【sc internacional rs】Xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh, thu về 2,14 tỷ USD
Xuất khẩu sầu riêng 9 tháng năm 2024 thu về 2,ấtkhẩusầuriêngtăngmạnhthuvềtỷsc internacional rs5 tỷ USD Điều gì khiến giá sầu riêng giảm sâu? |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, xuất khẩu sầu riêng các loại (gồm dạng tươi, đông lạnh, sấy) của Việt Nam đạt kỷ lục gần 150.000 tấn, trị giá 536,3 triệu USD, tăng 97,1% về lượng và tăng 91,4% về trị giá so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm ngoái tăng 2,6 lần về lượng và 2,5 lần về trị giá.
Tính chung 8 tháng năm 2024, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 626.000 tấn, trị giá 2,14 tỷ USD, tăng 67,5% về lượng và 67% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh, thu về 2,14 tỷ USD. Ảnh: TH |
Như vậy, chỉ sau 8 tháng kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này đã gần bằng con số 2,24 tỷ USD đạt được trong cả năm ngoái và chiếm 45,3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả.
Sầu riêng tươi chiếm hơn 94% tổng xuất khẩu sầu riêng 8 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 2 tỷ USD; sầu riêng đông lạnh đạt 116,8 triệu USD, chiếm 5,4%.
Giá bình quân xuất khẩu sầu riêng các loại trong 8 tháng đầu năm đạt 3.418 USD/tấn, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng trong tháng 8, giá đạt bình quân 3.577 USD/tấn, giảm 2,9% so với tháng trước và giảm 2,9% so với cùng kỳ.
Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm, chiếm 91,26% thị phần với kim ngạch đạt 1,95 tỷ USD, tăng tới 68,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng tháng 8, xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này đạt 481,2 triệu USD, tăng 94,7% so với tháng trước và tăng 159,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng cao được xem là yếu tố chính giúp cho xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tiếp tục thắng lớn trong năm nay.
Ngoài ra, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam các thị trường khác cũng tăng rất mạnh trong 8 tháng đầu năm như: Hong Kong tăng 14,9%; Đài Loan tăng 19%; đặc biệt, Papua New Guinea tăng 216,5%; Nhật Bản tăng 103,7%; Campuchia tăng 19 lần...
Thái Lan, nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới cũng chi 101,2 triệu USD để nhập khẩu loại trái cây này từ Việt Nam, tăng 88,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đưa Thái Lan trở thành khách hàng lớn thứ hai của sầu riêng Việt Nam, chiếm 4,7% thị phần.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam được cho là vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng trong thời gian tới. Đặc biệt là khi sầu riêng đông lạnh của Việt Nam mới đây đã chính thức được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này nhằm tận dụng được lợi thế của thị trường Việt Nam tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành sầu riêng cấp đông Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc…
Trong khi đó, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngành hàng rau quả Việt Nam cũng kỳ vọng nhiều vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của trái sầu riêng trong các tháng còn lại năm nay.
Việt Nam có lợi thế nguồn cung sầu riêng quanh năm, trong khi hiện nay sầu riêng của các nước như Thái Lan, Malaysia đã cuối vụ. Bên cạnh yếu tố thuận lợi, ngành hàng rau quả Việt Nam cần sớm khắc phục nhược điểm về chất lượng sản phẩm.
Khảo sát trên thị trường nội địa, giá sầu riêng RI6 mua xô đang có giá dao động trong khoảng 45.000 - 54.000 đồng/kg, còn loại đẹp cao hơn khoảng 13.000 đồng/kg. Đối với sầu Thái, giá loại mua xô ghi nhận ở 64.000 - 70.000 đồng/kg và loại đẹp là 90.000 - 100.000 đồng/kg.
Các vựa thu mua sầu riêng xuất khẩu tại Tây Nguyên ngày 4/10 cho biết giá sầu riêng Dona (Monthong) loại A ở mức 100.000 - 105.000 đồng/kg, loại B là 80.000 - 85.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cuối tháng 9/2024.
Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lý giải nguyên nhân tăng giá là do sầu riêng Tây Nguyên đang vào cuối mùa, nguồn cung sụt giảm. Khoảng cuối tháng 10, vụ sầu riêng ở Tây Nguyên sẽ kết thúc, sau đó thị trường sẽ tiêu thụ hàng trái vụ ở các tỉnh Đông bằng sông Cửu Long khiến giá sẽ duy trì ở mức cao.
Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho biết dù giá sầu riêng tăng nhưng không phải nông dân nào cũng bán được giá cao do trời mưa, sầu riêng bị ngậm nước,hàng dễ bị sượng, không đạt về độ khô, độ ngọt nên chỉ được xếp vào hạng C, D, thậm chí là hàng dạt với giá dưới 50.000 đồng/kg. Loại hàng này chỉ có thể xay nhuyễn và đưa vào chế biến các mặt hàng có giá trị thấp.
(责任编辑:World Cup)
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM là nơi thử nghiệm tốt chính sách kinh tế xanh
- ·Cần hành lang chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
- ·Phú Yên kiên quyết xóa các điểm nóng về rác thải nhựa
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·TS Võ Trí Thành: Kinh tế tuần hoàn là vấn đề sống còn của nhân loại
- ·Sinh viên tham gia cuộc thi tranh biện Giao thông xanh
- ·Gia Lai đặt mục tiêu trồng 1,6 triệu cây xanh mỗi năm
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Cộng đồng, doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Chai nhựa, túi nylon đang hủy diệt môi trường Việt Nam ra sao?
- ·Doanh nghiệp chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc thế nào?
- ·Hạn chế rác thải nhựa, tìm giải pháp thay thế
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Sử dụng nhựa sinh học, doanh nghiệp đối diện rủi ro kinh doanh
- ·Agribank nỗ lực thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển bền vững
- ·Vai trò của doanh nghiệp trong thu gom, tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Luật Bảo vệ môi trường 2020 thúc đẩy cuộc chiến chống rác thải nhựa?