会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich bong da anh ngoai hang】Những đứa con Hải quan!

【lich bong da anh ngoai hang】Những đứa con Hải quan

时间:2024-12-23 19:36:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:920次

nhung dua con hai quan

Viết tặng ba,ữngđứaconHảlich bong da anh ngoai hang tặng những người công chức Hải quan xa nhà!

Chuyến xe đầu tiên nên rất đông khách, tìm cho mình một chỗ ngồi cạnh cửa sổ, tôi nhìn theo bóng ba hút dần theo cửa kính xe, lòng bộn rộn lên những cảm xúc kỳ lạ, bồi hồi như lúc tôi còn nhỏ. Chiếc xe lao đi, mang đứa con gái về với những kỷ niệm tuổi thơ.

Ba tôi là một công chức Hải quan công tác xa nhà. Hai chữ “Hải quan” trong tiềm thức đứa con gái như tôi chỉ là - Vì công việc mà ba bỏ má con tôi lại, nếu ba không phải là công chức Hải quan thì tốt biết mấy, ba sẽ ở bên cả ba má con tôi rồi. Hai chị em tôi sinh ra không có ba ở bên cạnh. Cái thời ấy, lấy đâu ra nhiều thông tin liên lạc như bây giờ. Tuổi thơ của chị em tôi với ba chỉ là những lần ba về phép, hay những chuyến xe đường dài má gửi tôi vào thăm ba đôi ba ngày. Những chuyến đi của ba kéo dài cả tháng trời đã khiến má tôi trở thành người phụ nữ trầm lặng, ít nói, nghiêm khắc hơn những người mẹ khác… Có lẽ vì má vừa là một người mẹ, vừa phải đảm đương trách nhiệm của người cha nghiêm khắc, cứng rắn để uốn nắn, răn dạy các con khi ba vắng nhà. Căn nhà vắng bóng người trụ cột cũng khác lắm… Những đêm mưa bão, một mình má tôi vừa dỗ dành hai chị em đỡ sợ sấm, trong lòng lại lo lắng cho ba tôi ở xa liệu có chuyện gì không, lâu lâu má lại ra vào kiểm tra nhà cửa, má cứ lo sợ nhà bị bung mái thì đêm nay hai đứa nhỏ sao đây? Một đêm sốt xoàng của hai chị em cũng khiến má chẳng được yên giấc, bàn tay má sờ khám nhiệt độ, giặt khăn lạnh chườm trán, tất tả lo thuốc men. Rồi má lại tất tả nấu thuốc xông cho con gái… Cái thời ấy tôi cứ nghĩ, thuốc xông là thần dược, có thể chữa hết bệnh. Nhà chỉ có ba mẹ con, má tôi vất vả là vậy, nhưng ba tôi nào có sướng hơn đâu! Ba xa nhà, những lúc ốm đau, ba phải một mình vượt qua vì gia đình ở quá xa, điều kiện đi lại chẳng dễ như bây giờ. Có khi những chú đồng nghiệp về thăm nhà, tiện thể ghé qua báo tin cho má… Gửi hai chị em ở nhà, má vội vàng bắt xe vào chăm ba, đôi khi không gửi chúng tôi cho ai được, má đưa cả hai đứa đi cùng. Những lúc ấy, vừa chăm chồng ốm, vừa chăm con nghịch, sự mệt mỏi hiện rõ trên gương mặt má... nhưng con nít như chúng tôi có hay biết gì, chỉ thấy thích vì được vào thăm ba. Người đàn ông sống xa gia đình, sao tránh khỏi nỗi nhớ vợ, nhớ con, nỗi cô đơn, và trên tất cả là sự lo lắng gia đình mình sẽ thế nào khi thiếu đi bàn tay của “người xây nhà”, nhưng vì công việc, vì nhiệm vụ nên ba phải cố gắng vượt qua. Có hôm ba về, con Thảo khóc thét lên vì người đàn ông lạ mặt ấy cứ vào ôm lấy nó. Má dỗ mãi nó mới chịu gọi là ba. Những ngày ba ở nhà, cuộc sống trở nên vui gấp nhiều lần. Ba hay đi đôi dép lẹt xẹt, thế nên con Thảo nó không gọi ba mà gọi là “lẹt xẹt” mà thôi. Ba chăm chị em tôi từ cái ăn, giấc ngủ cho má đỡ vất vả những ngày này. Ba vẫn thường kể những câu chuyện về hoàng tử, công chúa, bà tiên yêu quý những đứa trẻ ngoan thế nào. Vào lúc ấy, tôi chỉ ước gì ba mãi ở nhà với chúng tôi. Nhưng điều ước ấy mãi không thành hiện thực.

