tơ
- ·BHXH Việt Nam: Chung tay để người dân khó khăn được tham gia BHXH và có BHYT
- ·Tin bão số 3 mới nhất: Bão Sơn Tinh đang di chuyển rất nhanh vào Vịnh Bắc Bộ
- ·Chậu trồng cây đẹp, giá rẻ
- ·Triển khai 223 dự án Nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị
- ·Khai báo sai tên hàng hóa, nhập lậu 85.000 bộ test nhanh Covid
- ·Thu phí tham quan Yên tử làm nóng cuộc họp HĐND tỉnh Quảng Ninh
- ·Quy hoạch tổng thể quốc gia dựa trên liên kết vùng khoa học, tạo không gian phát triển đồng bộ
- ·Lạm phát năm 2022 của Việt Nam được dự báo xuống 3,5%
- ·Tập trung hỗ trợ các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021
- ·Sau 1 tháng bị 'vượt mặt', Thaco lấy lại ngôi 'đầu bảng' từ Toyota về doanh số bán hàng
- ·Xuất khẩu da giày tiếp đà tăng trưởng sau thời gian dài trầm lắng vì dịch Covid