【lịch bong da c1】Đầu tư ngân sách phòng chống thiệt hại do thiên tai gây ra
Tổng thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra hàng nghìn tỷ đồng
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường và diễn ra trên khắp các vùng miền cả nước. Cụ thể, năm 2018 xảy ra 16/21 loại hình thiên tai. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 20.000 tỷ đồng. Năm 2019 xảy ra 16/21 loại hình thiên tai. Tổng thiệt hại về kinh tế trên 7.000 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã xảy ra 7 đợt dông lốc, mưa đá diện rộng tại 20 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); 11 trận động đất; sạt lở bờ sông, bờ biển nhất là tại khu vực ĐBSCL và ven biển miền Trung; lún sụt đê điều, đường giao thông do hệ lụy của hạn hán tại ĐBSCL. Thiên tai đã làm 11 người chết, mất tích, 60 người bị thương; trên 44.000 nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái, trên 100.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Tổng thiệt hại gần 3.189 tỷ đồng; trong đó riêng hạn hán, xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL ước tính thiệt hại khoảng 2.500 tỷ đồng.
Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với thiệt hại do thiên tai. Từ đầu năm 2018 đến nay, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với các bộ ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương. Cụ thể, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 20.297 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Cùng với đó, hỗ trợ vắc xin, hóa chất dự trữ quốc gia cho các địa phương phòng chống dịch bệnh, phục hồi sản xuất…
Sẽ chi khoảng 30.000 tỷ đồng khắc phục cơ bản hạn mặn
Theo dự báo, trong năm 2020, thiên tai trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, cực đoan, bất thường, nhất là mùa khô năm 2019-2020 ở ĐBSCL đã phải chịu trận hạn mặn vượt lịch sử mùa khô năm 2015-2016.
Để khắc phục hiện tượng này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đang đầu tư 11 hệ thống công trình thuỷ lợi tại ĐBSCL; trong đó 5 công trình đã đưa vào sử dụng sớm trước từ 5 - 14 tháng trong đợt hạn mặn này.
Các công trình đang đầu tư sẽ được đẩy mạnh triển khai để khi phát huy hiệu quả đầy đủ có thể điều tiết sản xuất cho khoảng 1 triệu ha lúa và cây ăn trái, cũng như vùng nuôi trồng thuỷ sản. Bởi hiện rất nhiều vùng con tôm là thế mạnh nhưng chỉ nuôi được 1 vụ do mặn cao.
Về trung hạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp đang bàn với các tỉnh để tập trung đầu tư các hệ thống thuỷ lợi liên vùng, mang tính động lực để góp phần vào việc tái cơ cấu nông nghiệp và đảm bảo khắc phục được tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Bởi vậy, ngành nông nghiệp sẽ đầu tư giai đoạn I của Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé để điều tiết mặn ngọt cho toàn bộ Hậu Giang và một phần của Kiên Giang và Cà Mau; đồng thời nghiên cứu để chuyển nước ngọt cho tỉnh Cà Mau. Các hệ thống thủy lợi liên tỉnh được đầu tư sẽ nhằm mục tiêu điều tiết các nguồn nước để đến năm 2025 sẽ khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Phấn đấu đến năm 2030 sẽ giải quyết được câu chuyện này.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: "Để đầu tư, dự kiến ngân sách nhà nước sẽ chi khoảng 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra, chúng tôi đang bàn với một số định chế tài chính nước ngoài để có một số nguồn vốn vay, đặc biệt là tập trung vào nguồn nước sạch cho ĐBSCL. Mục tiêu là trong vòng hai năm tới giải quyết được câu chuyện thiếu nước sinh hoạt"./.
Chiều ngày 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 theo hình thức trực tuyến đến cấp huyện. Nhấn mạnh công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, vừa trước mắt, vừa lâu dài, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương phải xác định một tinh thần chủ động, đồng bộ trong ứng phó với thiên tai, từ đó mới giảm thiểu được thiệt hại. |
Phúc Nguyên
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tính mạng treo lơ lửng vì thiếu 70 triệu đồng
- ·Mách bạn cách dọn dẹp rác trên iPhone đơn giản
- ·Lỗi màn hình xanh khiến hàng triệu máy tính 'treo', hãng hàng không tê liệt
- ·Màn hình iPhone bị lưu ảnh là gì?
- ·Khi bị người yêu chê bai
- ·Cách gửi tin nhắn link web kèm trích dẫn trên iPhone
- ·Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam
- ·Nhà mạng Saymee hướng dẫn bình chọn 'Anh trai vượt ngàn chông gai' cực hời
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 12/2016
- ·Cách chuyển dữ liệu từ OPPO sang iPhone
- ·Tặng 10 tấn sản phẩm NPK cho Khu di tích lịch sử K9
- ·Samsung Galaxy S25 Ultra lộ thiết kế mới dễ cầm nắm hơn, đi ngược lại S24 Ultra
- ·Android lập kỷ lục buồn, số fan chuyển sang iPhone tăng mạnh
- ·Giải pháp Loyalty tăng tương tác trải nghiệm cho người dùng MyPoint
- ·Đụng phải sếp 'chúa Chổm', tôi đành chịu mất việc
- ·Phát triển quá nhanh, các công ty công nghệ cao Trung Quốc vật lộn sinh tồn
- ·Yêu cầu Youtube đảm bảo quyền lợi nội dung số cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Hướng dẫn xóa lời mời kết bạn đã gửi trên Facebook bằng điện thoại
- ·Mồ côi cha, đứa trẻ 4 tuổi có mẹ bị ung thư cầu cứu
- ·Giải pháp Loyalty tăng tương tác trải nghiệm cho người dùng MyPoint