Ba đi xa, cống hiến cho ngành nhưng vẫn không quên lo lắng cho chị em tôi. Ngày đầu tiên đi học, ba lặn lội bắt chuyến xe về giữa khuya cho kịp đưa chúng tôi đến lớp khai giảng. Những hôm hai chị em ốm nằm viện, ba lại lặn lội về vì “ba sốt ruột quá”. Chắc có lẽ cơn đau của con gái đã là cơn lửa lòng của ba. Trước khi đi vào cơ quan, ba thường chuẩn bị đồ đạc cho tôi từng thứ một, ba xem dụng cụ học tập đã mất thứ gì, còn cần thêm thứ gì, sách vở ra sao. Những lúc ấy, ba chỉ trầm ngâm, lặng phắc. Đưa ba ra xe, ba nắm chặt tay, ghì xiết hai chị em vào lòng tin tưởng và thì thầm “Cả nhà mình sẽ luôn ở bên nhau, hai đứa phải ngoan khi ba đi nghe”. Lúc má sinh thằng Vinh, mọi người thường trêu ba má chỉ thương con trai, ba sợ con gái tủi nên vẫn thường vỗ về “Ba thương hai đứa con gái của ba nhất, phải xa ba khi còn quá nhỏ”.

Năm tôi lên lớp 7, ba được chuyển công tác về gần nhà, cả gia đình tôi như bước sang một cuộc sống mới, cuộc sống đoàn tụ. Ba cố gắng bù đắp cho chị em tôi những tháng ngày ba không ở bên gia đình được. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm ba vừa là người cha, người bạn, vừa là người thầy của chúng tôi. Ba dạy chúng tôi rất nhiều điều “Làm người không thành công cũng phải thành nhân. Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ và yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”, “Ba má không có điều kiện như mọi người, thứ ba để lại cho các con chỉ có cái chữ, ba dạy các con cái chữ, đó là cái vốn đi theo các con suốt một đời”.

Người công chức Hải quan ấy, mỗi tối sau giờ làm về lại lụi cụi vừa nghiên cứu công việc, vừa nghiên cứu kiến thức rồi dạy lại cho chúng tôi đến giữa đêm. Những ngày cuối tuần, ba kiếm việc làm thêm để đủ kinh tế cho cả gia đình. Năm tôi 17, đứa con gái đã thấy xấu hổ, ngại ngùng với bạn bè khi ba đưa đi học bằng chiếc cub cũ kĩ, nhưng tôi đã quên mất rằng chiếc xe ấy đã theo ba nuôi chúng tôi lớn như thế nào, tôi quên mất rằng cuộc đời ba ngoài ba đứa con là cả gia tài, ba chẳng có gì cho riêng mình ngoài chiếc xe cũ kỹ ấy. Ở cái tuổi 17 ương bướng, trái tính ấy, lần đầu tiên tôi thấy ba khóc. Vì ba tức giận khi con gái không nghe lời, vì tôi đã làm ba thất vọng, hay vì ba cảm thấy có lỗi đã không thể ở bên con gái khi con cần sự dạy bảo kiên quyết của một người cha? Cũng có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của ba, tôi vẫn nhận được những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy tôi như lớn thêm lên, cứng cáp lên thêm và tự hứa với mình sẽ không bao giờ phạm lỗi. Tôi có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc dáng ba ngày càng khọm xuống theo dấu ấn nghiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa e rằng chưa có dịp chuộc lại, tóc ba đã trắng thêm khi con gái chưa kịp nên người…

