【lịch thi đấu torino】Ðảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội
BPO - Từ ngày 3 đến 7-2-1930,ảngCộngsảnViệtNamquacaacuteckỳđạihộlịch thi đấu torino tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, kể từ ngày thành lập (3-2-1930) đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dịp Đại hội lần thứ XIII của Đảng, báo Bình Phước xin giới thiệu cùng bạn đọc về 12 kỳ đại hội của Đảng.
Đại hội lần thứ nhất
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp từ ngày 27 đến 31-3-1935, tại Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự đại hội có 13 đại biểu thay mặt gần 6.000 đảng viên đang hoạt động ở trong nước và ngoài nước. Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu: Củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi; đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc; thông qua Nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ... Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 đồng chí, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Tháng 7-1936, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm Tổng Bí thư. Gần 2 năm sau, tháng 3-1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội lần thứ nhất của Đảng là dấu mốc lịch sử quan trọng, được tổ chức sau 5 năm tổ chức hội nghị hợp nhất các đảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đánh dấu sự khôi phục các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước. Đồng thời, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.
Đại hội lần thứ II
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, họp từ ngày 11 đến 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 760 ngàn đảng viên. Đại hội đã tổng kết 21 năm Đảng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, 5 năm lãnh đạo chính quyền non trẻ và công cuộc kháng chiến kiến quốc; làm rõ những kinh nghiệm, bài học và lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và chiến tranh nhân dân; đánh giá bước phát triển của nửa đầu và dự báo sự phát triển của cách mạng nước ta nửa sau thế kỷ XX.
Đại hội XIII của Đảng được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Trong ảnh: Một biểu tượng lớn được dựng trên phía trước Trung tâm Hội nghị quốc gia
Đại hội đã phát triển đường lối kháng chiến và đề ra những chính sách cụ thể để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn và chuẩn bị những tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến thành công. Do sự phát triển và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến, đại hội quyết định xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Cộng sản riêng. Ở Việt Nam, Đảng lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư. Đại hội lần thứ II đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Đại hội lần thứ III
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp từ ngày 5 đến 10-9-1960 tại thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 500 ngàn đảng viên. Đại hội đã tổng kết 30 năm lãnh đạo của Đảng, nêu lên những bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta. Đại hội xác định cách mạng miền Nam có vị trí rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 78 đồng chí, trong đó 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu tiếp tục làm Chủ tịch Đảng; đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội lần thứ IV
Ðại hội lần thứ IV của Ðảng họp từ ngày 14 đến 20-12-1976 tại thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.008 đảng viên thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước. Dự đại hội có 29 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội lần thứ IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, là đại hội tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đã vạch ra đường lối, chủ trương xuyên suốt giai đoạn này là thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, cải tạo xã hội chủ nghĩa, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Ðại hội quyết định lấy lại tên ban đầu của Ðảng là Ðảng Cộng sản Việt Nam; bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.
Đại hội lần thứ V
Ðại hội lần thứ V của Ðảng họp từ ngày 27 đến 31-3-1982 tại thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.033 đại biểu đại diện cho hơn 1,72 triệu đảng viên trong cả nước. Đại hội đánh giá toàn diện những thắng lợi mà Đảng và nhân dân ta giành được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc từ sau năm 1975. Đại hội khẳng định toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai gây ra, khôi phục và phát triển sản xuất, phân bố lại lao động xã hội, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đạt được những kết quả bước đầu.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 116 đồng chí ủy viên chính thức, 36 đồng chí ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được Ban Chấp hành Trung ương bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng. Ngày 10-7-1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần. Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt vào ngày 14-7-1986, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội lần thứ VI
Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến 18-12-1986, tại thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm, khuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, đại hội đề ra đường lối đổi mới. (1) Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công - nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện). (2) Thực hiện 3 chương trình kinh tế bao gồm: chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu. (3) Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết, bầu Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội lần thứ VII
Đại hội lần thứ VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 đến 27-6-1991 tại thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 2 triệu 155 ngàn đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 146 ủy viên. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên, Ban Bí thư gồm 9 ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được giao trách nhiệm làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng tiến hành từ ngày 20 đến 25-1-1994 tại Hà Nội. Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng và tổng kết một bước thực tiễn đổi mới từ Đại hội VI nhằm làm sáng tỏ thêm một số vấn đề trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xác định những chủ trương và giải pháp lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VII, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục đi lên, đẩy tới một bước hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Đại hội lần thứ VIII
Đại hội lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28-6 đến 1-7-1996 tại thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 ngàn đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội khẳng định: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, đại hội rút ra 6 bài học chủ yếu.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII gồm 170 ủy viên. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 19 ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được giao nhiệm vụ làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa VIII (họp từ ngày 22 đến 29-12-1997), Ban Chấp hành Trung ương Đảng chấp nhận đề nghị của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười về việc chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư; bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt được giao nhiệm vụ làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội lần thứ IX
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 19 đến 22-4-2001 với sự tham gia của 1.168 đại biểu đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội chỉ rõ mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội thông qua đường lối phát triển kinh tế là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh”.
