Trẻ nhỏ khóc lóc chốn đông người để cha mẹ đáp ứng nhu cầu. Ảnh: L.C. |
Hãy cùng xem xét hành động của một đứa trẻ có hành vi ăn vạ ở cửa hàng đồ chơi. Đặc biệt khi có đông người, mức độ ăn vạ của trẻ sẽ trầm trọng hơn và lúc đó, trẻ sẽ có những hành động như nằm xuống sàn, khóc lóc hoặc thậm chí nhổ nước bọt.
Mặc dù đây được coi là những hành vi khó hiểu và có phần cực đoan, tuy nhiên, nếu phân tích kĩ chức năng của nó, có thể hiểu trẻ hành động như vậy là có lý do. Trẻ biết rằng nếu chúng ngoan cố và chống đối mạnh mẽ, cha mẹ sẽ đáp ứng những yêu cầu của chúng. Và đặc biệt khi ở những nơi công cộng, trẻ nghĩ cha mẹ sẽ nhượng bộ hơn vì thấy “xấu hổ khi bị người khác nhìn”.
Bằng những hành động tiêu cực ấy, cuối cùng đứa trẻ sẽ đạt được “lợi ích” vật chất và có được món đồ chơi như mong muốn. Đồng thời, nó cũng ngăn chặn sự thất vọng và tức giận mà chúng cảm thấy khi mọi thứ không theo ý mình và mang lại lợi ích tâm lý bằng cách nhanh chóng giải tỏa những cảm xúc tiêu cực mỗi khi đã cảm nhận được nguy cơ.
Lúc này, trẻ sẽ trải qua những suy nghĩ và cảm xúc tích cực về bản thân, chẳng hạn như “Tôi mạnh mẽ, tôi có thể làm được, tôi an toàn” và các vấn đề nội tâm tạm thời được giải quyết.
Môi trường nuôi dạy con thụ động kiểu này, người giáo dục không phản ứng mạnh mẽ với những cảm xúc tiêu cực của trẻ và chịu thua trước những hành động đòi hỏi của trẻ, có thể trở thành điều kiện hình thành nên phong cách giao tiếp kiểu máy ủi hung hăng.
Ngoài ra, phương pháp giao tiếp kiểu máy ủi cũng có thể được tạo ra trong môi trường thờ ơ hoặc hung hãn. Khi liên tục phải đối mặt với những lời chỉ trích và bạo lực, kiểu giao tiếp đậu phụ mềm thụ động sẽ có xu hướng né tránh hoặc thích nghi với điều đó, trong khi loại máy ủi lại học cách giao tiếp hung hăng như một cách hiệu quả nhất để tự bảo vệ bản thân.
Họ nghĩ rằng mình sẽ bị công kích nếu không công kích theo cách tương tự. Ngoài ra, nếu người chăm sóc thờ ơ với trẻ hoặc tiếp tục bỏ bê, trẻ có thể thể hiện hành vi chống đối để thu hút sự chú ý hoặc nếu trẻ lớn lên mà không biết rằng mình phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi do mình gây ra, tương lai đứa trẻ có thể trở thành người giao tiếp kiểu máy ủi hung hăng.
Bằng cách này, phương thức giao tiếp kiểu máy ủi liên tục được thực hiện để bảo vệ bản thân và liên tục tích lũy được kinh nghiệm để đạt được điều họ muốn thông qua các cuộc công kích. Ngoài ra, nếu một người vi phạm quy tắc hoặc gây tổn hại cho người khác, hành vi đó có thể trở nên tồi tệ hơn khi họ tránh bị trừng phạt.
Ví dụ, không riêng gì ở trẻ nhỏ, ngay cả những người trưởng thành, để đạt được điều mình muốn, họ tìm ra điểm yếu của đối phương, đe dọa, làm nhục đối phương hoặc nổi cơn thịnh nộ cho đến khi đạt được điều mình muốn. Tương tự câu nói “Thà được chú ý bằng hình tượng xấu còn hơn không được ai để ý đến”, việc công kích người khác bằng nội dung khiêu khích nhằm thu hút sự chú ý cũng có thể được hiểu trong bối cảnh tương tự.
Bình luận
(责任编辑:Cúp C2)