Cứ như thế, dần dần hình ảnh người công chức Hải quan trong tôi dần thay đổi. Người công chức Hải quan bỏ má con tôi ở lại là người thật ra luôn bên cạnh chúng tôi bất cứ khi nào, người luôn hướng về chúng tôi, là bờ vai vững chãi cho cả gia đình tôi nương tựa. Người công chức Hải quan xa nhà ấy, luôn dõi theo từng bước đi của ba đứa con, gánh gồng cả gia đình trên vai suốt những tháng năm của cuộc đời, nén lại những nỗi đau của người cha, người mẹ khi thấy con mình vấp ngã để kéo các con đứng dậy sau những lỗi lầm của tuổi trẻ. Ba đã nhen nhóm trong đầu đứa con gái ương bướng như tôi hình ảnh người công chức hải quan, khó khăn bao nhiêu, vất vả bao nhiêu cũng cố gắng vượt qua vì tình yêu gia đình, yêu nghề nghiệp… Và “Hải quan”, hai từ ấy giờ đây trong tôi là cả một niềm tự hào, tự hào vì là con của ba má, là đứa con của một người công chức Hải quan. Đôi khi tôi vẫn nghĩ, nếu như má cũng là Hải quan có lẽ là tốt biết mấy…Má có thể thấu hiểu, cảm thông, đồng cảm hơn về công việc của ba, ba má tôi cũng sẽ chia sẻ được cho nhau nhiều hơn nữa những vất vả, khó khăn về công việc, cuộc sống mà hai người đã trải qua; và chị em chúng tôi sẽ được sống trong một gia đình đúng nghĩa “gia đình Hải quan”. Má đã dạy cho tôi bài học về sự mạnh mẽ, kiên trì của người phụ nữ, khó khăn, vất vả cũng không buông tay bỏ cuộc. Ba đã truyền cho con gái niềm tin, nghị lực, và quyết tâm đi theo con đường ba đã và đang đi. Với tôi, có lẽ đó là tài sản đáng quý nhất mà ba má đã cho con gái, ngoài cái vốn “chữ” như ba vẫn thường bảo!!!

- “Ai xuống An Hà xuống đây nhé!” - Tiếng phụ xe làm cắt ngang dòng suy nghĩ. Đang tất tả với đống hành lý bước xuống xe thì ba điện thoại để chắc rằng tôi đã vào đến cơ quan. “Đến Tam Kỳ rồi, con bắt xe ôm lên 5 cây (km) nữa là đến” - Ba nói. “Dạ”. “Thế thôi con đi đi. Tiếc là ba không đưa con vào ngày đầu tiên được. Nhưng có lẽ... con tự lo được rồi”. Có lẽ trong mắt ba má, chúng tôi đều là lũ nhỏ nhít, vậy mà hôm nay, trong mắt ba, tôi đã trở thành người lớn thực sự. Đã có thể tự mình bước tiếp mà không cần nắm tay ba như ngày đầu đi học ấy nữa!

Quảng Nam trời bắt đầu nắng lên. Cái nắng vừa hửng sau cơn mưa dài ngày khiến người ta thấy dễ chịu. Rồi đây, những người công chức Hải quan xa nhà như chúng tôi, liệu có đủ bản lĩnh để đương đầu với những khó khăn trước mắt, có đủ niềm tin và quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ, lo lắng tốt cho gia đình? Rồi đây, những đứa con Hải quan cũng sẽ tự hào về chúng tôi như chúng tôi đã từng?

Nắng lên rồi… Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi!!!

(*) Bài đạt giải C cuộc thi “Viết bài về Hải quan Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển”

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Người dân không chủ quan, lơ là các biện pháp chống dịch khi tham gia lễ hội
  • Bịa đặt thông tin “trẻ đi lạc” ở Hội An để “câu like”
  • Khởi tố nguyên Tổng giám đốc Vinafood 2 và đại gia Đinh Trường Chinh
  • Thị trường vốn nợ bền vững của ASEAN đang phát triển tích cực
  • Bãi bỏ hơn 30 Thông tư về lĩnh vực hải quan, thuế, phí
  • Nghị quyết 50/NQ
  • Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội tìm giải pháp xử lý ô nhiễm không khí
  • Giả danh “hot girl” trên Facebook lừa tình chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng
推荐内容
  • Chủ động xúc tiến thương mại, nâng tầm vị thế trái cây Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
  • Việt Nam lên tiếng trước việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển
  • 4 tháng cả nước giải ngân vốn đầu tư công đạt 14,66% kế hoạch
  • Lễ công bố sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 được tổ chức ngày 4/11
  • Bộ Y tế thảo luận triển khai tiêm vaccine Covid
  • Trải lòng của các Creator về bí quyết chinh phục những phiên LIVE