【bảng xếp hạng thế giới bóng đá nam】Đằng sau màu áo công nhân
Thu nhập còn thấp,Đằbảng xếp hạng thế giới bóng đá nam công việc, đời sống còn lắm nhọc nhằn, nhưng nhiều người khoác trên mình chiếc áo công nhân vẫn không bi quan, chán nản mà miệt mài làm việc, chắt chiu dành dụm để xây dựng những ước mơ đẹp cho tương lai...
Công nhân Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tranh thủ đi chợ “công nhân” khi tan ca.
Thuận vợ, thuận chồng
Ngày nào chị Nguyễn Thị Ngọc Hận, ở khu vực 5, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, cũng chạy xe một quãng đường dài hơn 15km để đến công ty làm việc. Chị Hận làm công nhân cho Công ty TNHH Lạc Tỷ 2 hơn hai năm nay, lương hiện tại của chị trung bình trên 3 triệu đồng/tháng. Với số tiền này, mỗi tháng sau khi chi xài chị để dành được gần 1,5 triệu đồng.
Mặc dù không nhiều nhưng chị cũng có cuộc sống tương đối ổn. Chị Hận chia sẻ: “Quê tôi ở Cà Mau, lấy chồng về đây, nhà chồng cũng có ruộng đất nhưng thu nhập theo mùa vụ nên tôi phải đi làm công nhân để kiếm thêm. Ở quê mỗi tháng kiếm được vài ba triệu đồng cũng không dễ. Vợ chồng ráng làm tích cóp để lo cho con cái sau này”.
Được biết, hiện chồng của chị Hận cũng làm nhân viên bán hàng cho một công ty mỹ phẩm. Công việc phải đi địa bàn thường xuyên nhưng anh cũng tranh thủ chăm sóc ruộng vườn vào thứ bảy, chủ nhật. Nhờ chịu khó, chăm chỉ làm ăn nên cuộc sống của gia đình chị Hận tương đối ổn định.
Không có điều kiện như vợ chồng chị Hận, vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Thanh và chị Lê Thị Mỹ Tú, quê tận xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, phải ở nhà trọ đi làm. Cả hai vợ chồng anh chị đều làm công nhân tại Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex hơn 4 năm nay với mức lương trung bình 3,5 triệu đồng/người/tháng. Luôn ấp ủ ước mơ sau này có vốn mở một tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà để kiếm đồng ra đồng vô nên vợ chồng anh Thanh luôn cật lực trong công việc, tiết kiệm trong chi tiêu.
Theo anh Thanh, mặc dù lương vợ chồng không cao lắm nhưng nhờ vợ biết quản lý chi tiêu lại tiết kiệm nên mỗi tháng hai vợ chồng cũng để dành được một ít. Anh Thanh chia sẻ: “Vợ ít khi nào cho tôi đi nhậu nhẹt, chè chén lắm. Mỗi tháng sau khi lãnh lương vợ rủ một vài người bạn hùn tiền lại nấu nướng rồi ăn uống tại nhà. Vợ nói làm vậy vừa vui vẻ vừa ít tốn kém. Nhờ vậy mà giờ vợ chồng tôi đã có một ít vốn mua được mảnh đất nhỏ dưới quê, đợi làm vài năm nữa về quê cất nhà, làm ăn rồi sinh con”.
Không chỉ tính toán trong chi tiêu, chị Tú còn tích cực lao động không ngừng nghỉ. Hai vợ chồng luôn xung phong tăng ca khi công ty có nhu cầu, thời điểm công ty ít việc, anh Thanh đi phụ hồ để kiếm thêm thu nhập, còn chị Tú thì nhận kết giỏ xách từ hạt cườm cho một người quen. Chị Tú chia sẻ: “Tôi đặt mục tiêu hàng tháng hai vợ chồng phải tăng ca, hoặc làm thêm đạt mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên. Tiền lương hàng tháng hai vợ chồng chi tiêu tiết kiệm để dành khoảng 4 triệu đồng/tháng; cố gắng làm thêm vài năm nữa rồi về quê làm ăn. Dự định của tôi sẽ mở tiệm tạp hóa nhỏ, rồi chăn nuôi heo, gà, vịt kiếm thêm”, chị Tú vừa nói vừa cười giòn tan.
Lao động là lẽ sống
Đối với những đôi vợ chồng công nhân thì họ tính toán, chắt chiu để thực hiện ước mơ xây dựng một cuộc sống mới, còn với nhiều bạn trẻ, hành trình đi tìm tương lai nhiều vất vả cũng không làm họ chán nản, bỏ cuộc.
Ở cái tuổi 22, chưa một mảnh tình vắt vai, anh Trần Lê Phương, ở ấp 2, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, xin vào làm công nhân ở Công ty TNHH Một thành viên Bách mỹ nội y, thuộc Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành phố Vị Thanh. Ngày đi làm công nhân, cha mẹ anh đặt mục tiêu sau 1 năm thì phải lấy vợ, sinh con. Dạ dạ, vâng vâng rồi anh cứ lầm lũi đi làm dù lúc ấy anh xác định là sẽ sống độc thân vì làm công nhân lương eo hẹp, nuôi bản thân còn chưa được nói gì tới chuyện vợ con.
Nhưng mọi sự đã khác khi anh gặp và yêu chị Mỵ, một nữ công nhân làm chung công ty. “Cô ấy động viên tôi vượt qua những khó khăn, tin tưởng hơn trong cuộc sống. Ngoài giờ đi làm, cô ấy động viên tôi học thêm nghề sửa xe Honda, còn cô ấy học thêm nghề làm tóc. Dự định sau này nếu có cưới nhau thì hai đứa mở tiệm tại nhà để làm cái nghề đã học. Vừa học vừa làm rất khó khăn, vất vả nhưng chúng tôi động viên nhau cùng cố gắng. Còn gì hạnh phúc hơn khi giấc mơ về ngôi nhà có những đứa trẻ thơ sẽ thành hiện thực”, anh Phương nói.
Có thể nói, đằng sau màu áo công nhân còn rất nhiều nỗi vất vả, lo toan. Thế nhưng, gánh nặng cơm áo gạo tiền vẫn không đè bẹp được niềm tin của những người đang xem lao động là lẽ sống. Họ đang ngày ngày nỗ lực vì ước mơ của chính bản thân, gia đình - họ rất đáng được trân trọng.
Thiết nghĩ, để lực lượng công nhân nhiệt tình cống hiến hơn nữa trong công việc, ngành chức năng, địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo động lực để họ tiếp tục phấn đấu cống hiến.
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Thị trường chứng khoán: Không có hiện tượng bong bóng
- ·Video highlight Nhật Bản 2
- ·Nhận định Argentina vs Saudi Arabia
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Dự đoán Hà Lan vs Qatar
- ·Hải quan Hải Phòng lập kỷ lục thu ngân sách 45.712 tỷ đồng
- ·Dự đoán Ecuador vs Senegal
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Genius Esports
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·MU kiếm bộn tiền nhờ có 16 cầu thủ đá World Cup 2022
- ·Benzema và nỗi buồn chia tay World Cup 2022
- ·Thanh Hóa: Tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 3 người cấp cứu
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Phái sinh: Hợp đồng tương lai giảm rất sâu, nhưng thanh khoản tăng mạnh
- ·Dự đoán Argentina vs Saudi Arabia
- ·Cổ phiếu ngân hàng tăng nóng, giá trị giao dịch lập kỷ lục mới
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Rung lắc mạnh cuối phiên, VN