【keo nha cai .d】Khó kiểm soát chất lượng hàng hóa bán trên mạng
Tại hội thảo "Dịch vụ thanh toán điện tử với phát triển thương mại điện tử: Xu thế và đổi mới" ngày 11-5, bà Lê Thị Hà, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết, ở Việt Nam thương mại điện tử đang là lĩnh vực hấp dẫn, thu hút nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp và người dân. Giai đoạn 2001-2010, thương mại điện tử chưa phát triển nhưng đã hình thành được kết cấu hạ tầng như thanh toán, công nghệ…
Thương mại điện tử phát triển kéo theo sự phát triển của hình thức mua bán trực tuyến. Hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (chiếm 64%), tiếp theo là công nghệ điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình…
Khi mua hàng trực tuyến, vấn đề giá cả là yếu tố người mua hàng quan tâm nhất với 81% người tham gia lựa chọn, sau đó mới đến uy tín của người bán hàng, thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến chỉ ở con số 38%, mức độ bình thường chiếm 50% và mức độ rất hài lòng chỉ có 6%.
Cũng theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, trở ngại lớn nhất khi người tiêu dùng quyết định mua sắm trực tuyến là do sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo. Chính vì thế, bà Hà cho rằng, lý do người dân chưa mua sắm trực tuyến là vì không tin tưởng đơn vị bán hàng, mua ở cửa hàng tiện lợi rẻ hơn.
Không chỉ chất lượng mà vấn đề hàng gian, hàng giả cũng gây tác động tiêu cực đến hoạt động mua bán trực tuyến. Thực tế này được ông Nguyễn Đức Lê, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhìn nhận, chỉ cần dạo quanh các trang bán hàng trực tuyến có thể nhận thấy có quá nhiều hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng khi giá chỉ bằng 1/2 thậm chí bằng 1/10 giá trị của hàng thật.
“Khác với kinh doanh bán lẻ truyền thống, các sản phẩm bán lẻ trong thương mại điện tử là hàng hóa “ảo”, lực lượng chức năng muốn kiểm tra cũng phải tìm được địa điểm tập kết của hàng hóa mới giám định được là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc hàng kém chất lượng”, ông Lê nói.
Trong khi đó, do luật pháp còn mâu thuẫn, chồng chéo, chế tài chưa đủ mạnh nên nhiều công ty, doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm để kiếm lợi nhuận trái pháp luật. Dù có bị phát hiện và nộp phạt thì con số này quá nhỏ bé so với những thiệt hại mà người tiêu dùng gánh chịu.
Có thể thấy, bán lẻ trong thương mại điện tử được dự báo sẽ phát triển trong thời gian tới khi cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử đã phát triển khá tốt. Tuy nhiên, muốn phát triển được hoạt động bán lẻ trong thương mại điện tử, trước tiên cơ quan quản lý, các tổ chức cung ứng dịch vụ, nhất là doanh nghiệp cần có biện pháp để củng cố lòng tin của khách hàng. Thách thức về sự minh bạch trong thanh toán điện tử, chất lượng hàng hóa trong giao dịch điện tử là bài toán khó đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các bên.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vì sao Công ty TNHH MTV sản xuất Dược
- ·Việt Nam, India to ‘significantly enhance’ defence cooperation
- ·Former Deputy Health Minister gets four years in prison in fake medicine case
- ·Party committees of 2016
- ·Giá vàng hôm nay (10/8): Tiếp tục “lao dốc”
- ·Incumbent, former science, health, securities officials disciplined
- ·Party committees of 2016
- ·Economic committee proposes keeping nuclear plant project
- ·Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn
- ·UN promises support for Việt Nam's energy transition scheme
- ·Giá heo hơi hôm nay 13/5/2023: Tin vui ‘nở rộ’, nhiều nơi tăng 2.000 đồng
- ·Việt Nam sees off 156 engineers to UN peacekeeping mission
- ·Việt Nam calls for augmented efforts to protect civilians in conflicts
- ·PM Chính thanks UNICEF for help in Việt Nam's successful COVID
- ·Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3 tới
- ·PM Chính thanks UNICEF for help in Việt Nam's successful COVID
- ·NA Chairman meets Lao PM, discusses measures to boost ties
- ·Party inspections enhanced to avert violations
- ·Ứng dụng công nghệ cao trên lúa
- ·Việt Nam to host ASEAN peacekeeping meeting