Các đại biểu tham dự phiên trù bị Đại hội XIII của Đảng - Ảnh: TTXVN
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 150 đồng chí. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 15 đồng chí; Ban Bí thư 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội lần thứ X
Đại hội lần thứ X của Đảng họp từ ngày 18 đến 25-4-2006, tại thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.176 đại biểu đại diện hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, tổng kết 20 năm đổi mới, xác định mục tiêu phương hướng phát triển đất nước 5 năm tới. Đại hội đánh giá sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử; đồng thời nêu bật 5 bài học lớn.
Đại hội quyết định mục tiêu tổng quát 5 năm tới là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa X gồm 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương họp phiên thứ nhất bầu 14 đồng chí vào Bộ Chính trị và 8 đồng chí vào Ban Bí thư. Đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Hội nghị Trung ương 9 họp từ ngày 5 đến 14-1-2009 bầu bổ sung 1 đồng chí vào Bộ Chính trị, 2 đồng chí vào Ban Bí thư.
Đại hội lần thứ XI
Đại hội lần thứ XI của Đảng họp từ ngày 12 đến 19-1-2011 tại thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.377 đại biểu, thay mặt cho hơn 3,6 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đó là phải luôn kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững; coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; trong chỉ đạo, lãnh đạo phải nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn…
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI gồm 175 đồng chí ủy viên chính thức và 25 đồng chí ủy viên dự khuyết. Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí; Ban Bí thư gồm 4 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, họp từ ngày 2 đến 11-5-2013, 2 đồng chí được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, 1 đồng chí được bầu bổ sung vào Ban Bí thư.
Đại hội lần thứ XII
Đại hội lần thứ XII của Đảng họp từ ngày 20 đến 28-1-2016, tại thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.510 đại biểu được tổ chức thành 68 đoàn. Với phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới”, đại hội đã thực sự phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, đề cao trách nhiệm, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và tạo được sự thống nhất cao với các dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trình đại hội, gồm: Báo cáo chính trị; Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020); Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng.
Đại hội lần thứ XII là đại hội đầu tiên Đảng ta thực hiện Đề án “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo”. Trên cơ sở đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, bài bản, khoa học, thận trọng và thực sự phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, tạo được sự thống nhất cao của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và của các đại biểu đại hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí ủy viên chính thức, 20 đồng chí ủy viên dự khuyết. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp để bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
T.S(tổng hợp)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ứng phó dịch Covid
- ·HLV Park Hang Seo chốt danh sách đội tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2018
- ·Vĩnh Phúc: Công ty UJU Vina khánh thành nhà máy 9,2 triệu USD
- ·Tỷ phú Thái ôm 53% cổ phần Sabeco: Đừng chỉ suy nghĩ về vài tỷ USD
- ·Sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước
- ·Khai mạc Giải Tennis kỷ niệm 19 năm thành lập Vietcombank Bình Dương
- ·Quỹ ngoại săn start
- ·Vụ đấu thầu sai luật tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM: “Chìm xuồng” do nhờn luật pháp?
- ·Các chính sách bảo hiểm tốt nhất dành cho người thất nghiệp mùa đại dịch Covid19
- ·Truyền thông châu Á nhận định về trận Tứ kết Việt Nam
- ·6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước dịch Covid
- ·Hai doanh nghiệp đầu tư hơn 62 triệu USD vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
- ·Quảng Bình mở cửa đón ‘sếu đầu đàn’
- ·Vòng chung kết Giải U21 quốc gia 2018, U21 Bình Dương – U21 HAGL: Kinh nghiệm sẽ thắng sức trẻ?
- ·Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử đạt trên 1.812 tỷ đồng
- ·Khai mạc giải bóng đá ấp, khu phố huyện Dầu Tiếng
- ·Đấu giá trực tuyến: Sân chơi mới cần được pháp luật bảo vệ
- ·12 đội bóng tham dự Giải bóng đá huyện Bàu Bàng
- ·Các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia chung tay chống đại dịch Covid
- ·Viễn cảnh dòng vốn FDI năm 2018